Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về khiếu nại, tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thu nhập đối với người cao tuổi ở việt nam (Trang 72 - 76)

và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thu nhập đối với ngƣời cao tuổi

Trong những năm trở lại đây, các cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiều cuộc giám sát, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động. Việc tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế những hành vi, quyết định sai phạm của ngƣời sử dụng lao động mà ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền lợi của ngƣời lao động dẫn đến những khiếu nại về BHXH không đáng có. Trong đó nội dung công dân

nộp đơn khiếu nại chủ yếu về việc giải quyết chế độ hƣu trí, tố cáo đối tƣợng khai man hồ sơ và thời gian công tác để hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội đƣợc quy định tại Điều 118 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 có quy định về khiếu nại về bảo hiểm xã hội [8].

Về bản chất, ngƣời nào, cơ quan nào ra quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội thì ngƣời đó, cơ quan đó sẽ giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi hành chính của mình. Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành thì thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục giải quyết khiếu nại bảo hiểm xã hội ở mỗi lần sẽ có sự khác nhau.

Theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã hội, một trong những nguyên nhân dẫn đến số lƣợng đơn khiếu nại, tố cáo nhiều là do việc sửa đổi bổ sung mới các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đối tƣợng, ngƣời thụ hƣởng không hiểu đầy đủ và có những vƣớng mắc trong việc thụ hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, việc áp dụng các quy định của pháp luật BHXH một cách chồng chéo của các cơ quan, doanh nghiệp đã dẫn tới những sai phạm về BHXH. Mặt khác, nhiều trƣờng hợp khiếu nại, tố cáo đã đƣợc các cấp, các ngành và cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết đúng quy định của pháp luật nhƣng công dân vẫn cố tình gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan Trung ƣơng, gây phức tạp tình hình.

Tố cáo, giải quyết tố cáo đƣợc quy định tại Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo”. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc quy định tại Điều 121 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm tổng giám đốc, giám đốc hoặc cấp phó của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật đƣợc quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối với các hành vi vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi

phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và phải bồi thƣờng nếu gây ra thiệt hại.

Trong thực tế, công dân đến khiếu nại chủ yếu về việc giải quyết chế độ hƣu trí; tố cáo đối tƣợng khai man hồ sơ và thời gian công tác để hƣởng chế độ BHXH; kiến nghị phản ánh việc giải quyết chế độ chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, tính lại hệ số lƣơng hƣu, cộng nối thời gian công tác tính hƣởng BHXH, thanh toán chế độ BHYT.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo là do việc sửa đổi bổ sung mới các quy định của pháp luật về BHXH, đối tƣợng, ngƣời thụ hƣởng không hiểu đầy đủ và có những vƣớng mắc trong việc thụ hƣởng chế độ BHXH. Ngoài ra, nhiều trƣờng hợp khiếu nại, tố cáo đã đƣợc các cấp, các ngành và cơ quan BHXH giải quyết đúng quy định của pháp luật nhƣng công dân vẫn cố tình gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan Trung ƣơng, gây phức tạp tình hình.

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân và giải quyết đơn thƣ của ngành đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, vƣớng mắc, đặc biệt là vƣớng mắc trong việc xử lý vi phạm hành chính về đóng BHXH và hạn chế trong kỹ năng thực hiện tiếp công dân, kỹ năng xử lý, giải quyết đơn thƣ.

Theo đó, BHXH sẽ giải quyết những vấn đề còn vƣớng mắc và trang bị bổ sung kiến thức, đặc biệt là các kỹ năng mềm để cán bộ thanh tra - kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ; lấy ý kiến tham gia hoàn thiện, phát triển phần mềm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT trong lĩnh vực này theo chỉ đạo của lãnh đạo Ngành.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của Luật BHXH năm 2014 về bảo hiểm thu nhập đối với ngƣời cao tuổi thông qua bảo hiểm hƣu trí bắt buộc, bảo hiểm hƣu trí tự nguyện và bảo hiểm hƣu trí bổ sung với các nội dung: Đối tƣợng áp dụng, điều kiện hƣởng, mức hƣởng và có những so sánh với các quy định trƣớc đó và phân tích, đánh giá thực trạng, thực tiễn của các quy định về bảo hiểm xã hội đối với ngƣời cao tuổi. Ngoài ra còn nêu lên thực trạng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thu nhập đối với ngƣời cao tuổi. Bên cạnh việc chỉ ra những điểm mới tiến bộ của chính sách BHXH và những điểm bất cập hạn chế của chính sách trong các quy định và thực tế thực hiện pháp luật.

Chƣơng 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THU NHẬP

ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thu nhập đối với người cao tuổi ở việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)