Sự tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam so với pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam phân tích so sánh luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 70)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

3.1. Sự tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế về phòng, chống tra tấn về phòng, chống tra tấn

Các điều ước quốc tế về quyền con người là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng, góp phần xác lập các tiêu chuẩn chung và tối thiểu về quyền con người. Trên cơ sở nguyên tắc Pacta sunt servanda, quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện những tiêu chuẩn được ghi nhận trong điều ước quốc tế mà họ là thành viên. Vì vậy, việc đảm bảo sự tương thích giữa các quy định của pháp luâ ̣t trong nước với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên thể hiện sự tôn trọng cam kết quốc tế của Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đảm bảo việc thực hiện quyền con người trong thực tiễn. Việc đối chiếu, so sánh các quy định về quyền con người, quyền công dân trong hê ̣ thống pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam với những quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khác quan, đồng thời cho phép đánh giá những ưu nhược điểm cũng như hạn chế tồn tại, từ đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện pháp luật.

3.1.1. Quy đi ̣nh về quyền không bi ̣ tra tấn là một quyền không thể bi ̣

tước bỏ

Viê ̣c ha ̣n chế hay tước bỏ quyền con người trong một số trường hợp đă ̣c biê ̣t đã được quy đi ̣nh trong pháp luâ ̣t quốc tế . Tuy nhiên kể cả trong những trường hợp như vâ ̣y thì không có nghĩa là họ sẽ mất hết tất cả các quyền của mình. Các quyền con người cơ bản, tức là không thể tước bỏ theo quy định của pháp luật quốc tế, không bao giờ được tước bỏ khỏi cá nhân dù vào bất kỳ trường hợp nào, và không có ngoại lệ.

Luật quốc tế có nhiều loại văn kiện trong đó có các quy định cấm tra tấn một cách tuyệt đối . Việc cấm tra tấn được quy định một cách rõ ràng trong Công ước chống tra tấn, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền , các Công ước Geneva và ICCPR. Điều khoản cấm tra tấn tuyệt đối này nhấn mạnh trong ICCPR, trong đó quy định cấm tra tấn thậm chí cả trong thời điểm “khẩn cấp

đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc” [6], như vậy theo đó mặc dù một số quyền

có thể bị hạn chế trong một số trường hợp khẩn cấp , thì việc cấm tra tấn vẫn phải duy trì. Bên cạnh đó, quyền không bị tra tấn được coi là một quyền con người phổ quát. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã quy định trong Điều 5 rằng “không ai có thể bị tra tấn, hoặc đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn

bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm” [5]. Điều 3 Công ước Geneva I

cũng có quy định cấm hành vi“bạo lực với sinh mạng và con người, cụ thể là

các hình thức giết hại, hành quyết, đối xử tàn ác và tra tấn” [34]và “xúc phạm

nhân phẩm của cá nhân, cụ thể là tất cả các hình thức đối xử hạ nhục và làm mất nhân phẩm… phải bi ̣ nghiêm cấm vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu

[34]. Theo quy định của những văn kiện pháp lý này, tra tấn bị cấm trong mọi trường hợp và việc tra tấn là việc đi ngược lại với nguyên tắc của pháp luật quốc tế và xâm hại nghiêm trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Trong khuôn khổ pháp lý quốc tế, không có sự né tránh pháp lý nào có thể được viễn dẫn để lấy cớ tra tấn.

Đối chiếu với pháp luật Việt Nam thì có thể thấy rằng tra tấn bị cấm trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946. Nô ̣i dung này cũng được tìm thấy trong những bản hiến pháp tiếp theo. Điều 71 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) chỉ rõ các công dân có quyền không bị xâm phạm thân thể và quyền được bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm bởi pháp luật. Không ai bị bắt mà không có lệnh của Tòa án nhân dân, hoặc do Viện kiểm sát nhân dân ra lệnh hoặc phê chuẩn, trừ trường hợp bị bắt quả

tang. Sự bắt hay giam giữ phải phù hợp với pháp luật . Nghiêm cấm mọi hình thức áp bức, ngược đãi, hạ nhục và vi phạm liên tục tới danh dự và nhân phẩm của công dân. Như bản thân của Điều khoản này, quyền không bị xâm phạm về thân thể nên được hiểu ngang với quyền không bị tra tấn và tất cả các hình thức áp bức, ngược đãi, hạ nhục và vi phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân có thể được giải thích như là những hành vi đối xử và trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục nhân phẩm.

