1.2. Pháp luật về bảo hiểm thu nhập đối với ngƣời cao tuổi
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo hiểm thu nhập đối vớ
người cao tuổi
Bảo hiểm thu nhập đối với ngƣời cao tuổi cũng tuân thủ theo các nguyên tắc chung của BHXH nhƣ: Mức hƣởng BHXH đƣợc tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những ngƣời tham gia BHXH; Mức đóng BHXH bắt buộc đƣợc tính trên cơ sở tiền lƣơng tháng của NLĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện đƣợc tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn; NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã đƣợc tính hƣởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hƣởng các chế độ BHXH; Quỹ BHXH đƣợc quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; đƣợc sử dụng đúng mục đích và đƣợc hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tƣợng thực hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định và chế độ tiền lƣơng do ngƣời SDLĐ quyết định; Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của ngƣời tham gia BHXH.
Bên cạnh các nguyên tắc chung đã nêu trên, bảo hiểm thu nhập đối với ngƣời cao tuổi còn có một số nguyên tắc riêng ngoài các nguyên tắc chung của BHXH, đó là:
Thứ nhất, nguyên tắc ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực đặc thù nhất định
Nguyên tắc này xuất phát từ lý do điều kiện làm việc của NLĐ trong một số ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, ở những nơi xa xôi, hẻo lánh hoặc trong những lĩnh vực quan trọng nhƣ an ninh quốc phòng có sự
khác nhau. Đồng thời nó cũng khuyến khích NLĐ vào làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực này tạo sự phân công lao động đồng đều giữa các ngành, các vùng với nhau. Những NLĐ phải làm việc trong điều kiện lao động không thuận lợi hoặc làm những công việc mà tầm quan trọng của nó đối với an ninh đất nƣớc có thể ảnh hƣởng đến cuộc sống bình thƣờng của họ thì sẽ đƣợc hƣởng những chế độ ƣu đãi đặc biệt. Trong chế độ hƣu trí, sự ƣu đãi này đƣợc thể hiện ở việc luật pháp cho phép họ đƣợc nghỉ hƣu ở tuổi sớm hơn so với quy định chung nhƣng không phải trừ tỷ lệ lƣơng hƣu vì thời gian nghỉ sớm đó. Pháp luật Việt Nam quy định NLĐ làm trong những công việc nặng nhọc độc hại, làm việc ở những vũng sâu, vùng xa hoặc làm việc trong lực lƣợng vũ trang, nhìn chung sẽ đƣợc nghỉ hƣu sớm hơn so với những NLĐ khác 5 tuổi. Nguyên tắc này cũng có thể là hợp lý ở giai đoạn này nhƣng có thể thay đổi ở giai đoạn khác, khi điều kiện làm việc thay đổi do sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.
Thứ hai, nguyên tắc khi tuổi thọ của người lao động và mức sống của người lao động được nâng cao thì độ tuổi hưởng bảo hiểm thu nhập đối với người cao tuổi có thể được nâng lên
Trên thực tế nhiều nƣớc phát triển cho thấy, khi nền kinh tế đạt trình độ phát triển tƣơng đối cao thì mức sống của NLĐ, ngƣời dân (đƣợc thể hiện dựa trên GDP/đầu ngƣời) và tuổi thọ cũng không ngừng đƣợc nâng cao, cấu trúc dân số sẽ có sự biến đổi. Chính vì vậy, trong các trƣờng hợp này tuổi về hƣu của NLĐ có thể kéo dài, ví dụ nam đến 63 và 65 tuổi, nữ 58 và 60 tuổi. Đối với việc tăng tuổi về hƣu này nhằm làm tăng khả năng cống hiến của NLĐ khi sức khỏe của họ còn tốt, tăng khả năng sử dụng nguồn nhân lực xã hội hiệu quả trong hoàn cảnh nguồn cung lao động đang ngày càng ít đi, trƣớc nhu cầu phát triển của xã hội và ở khía cạnh kinh tế là tạo điều kiện tăng thu nhập cho NLĐ.
ngƣời đƣợc nâng lên, số ngƣời cao tuổi cũng ngày càng tăng đồng nghĩa với thời gian hƣởng lƣơng hƣu kéo dài trong khi việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH gặp khó khăn do tỷ lệ sinh giảm, số lao động trẻ tham gia thị trƣờng lao động ít, số ngƣời về hƣu ngày càng tăng làm cho việc chi trả chế độ hƣu trí sẽ tăng ảnh hƣởng lớn đến sự đảm bảo cân đối thu chi quỹ BHXH trong tƣơng lai lâu dài nếu không có sự điều chỉnh về mặt chính sách, và một trong những giải pháp hiệu quả mà nhiều nƣớc trên thế giới đã đã áp dụng thành công đó là việc tăng tuổi nghỉ hƣu (ví dụ Pháp, Nhật Bản, Hy Lạp).
