Các nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 39)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Tổng quan về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

1.2.4. Các nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự

đó không chỉ đóng vai trò của một công cụ đảm bảo an toàn mà đã có vai trò trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các công ty công nghiệp và thương mại lớn. Với vai trò này, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới phát huy tác dụng hết sức đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng để trở thành phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.4. Các nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của chủ xe cơ giới

• Đối tƣợng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm TNDS có thể được ký kết giữa người bảo hiểm và chủ xe cho một hoặc nhiều xe. Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay tổ chức được đại diện bởi một người cụ thể tham gia ký kết hợp đồng. Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần TNDS của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển xe cơ giới của người lái xe.

Như vậy, đối tượng được bảo hiểm là TNDS đối với người thứ ba. TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba do việc lưu hành xe gây tai nạn. Đối tượng được bảo hiểm – TNDS thường không được xác định trước và chỉ khi nào việc lưu hành xe gây tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể.

Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba bao gồm:

- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ ba. - Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của bên gây hại và thiệt hại thực tế của bên thứ ba.

- Chủ xe (lái xe) phải có lỗi.

Trên thực tế, chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện đầu là phát sinh TNDS đối với người thứ ba của chủ xe (lái xe). Nếu thiếu một trong 3 điều kiện trên TNDS của chủ xe sẽ không phát sinh và do đó không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện thứ tư có thể có hoặc không, vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe (lái xe). Ví dụ, xe đang chạy bị nổ lốp, lái xe mất khả năng điều khiển nên đã gây ra tai nạn. Trong trường hợp này, TNDS vẫn có thể phát sinh nếu có đủ ba điều kiện đầu tiên.

Bên thứ ba trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn, nhưng loại trừ các đối tượng sau đây:

- Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe.

- Những người mà lái xe có trách nhiệm phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con…

- Hành khách, những người có mặt trên xe.

• Phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có mục đích bảo hiểm cho những rủi ro thuộc về TNDS của chủ xe cơ giới. Trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, nhìn chung, khi trách nhiệm bồi thường của chủ xe được bảo hiểm phát sinh thì trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cũng phát sinh theo. Việc bồi thường của nhà bảo hiểm liên quan đến thiệt hại của bên thứ ba. Những thiệt hại của bên thứ ba được xem xét bồi thường là những thiệt hại vật chất về người và những thiệt hại về tài sản được tính toán theo những nguyên tắc nhất định. Tuy

nhiên, tuỳ thuộc vào luật pháp của từng nước hoặc tuỳ thuộc từng thời kỳ nhất định mà những thiệt hại phi vật chất về người cũng có thể được xem xét bồi thường thích đáng.

Ngoài những thiệt hại được bồi thường kể trên, nhà bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe những chi phí mà họ đã chi ra nhằm phòng ngừa và hạn chế thiệt hại. Đương nhiên, những chi phí này chỉ được bồi thường khi nó phát sinh sau khi tai nạn xảy ra và được coi là những chi phí cần thiết và hợp lý.

Trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm được giới hạn trong phạm vi hạn mức trách nhiệm đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Như vậy, bản thân chủ xe phải tự bảo hiểm phần trách nhiệm vượt quá hạn mức này.

Việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm phụ thuộc vào việc phát sinh TNDS của chủ xe được bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm không phụ thuộc vào việc chủ xe có lỗi hay không có lỗi trong tai nạn xảy ra. Trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cũng không phụ thuộc vào việc chủ xe đã thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình cho người thứ ba hay chưa, mà chỉ dựa trên cơ sở chủ xe đã thừa nhận nghĩa vụ bồi thường của họ.

• Số tiền bảo hiểm

Trên nguyên tắc, số tiền bảo hiểm được xác định trên cơ sở mức độ thiệt hại của bên thứ ba khi tai nạn hay tổn thất xảy ra do hành vi điều khiển phương tiện giao thông của chủ xe hoặc người lái xe.

Để xác định số tiền bảo hiểm một cách chính xác, cần xác định rõ hai yếu tố sau đây:

- Xác định thiệt hại của bên thứ ba.

Theo quy định của pháp luật, việc xác định mức độ thiệt hại về tài sản và về tính mạng sức khoẻ của con người trong tai nạn xe cơ giới căn cứ vào nguyên tắc và cách thức xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đối với những thiệt hại về tài sản, có thể chia những thiệt hại về tài sản làm hai trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Tài sản mất mát, hư hỏng hoàn toàn hoặc hư hỏng không thể sửa chữa được. Trong trường hợp này, thiệt hại về tài sản được xác định bằng giá mua của tài sản cùng loại tương đương trên thị trường tự do hoặc chi phí hợp lý để làm lại tài sản đó.

Trường hợp thứ hai: Tài sản bị hư hỏng có thể sửa chữa được, thiệt hại được tính ở đây là chi phí thực tế hợp lý để sửa chữa tài sản đó, phải thay mới một hoặc nhiều bộ phận thì phải trừ đi giá trị hao mòn của bộ phận được thay thế. Thiệt hại về tài sản không tính đến thiệt hại về những hư hỏng phát sinh trong quá trình sửa chữa mà không liên quan đến tai nạn.

Trong cả hai trường hợp thiệt hại về tài sản còn phải tính đến lợi ích của người thứ ba gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, cùng với những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thời điểm xác định thiệt hại là thời điểm hoà giải hoặc xét xử. Trường hợp tài sản bị thiệt hại là những tài sản đặc biệt như vũ khí, khí tài trang thiết bị của lực lượng vũ trang… thì việc xác định thiệt hại phải dựa vào ý kiến của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đối với những thiệt hại về người: Việc xác định thiệt hại về tính mạng sức khoẻ con người là một công việc phức tạp bởi tính mạng con người là vô giá, sức khoẻ con người cũng khó xác định giá trị.