Hiến pháp mới 2013, nhìn chung đã tiếp thu những nội dung trên của các bản Hiến pháp trước . Tuy nhiên, có một sự thay đổi đáng chú ý đó là trong Điều 14 Hiến pháp 2013 quy đi ̣nh: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của

cộng đồng” [30].

Như vâ ̣y có thể thấy trong mô ̣t số trường hợp đă ̣c biê ̣t nêu trên thì

quyền con người theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , có thể bị hạn chế . Tuy vâ ̣y , vấn đề này cần có loại trừ đối với một số quyền con người mà pháp luật quốc tế coi là những quyền không thể bi ̣ vi pha ̣m trong mo ̣i trường hợp – mà cụ thể ở đây là quyền không bi ̣ tra tấn .

3.1.2. Quy đi ̣nh về đi ̣nh nghĩa tra tấn

Phòng, chống tra tấn sẽ không có cơ sở nếu không đề cập đến định nghĩa tra tấn. Về đi ̣nh nghĩa tra tấn trong pháp luâ ̣t quốc tế như đã trình bày ở phần trên, có rất nhiều văn kiê ̣n đề câ ̣p đến pha ̣m trù tra tấn, tuy nhiên đi ̣nh nghĩa được chấp nhâ ̣n phổ biến nhất phải kể đến đi ̣nh nghĩa của Công ước Chống tra tấn, dù Công ước không chính thức yêu cầu các quốc gia thành viên đơn giản là sao chép và đưa định nghĩa tra tấn này vào những luật quốc gia của họ, nhưng cách hiệu quả nhất để đảm bảo rằng tất cả các hành vi tra tấn bị cấm là bổ sung một định nghĩa tra tấn phù hợp với Điều 1 Công ước để giảm thiểu

tối đa khả năng tòa án trong nước sẽ thất bại trong việc giải thích tội phạm phù hợp với những yêu cầu quốc tế . Nói cách khác , hiểu và sử dụng định nghĩa tra tấn là chìa khóa để thực thi thành công Công ước bởi sự thiếu vắng của một định nghĩa tra tấn hay có một định nghĩa không thích đáng nhìn chung sẽ dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ về tra tấn hay sự thực thi không đầy đủ Công ước. Do đó, gần đây, Ủy ban chống tra tấn thể hiện những mối lo ngại của họ về định nghĩa tra tấn không thỏa đáng trong luật hình sự của một số quốc gia. Vì thế, bằng việc nâng cao mối lo ngại này, Ủy ban gián tiếp khuyến khích các quốc gia thành viên nội luật hóa toàn bộ định nghĩa tra tấn của Công ước vào pháp luật quốc gia dù là trong luật hình sự hay luật chuyên biê ̣t về tra tấn.

Theo quy định trong Công ướ c ch ống tra tấn, có bốn thành tố trong định nghĩa tra tấn trong Điều 1.1 đó là: Bất kỳ hành vi nào 1) cố ý gây ra - có nghĩa là thủ phạm có ý định tra tấn; 2) gây ra sự đau đớn hay chịu đựng nghiêm trọng, dù là thể xác hay tinh thần; 3) có mục đích cụ thể; và 4) bởi hoặc trong hoặc với thẩm quyền chính thức. Bằng việc chỉ ra bốn thành tố này, rõ ràng là trong phạm vi mục đích của Công ước chống tra tấn , công ước này chỉ áp cho các quốc gia thành viên nghĩa vụ ngăn chặn các hành vi tra tấn trong phạm vi chính thức công (như đồn cảnh sát, nhà tù, cơ quan nhà nước). Nói cách khác, các hành vi tra tấn diễn ra ngoài phạm vi như trên ví dụ như băng đảng, phiến quân, nhóm nổi loạn... sẽ không thuộc phạm vi của Công ước.