Thứ ba, nguyên tắc về sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện để đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đóng BHXH. Với nguyên tắc này, giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện có sự liên thông, đảm bảo cho ngƣời tham gia BHXH khi hết tuổi lao động có nhiều cơ hội đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí do thời gian đóng BHXH đƣợc tính bằng tổng thời gian đóng BHXH của 2 loại hình. Tuy nhiên theo quy định của Luật BHXH thì trong cùng một thời điểm, NLĐ chỉ đƣợc tham gia đóng BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện. Để đảm bảo mối tƣơng quan trong tham gia BHXH với nguyên tắc liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, chế độ hƣu trí cần đƣợc quy định cụ thể cho phù hợp. Đối với ngƣời có toàn bộ thời gian tham gia BHXH tự nguyện: Tuổi nghỉ hƣu phải đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ trở lên (không có quy định nghỉ hƣu trƣớc tuổi) và lƣơng hƣu nếu thấp hơn tiền lƣơng tối thiểu chung thì không bù cho bằng tiền lƣơng tối thiểu chung. Còn đối với ngƣời tham gia BHXH tự nguyện mà trƣớc đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc: Trƣờng hợp đã có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí hàng tháng đƣợc thực hiện nhƣ đối với ngƣời đang tham gia BHXH bắt buộc (có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
giảm 5 tuổi; có 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên đƣợc hƣởng lƣơng hƣu với mức thấp hơn mà không phụ thuộc vào tuổi đời; đủ 50 tuổi trở lên đối với nam, đủ 45 tuổi trở lên đối với nữ, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đƣợc hƣởng lƣơng hƣu với mức thấp hơn) và lƣơng hƣu nếu thấp hơn tiền lƣơng tối thiểu chung thì đƣợc bù cho bằng tiền lƣơng tối thiểu chung. Trƣờng hợp đã đóng BHXH bắt buộc dƣới 20 năm thì chế độ hƣu trí thực hiện nhƣ đối với ngƣời có toàn bộ thời gian tham gia BHXH tự nguyện.
1.2.3. Nội dung pháp luật về bảo hiểm thu nhập đối với người cao tuổi
Bảo hiểm thu nhập đối với ngƣời cao tuổi là nội dung quan trọng trong pháp luật an sinh xã hội đối với ngƣời cao tuổi, bởi vì khi có thu nhập ổn định thì ngƣời cao tuổi mới có đủ điều kiện để bảo đảm cuộc sống hàng ngày và chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Chính vì thế, hình thức thực hiện bảo hiểm thu nhập thông qua việc đóng góp từ thu nhập hàng tháng của ngƣời lao động sau một quá trình lao động nhất định vào quỹ tài chính tập trung, để khi họ hết khả năng lao động vẫn đƣợc bảo đảm thu nhập. Hình thức bảo hiểm thu nhập sau một quá trình lao động dài đƣợc gọi là bảo hiểm hƣu trí.