Để xác định thiệt hại về người một cách tương đối chính xác và hợp lý, có thể chia làm 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp nạn nhân bị thương: Thiệt hại về người được tính bằng những khoản chi phí sau đây:

+ Chi phí hợp lý cho việc cấp cứu điều trị bao gồm: tiền thuốc, tiền viện phí, tiền chụp phim, tiền dịch vụ phẫu thuật, tiền truyền máu, truyền dịch…

+ Chi phí hợp lý cho việc bồi thường, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút.

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nạn nhân được coi là bị mất thu nhập nếu như sau tai nạn họ không còn có khả năng lao động kiếm sống. Trường hợp hậu quả tai nạn làm nạn nhân bị giảm sút sức khoẻ, giảm khả năng lao động và thực tế thu nhập bị giảm sút thì phần thu nhập bị giảm sút là phần chênh lệch giữa thu nhập trước và sau tai nạn.

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc nạn nhân và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có).

+ Tuỳ từng trường hợp, thiệt hại về người còn tính đến một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu, ví dụ như sự đau đớn về thể xác, khủng hoảng thần kinh…

Ngoài những khoản chi phí kể trên, thiệt hại về người còn tính đến những chi phí đưa đón nạn nhân, phí tổn di chuyển bệnh viện, chi phí làm chân giả, tay giả, mắt giả…

Trường hợp nạn nhân bị chết: Thiệt hại về người trong trường hợp này được tính đến những khoản sau:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc nạn nhân trước khi chết. + Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà khi còn sống nạn nhân phải có nghĩa vụ cấp dưỡng như vợ, chông, cha, mẹ, con…

+ Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân.

Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý khi tính thiệt hại về người. Cụ thể là: - Chỉ tính đến những chi phí thực tế, hợp lý.

- Thu nhập của nạn nhân làm căn cứ để tính thu nhập bị mất hoặc giảm sút là thu nhập chính đáng, có tính chất thường xuyên ổn định bao gồm cả thu nhập chính và thu nhập phụ. Trường hợp nạn nhân bị mất hoàn toàn khả năng lao động (nạn nhân bị tàn phế) thì chiếu theo quy định của pháp luật dân sự, họ được hưởng bồi thường cho đến khi chết.

Trường hợp nạn nhân bị chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:

+ Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của nạn nhân và còn sống sau khi được sinh ra được hưởng bồi thường cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân.

+ Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

- Xác định trách nhiệm bồi thường theo luật của người gây thiệt hại.

Để xác định mức độ trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại đối với người thứ ba, cần tuân thủ các quy định về nguyên tắc bồi thường và cách tính khoản tiền bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Mức bồi thường và hình thức bồi thường do hai bên thoả thuận với nhau trong biên bản hoà giải hoặc do toà án phán quyết. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì hai bên có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Cách tính toán mức bồi thường của người gây thiệt hại: Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại của nạn nhân. Trường hợp tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của người gây thiệt hại thì họ phải có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nạn nhân.

Trường hợp cả bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại cùng có lỗi thì bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường phù hợp với mức độ lỗi của họ. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của một người nào khác thì người này phải bồi thường. Nếu lỗi của người này và lỗi của phía xe cơ giới đều là nguyên nhân gây tai nạn thì hai bên đều phải liên đới bồi thường cho nạn nhân theo mức độ lỗi của mình.

Trường hợp tai nạn xảy ra hoàn toàn do chất liệu, kết cấu, khuyết tật của xe máy gây ra, chủ xe hoặc lái xe vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho dù họ không có lỗi.

• Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho bên bảo hiểm để được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Về bản chất, phí bảo hiểm chính là “giá cả” của dịch vụ bảo hiểm do nhà bảo hiểm cung cấp theo hợp đồng bảo hiểm với khách hàng.

Do tính chất đặc biệt của loại sản phẩm bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm được xác định dựa vào một số yếu tố như mức độ rủi ro đối với từng đối tượng bảo hiểm và trách nhiệm của người bảo hiểm trước rủi ro đó. Ngoài ra, do phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm nên cũng phụ thuộc vào tình hình cung cầu, cạnh tranh trên thị trường.

Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của mình. Mặt khác, các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau. Do đó, phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện) tuỳ theo mỗi đầu phương tiện. Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính

theo năm) là:

Mức phí bảo hiểm/năm/đầu phương tiện = Phí thuần (f) + Phụ phí (d)

Trong đó, phí thuần còn gọi là phí rủi ro của mỗi phương tiện theo từng loại khác nhau được tính dựa trên số liệu thống kê về vụ tai nạn, mức độ tổn thất thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm trong từng vụ, số lượng phương tiện lưu hành. Đây là cách tính bảo hiểm cho các phương tiện thông dụng trên cơ sở quy luật số đông. Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn như xe kéo rơmooc, xe chở hàng nặng .. thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so với mức phí cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay thường cộng thêm 30% mức phí cơ bản.

Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới một năm), thời gian tham gia bảo hiểm được tính tròn tháng và phí bảo hiểm được xác định như sau:

Pnăm x Số tháng xe hoạt động Pngắn hạn =

12 tháng Hoặc:

Pngắn hạn = Pnăm x Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng

Trường hợp đã đóng phí (tham gia bảo hiểm) cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển sở hữu mà không chuyển quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn phí bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của năm (làm tròn tháng) nếu trước đó chủ phương tiện chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường.

Số phí hoàn lại được xác định như sau:

Số tháng xe không hoạt động Phoàn lại = Pnăm x

12 tháng

Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện. Tuỳ theo số lượng phương tiện, người bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức phí tương ứng

có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm (tối đa thường giảm 20%). Nếu không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt.

• Trách nhiệm bồi thƣờng của bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)