Công ước cũng có quy đi ̣nh về các hành vi đối xử và trừng phạt tàn bạo, phi nhân tính hoă ̣c ha ̣ nhu ̣c chưa đến mức tra tấn. Đối với các hành vi này , Công ước không đưa ra định nghĩa cụ thể như ng có thể thấy điểm chung giữa loại hành vi này với hành vi tra tấn là được thực hiện bởi một công chức hoặc được có sự đồng ý hay chấp nhận của một công chức và dù không được đề cập rõ nhưng hành vi này cũng phải là hành vi được thực hiện một cách cố ý.

Điểm khác biệt giữa hai loa ̣i hành vi này được thể hiện rõ trong Công ước, đó là đối với hành vi tra tấn thì các quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp nhằm ngăn chặn hành vi tra tấn và đảm bảo mọi hành vi tra tấn là tội phạm theo pháp luật hình sự của nước đó, bên cạnh đó phải thiết lập những biện pháp bồi thường cho nạn nhân cũng như các biện pháp đảm bảo truy tố đối với những kẻ gây ra hành vi tra tấn, tuy nhiên các nghĩa vụ này không bắt buộc đối với các hành vi đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác (viết tắt là CIDT).

Hiện nay cũng có nhiều quan điểm đưa ra khi tìm sự khác biệt giữa tra tấn với CIDT, theo đó có quan điểm cho rằng căn cứ vào mức độ nghiêm trọng hay yếu tố mục đích của hành vi, hoặc là căn cứ và cấu thành của hành vi tra tấn, nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào trong tra tấn thì đó là CIDT.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là lý do phải phân biệt giữa tra tấn và CIDT là gì?

- CIDT không nghiêm trọng bằng?

Khi nói đến tính từ tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục thì đã đủ để nói lên tính chất nghiêm trọng của hành vi và do đó, nó cần phải bị cấm và ngăn chặn theo như các biện pháp được áp dụng với tra tấn.

- CIDT không là tra tấn vì nó không có yếu tố mục đích?

Lý do này không thực sự thuyết phục vì khi mà các yếu tố mục đích là cần phải tìm thông tin trong các trường hợp sống còn như khủng bố, bom hẹn giờ được đưa ra để bào chữa cho tra tấn thì với CIDT được thực hiện mà không có mục đích như vậy lại được cho là kém nghiêm trọng hơn tra tấn và không cần thiết phải cấm tuyệt đối?

Nếu đọc kỹ định nghĩa tra tấn trong Điều 1.1 và cách viết trong Điều 16, có thể nhận thấy là một số hành vi đối xử hay trừng phạt tàn ác , vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm cũng có những điểm cấu thành hành vi tra tấn . Việt Nam hiê ̣n nay đang trong quá trình chuẩn bi ̣ gia nhâ ̣p Công ước Chống tra

tấn, do đó viê ̣c bổ sung đi ̣nh nghĩa đối với thuâ ̣t ngữ tra tấn trong hê ̣ thống pháp luật là việc cần thiết. Tuy nhiên bất kỳ luật quốc gia hay thâ ̣m chí là văn kiện quốc tế nào, khi quy đi ̣nh về cấm tra tấn thì cũng kh ông bắt buô ̣c phải tuân theo các khuôn mẫu từ những quy định của Công ước. Điều này có nghĩa là những quy định mở rộng liên quan sẽ được khuyến khích . Ủy ban Nhân quyền cũng đã cho rằng sự cấm tra tấn và các hình thức đối xử tàn tệ trong Điều 7 của ICCPR có thể được mở rộng tới những hình phạt thể xác (nhục hình), bao gồm sự đánh đập quá mức được yêu cầu như là sự trừng phạt cho một tội phạm hoặc như một biê ̣n pháp giáo dục và kỷ luật . Do đó, nó tiếp tục nhấn mạnh rằng Điều 7 bao trùm “cụ thể trẻ em, học sinh và bệnh nhân trong

các viện giáo dục và y tế” [14, tr.317].