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA)[10], nhằm bảo đảm đời sống cho ngƣời cao tuổi, trong nội dung về bảo hiểm xã hội, các quốc gia cần thực hiện nhiều hệ thống hƣu trí:
(1) Hệ thống hƣu trí thực thanh thực chi (PAY-AS-YOU-GO-PAYG) hay còn gọi là hệ thống hƣu trí mà đóng góp của ngƣời lao động đƣợc đổ chung vào một quỹ và quỹ này đƣợc sử dụng để chi trả cho ngƣời đang hƣởng chế độ hƣu trí;
(2) Hệ thống hƣu trí tài khoản cá nhân tƣợng trƣng (NDC-NOTINONAL DEFINED CONTIBUTION) là hệ thống hƣu trí đƣợc thiết kế với mức hƣởng tính toán dựa trên mức đóng góp tích luỹ và kết quả đầu tƣ của quỹ hƣu trí;
(3) Hệ thống hƣu trí xã hội hay còn gọi là hệ thống hƣu trí không dựa trên đóng góp (NCP-NON- CONTIBUTTORY PERNION), là hệ thống hƣu trí mà ngƣời đƣợc hƣởng không phải đóng góp bất kỳ một khoản nào, ngƣời đƣợc hƣởng phải thoả mãn một số điều kiện nhất định. Trong đó, tuỳ vào điều kiện cụ thể mà các quốc gia ƣu tiên lựa chọn các hình thức bảo hiểm thu nhập này đối với ngƣời lao động để khi về già, hết khả năng lao động họ đƣợc bảo đảm đời sống.
Trên thế giới, vấn đề già hóa dân số đã và đang trở thành một vấn đề lớn ở các nƣớc đang phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hóa nhanh chóng. Hiện nay, các nƣớc đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ ngƣời cao tuổi tăng cao và tăng nhanh nhất. Giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển có sự khác nhau đáng kể trong các hoạt động chính sách BHXH đối với ngƣời cao tuổi. BHXH ở Pháp thực hiện từ năm 1945 theo hình thức tọa thu – tọa chi, hoạt động dựa trên nguyên tắc đoàn kết giữa các thế hệ. Chế độ hƣu trí của Pháp gồm bảo hiểm hƣu trí cơ bản và bảo hiểm hƣu trí bổ sung, đều là các chế độ bắt buộc, bao gồm 35 chế độ khác nhau, bao gồm: Chế độ hƣu trí cơ bản (bắt buộc); Chế độ hƣu trí bổ sung (bắt buộc); Chế độ đặc biệt (dành cho công chức và một số ngành đặc thù); Tiết kiệm cá nhân hoặc doanh nghiệp (tự nguyện). Các chƣơng trình hƣu trí tại Pháp bao phủ hầu hết lực lƣợng lao động. Nguồn tài chính cho các chƣơng trình hƣu trí từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ, thuế và các khoản thu thông qua thuế. Pháp có hệ thống ASXH toàn diện và đứng đầu Châu Âu về quy mô tài chính. Với mô hình đa trụ cột, tại Pháp có nhiều tổ chức khác nhau tham gia quản lý các chƣơng trình hƣu trí trong đó có các tổ chức chính là: Quỹ hƣu trí quốc gia, Quỹ hƣu trí dành cho ngƣời tự tạo việc làm, Hiệp hội quỹ hƣu trí bổ sung, cơ quan thu đóng góp BHXH quốc gia…[46], [25]. Tuy nhiên có thể thấy hệ thống hƣu trí của Pháp rất phức tạp do nhiều cơ quan thực hiện nên bị phân tán dẫn đến khó
quản lý, khó có khả năng cân đối thu chi, nguồn NSNN phải bù cho chi là rất lớn và gia tăng hàng năm. Từ một số hạn chế trong hệ thống của nƣớc Pháp cho thấy quỹ bảo hiểm hƣu trí cần đƣợc quản lý tập trung thống nhất độc lập để giảm gánh nặng cho Nhà nƣớc. Còn hệ thống BHXH của Trung Quốc có 5 bộ phận cấu thành bao gồm bảo hiểm hƣu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm thai sản, trong đó bảo hiểm hƣu trí là hạt nhân của chính sách ASXH của Trung Quốc. Cùng với chế độ BHHT cán bộ, công chức, Trung Quốc đã thực hiện chế độ BHHT cho lao động trong doanh nghiệp với một hệ thống riêng đƣợc thiết kế 3 tầng: Tầng cơ bản, một phần đóng góp vào lƣơng hƣu chung, một phần đóng góp vào tài khoản cá nhân; Tầng bổ sung và tầng dự trữ cá nhân thì đồng thời thực hiện chế độ hƣu trí đối với lao động nông thôn....[20].