Đối chiếu với định nghĩa tra tấn trong điểm e khoản 2 Điều 7 Quy chế Rome về Tòa Hình sự quốc tế thì tra tấn “là hành vi cố ý gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần đối với người đang bị giam giữ hoặc dưới quyền kiểm soát của người bi ̣ buộc tội thực hiện hành vi tra tấn ” [10]. Đây là mô ̣t đi ̣nh nghĩa có phạm vi rộng hơn nhiều so với định nghĩa của Công ước Chống tra tấn khi nó không đòi hỏi yếu tố mục đích cũ ng như chủ thể của tô ̣i pha ̣m chính vì thế khi áp du ̣ng trực tiếp hoă ̣c nô ̣i luâ ̣t hóa đi ̣nh nghĩa tra tấn như Quy chế Rome vào pháp luật quốc gia thì sẽ mở ra khả năng truy tố đối với các hành vi tra tấn theo nghĩa rô ̣ng.

Ở Viê ̣t Nam, Điều 68 Hiến pháp năm 1946 còn quy định rõ: “Cấm không

được tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo và tội nhân” [17]. Như vậy

lần đầu tiên thuâ ̣t ngữ tra tấn xuất hiê ̣n trong pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam mă ̣c dù trong bản Hiến pháp này việc cấm tra tấn chỉ áp du ̣ng đối với bi ̣ cáo và tô ̣i nhân. Hiến pháp mới được thông qua ngày 28/11/2013 mô ̣t lần nữa đề câ ̣p đến thuâ ̣t ngữ tra tấn khi khẳng đi ̣nh nguyên tắc tôn tro ̣ng quyền bất khả xâm pha ̣m về thân thể, không bi ̣ tra tấn, bức cung, nhục hình. Trong Bô ̣ luâ ̣t hình sự cũng quy đi ̣nh

mô ̣t số hành vi xâm pha ̣m tính ma ̣ng , sức khỏe, nhân phẩm con người có thể coi là tra tấn trong mô ̣t số trường hợp nhất đi ̣nh, ví dụ như giết người vì đô ̣ng cơ đê hèn hoă ̣c bằng cách lợi du ̣ng nghề nghiê ̣p ; tô ̣i bức cung; tô ̣i dùng nhu ̣c hình tại các Điều 298, 299 Bô ̣ luâ ̣t hình sự… nhưng cho đến nay vẫn chưa có đi ̣nh nghĩa cu ̣ thể về tra tấn trong pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam.

3.1.3. Quy đi ̣nh về hình sự hóa hành vi tra tấn

Pháp luật quốc tế mà cụ thể là Công ước chống tra tấn có quy định rằng : Các quốc gia phải đảm bảo mọi hành vi tra tấn là tội phạm theo pháp luật hình sự và bi ̣ truy cứu trách nhiê ̣m hình sự với mức hình pha ̣t nghiêm khắc. Điều 4 Công ước quy đi ̣nh mỗi Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình. Điều này cũng áp dụng với những hành vi cố gắng thực hiện việc tra tấn hoặc hành vi của bất kỳ người nào đồng loã hoặc tham gia việc tra tấn. Mỗi Quốc gia thành viên phải trừng trị những tội phạm này bằng những hình phạt thích đáng tương ứng với tính chất nghiêm trọng của chúng.

Mă ̣c dù pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam chưa có quy đi ̣ nh nào về tô ̣i danh tra tấn nhưng cũng đã có mô ̣t số quy đi ̣nh hình sự hóa mô ̣t số hành vi gần với hành vi tra tấn theo pháp luâ ̣t quốc tế . Bô ̣ luâ ̣t hình sự , Chương XII – Những tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người có thể được coi là phần tương thích nhất đối với pháp luâ ̣t quốc tế trong vấn đề này . Tội đầu tiên trong danh sách Chương XII của Bộ luât là tội giết người (Điều 93). Có nhiều trường hợp liên quan đến tội giết người, ví dụ giết người trong khi thi hành công vụ , giết người một cách man rợ v .v… nhưng Công ước chống tra tấn chỉ quy định yếu tố hâ ̣u quả của các hành vi tra tấn là gây đau đớn về thể xác hoă ̣c tinh thần mà không đề câ ̣p đến mức độ nghiêm trọng quá mức của hành vi tra tấn có thể dẫn đến cái chết . Điều 93 của Bô ̣ luật hình sự Viê ̣t Nam không quy định rõ ràng các trường hợp khi mà tra tấn nghiêm trọng có

thể dẫn đến cái chết của nạn nhân với tư cách là một tình tiết tăng nặng giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam phân tích so sánh luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 70)