Vấn đề già hóa dân số đã và đang là một thách thức lớn mà các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian sắp tới. Do các thành tựu đã đạt đƣợc trong lĩnh vực y tế và kế hoạch hóa gia đình khiến cho mức sinh của nƣớc ta giảm mạnh và tuổi thọ bình quân của Việt Nam đƣợc nâng cao từ 68,6 tuổi năm 1999 lên 72,2 tuổi năm 2005, và dự kiến sẽ là 75 tuổi vào năm 2020 [37]. Tình trạng dân số toàn cầu đang có xu hƣớng già hóa làm ảnh hƣởng sâu sắc tới các khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Dân số già hóa nhanh sẽ làm gia tăng áp lực cho hệ thống dịch vụ sức khỏe, tâm lý, lối sống cũng nhƣ hệ thống hƣu trí cho ngƣời cao tuổi. Từ khuyến nghị của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, hiện nay, Việt Nam đang cùng lúc thực hiện cả 3 hình thức bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm hƣu trí bổ sung. Tuy nhiên, trong nội dung về bảo hiểm xã hội, pháp luật quy định các loại hình hƣu trí hàng tháng nhằm bao quát mọi đối tƣợng có thu nhập đều có thể tham gia bảo hiểm hƣu trí để bảo đảm thu nhập cho ngƣời lao động khi nghỉ hƣu. Đó là bảo hiểm hƣu trí hàng tháng của
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm hƣu trí hàng tháng của bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm hƣu trí bổ sung (Riêng hệ thống hƣu trí xã hội hay còn gọi là hệ thống hƣu trí không dựa trên đóng góp (NCP-NON- CONTIBUTTORY PERNION) thì ở Việt Nam lại không thuộc phạm vi của pháp luật bảo hiểm xã hội mà thuộc phạm vi của trợ giúp/bảo trợ xã hội). Cụ thể:
1.2.3.1.Bảo hiểm thu nhập đối với NCT từ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống cho NCT khi hết khả năng lao động, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm hƣu trí. Mục đích của chế độ bảo hiểm hƣu trí nhằm đảm bảo cho ngƣời cao tuổi có đƣợc một khoản thu nhập thay thế cho tiền lƣơng, phù hợp với thời gian làm việc và mức độ đóng góp của ngƣời cao tuổi trong suốt quá trình lao động. Mức thu nhập này tuy thấp hơn so với mức tiền lƣơng lúc còn làm việc nhƣng nó lại rất quan trọng và cần thiết, giúp cho ngƣời về hƣu ổn định về mặt vật chất cũng nhƣ tinh thần trong cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội của quốc gia. Trong Công ƣớc số 102 năm 1952, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) gọi bảo hiểm thu nhập đối với ngƣời cao tuổi là trợ cấp tuổi già và cho rằng đây là chế độ quan trọng nhất trong các chế độ an sinh xã hội. Trong Công ƣớc số 102 đã nêu rõ: “Trợ cấp tuổi già phải là chế độ chi trả định kỳ, trừ một số trường hợp hy hữu thì các quỹ dự phòng quốc gia thực hiện việc
chi trả một lần”. Từ quy định trên của ILO, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế -
xã hội của từng quốc gia trên thế giới mà có các quy định khác nhau về bảo hiểm thu nhập đối với NCT.
Bảo hiểm hƣu trí hàng tháng của bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải tham gia và đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để khi ngƣời lao động hết khả năng lao động, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì đƣợc hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng. Thời gian hƣởng lƣơng hƣu ổn định, lâu dài, từ khi ngƣời lao động nghỉ
hƣu cho đến khi họ qua đời. Trong một số trƣờng hợp vì điều kiện, môi trƣờng làm việc, tính chất đặc thù của công việc, NLĐ có thể đƣợc nghỉ hƣu sớm hơn từ 1-5 tuổi. NLĐ cũng có quyền đƣợc nghỉ hƣu sớm khi bị suy giảm khả năng lao động ở một mức độ nhất định phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên thế giới, Pháp đƣợc xem là quốc gia có hệ thống ASXH toàn diện và đứng hàng đầu châu Âu về quy mô tài chính. Với mô hình đa trụ cột, tại Pháp có nhiều tổ chức khác nhau tham gia quản lý các chƣơng trình hƣu trí nhƣ Quỹ hƣu trí quốc gia, Hiệp đội quỹ hƣu trí bổ sung,... Trong hệ thống