Xuất giải pháp xây dựng nền văn hóa quản trị rủi ro hiệu quả tại các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (Trang 33 - 37)

nay chỉ biết hưởng lợi từ chính sách, khi chính sách có biến động bất lợi thì chỉ biết tìm đến Nhà nước chứ không tự cứu chính mình.

Trong nền kinh tế đang tồn tại một tâm lý ỷ lại và liều lĩnh khá phổ biến. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như nước ta, những rủi ro do các chính sách mang tính chiến thuật ngắn hạn để đối phó với diễn biến kinh tế phức tạp là khá lớn, thì cần phải làm cho các doanh nghiệp biết tự bảo vệ mình.

Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ thực hiện quản trị rủi ro “chạy theo mốt” mà không thực sự nhận thức được đầy đủ tính cấp thiết và quan trọng của hệ thống quản lý rủi ro chứ chưa nói đến việc xây dựng được một nền văn hóa có tính chất chủ động phòng tránh và đối phó với rủi ro. Đây vẫn còn là một điểm yếu kém làm cho các doanh nghiệp nước ta chưa theo kịp được trình độ quản trị của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Cụ thể như trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, theo ông Phạm Đỗ Nhật Vinh – Phó chánh văn phòng Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng- thì:“ Điều quan trọng hiện giờ là hình thành văn hóa quản lý rủi ro và nâng cao nhận thức của HĐQT về quản lý rủi ro cho chính ngân hàng của mình.” Ông Vinh cho rằng HĐQT ngân hàng thương mại nên và phải ở vị trí chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động và rủi ro do ngân hàng gánh chịu. Điểm thứ hai là sự độc lập của hoạt động kiểm soát rủi ro trong các tổ chức tín dụng và tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ dẫn đến xung đột lợi ích và xung đột mục tiêu.

3.2.Đề xuất giải pháp xây dựng nền văn hóa quản trị rủi ro hiệu quả tại các doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp Việt Nam

Tránh những cuộc khủng hoảng xuất phát từ các nguy cơ tiềm tàng rõ ràng luôn là thượng sách, thay vì phải chịu tổn thất và hậu quả khôn lường khi phải đối mặt với chúng. Sự vỡ lở của những sản phẩm khiếm khuyết luôn là một thách thức trên nhiều phương diện: các vụ kiện cáo ở mọi cấp độ, các cuộc điều tra của chính phủ, các cuộc thẩm vấn tìm hiểu thông tin, khảo sát kỹ lưỡng từ phía phương tiện thông tin đại chúng, mối quan tâm từ cộng đồng đầu tư và tiềm năng của các vụ đòi bồi thường và truy tố trước pháp luật. Như chúng ta đã biết, những vụ dính líu tới tài chính có thể

gây sửng sốt dư luận - trách nhiệm với hàng tỉ đô la chưa từng có, không kể tới hàng triệu đô la chi phí luật pháp. Hơn thế nữa, danh tiếng và vị thế cạnh tranh của công ty cũng đứng bên bờ vực thẳm. Từ những cuộc khủng hoảng về tính an toàn của sản phẩm đang diễn ra như vụ melamin trong sữa và thực phẩm vật nuôi, chất chì trong đồ chơi trẻ em, hay các mẫu xe của Toyota bị thu hồi do lỗi chế tạo, chúng ta thấy có một thách thức bao trùm mà các doanh nghiệp đều đang phải đối mặt: Cần phải nuôi dưỡng văn hóa phòng tránh rủi ro cho doanh nghiệp và trách nhiệm giải trình ở mọi cấp độ trong doanh nghiệp.

Phát triển một chiến lược

Đứng trước những nguy cơ này, nhiều doanh nghiệp vẫn không có cách tiếp cận phù hợp hay có kỷ luật với quản lý rủi ro và trách nhiệm giải trình về tính an toàn của sản phẩm. Đó là một sai lầm. Điểm cốt yếu đối với các doanh nghiệp đó là phải xem xét cách thức giảm thiểu rủi ro bằng những biện pháp như một ứng dụng có tính hệ thống của “các bài học đã được học”, hay đảm trách thực hiện rà soát quá trình đưa ra những quyết định quan trọng có liên quan tới việc sản xuất một sản phẩm. Một công ty cần phải được chuẩn bị để bảo vệ từng khía cạnh của quá trình đưa ra quyết định và quá trình hoạt động. Là một tổ chức lớn, phân quyền hay có tính chất toàn cầu, hay phụ thuộc vào các đối tác kinh doanh, các nhà cung cấp nước ngoài hay nguồn lực mở, không phải là lý do giải thích cho cho những lỗ hổng kiến thức.

Tạo dựng văn hoá tránh né rủi ro và trách nhiệm giải trình đòi hỏi quá trình giáo dục các nhân viên ở từng cấp bậc. Không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Một “kỹ xảo” đó là thực hiện một cuộc tập dượt dành cho các nhân viên, trong một lớp học, về những từ ngữ mà các nhân viên trong các ngành công nghiệp khác đã sử dụng để chống lại công ty của họ trong phòng xử án. Truyền thông nội bộ cũng thực hiện tương tự như vậy.

Sử dụng ngôn từ hợp lý

Tình trạng tương đối phổ biến ở nhiều doanh nghiệp là đôi khi họ rơi vào tình trạng buộc phải giải thích những bài phát biểu dài dòng dường như vô nghĩa hoặc gây

bất hoà hoặc sự không rõ ràng, thiếu thận trọng trong các thư điện tử nội bộ, các bản ghi nhớ kỹ thuật và các bản báo cáo marketing. Thậm chí các bản ghi nhớ của các cuộc họp hội đồng cũng có thể trở thành những bản báo cáo có tiềm năng chứa đựng nội dung dính líu tới luật pháp.

Từ ngữ sử dụng trong những bản báo cáo này có thể có rất ít hoặc không có ý nghĩa gì khi xảy ra những vụ khủng hoảng về an toàn sản phẩm, nhưng những từ ngữ được lựa chọn một cách nghèo nàn thái quá có thể làm biến đổi động cơ của một vụ tranh chấp và làm trầm trọng thêm tính chất của vụ khủng hoảng. Trong những trường hợp cụ thể, khuyến khích kiểm tra chéo một nhân viên là giải pháp hợp lý để làm minh chứng cụ thể cho thấy những từ ngữ họ đưa vào bài viết có thể dẫn tới hiểu lầm hoặc hiểu sai như thế nào trong những năm về sau. Đây có thể là một ví dụ thực dành cho tất cả các nhân viên ở mọi cấp độ trên toàn công ty, và đó là sự đầu tư tối thiểu để tăng cường khả năng phòng tránh rủi ro.

Trong một số trường hợp, các công ty đưa sản phẩm của họ vào dùng thử nghiệm. Họ có thể khắc phục sự cố kiểm soát chất lượng, marketing hoặc các vấn đề về khoa học, y tế để xác định liệu quá trình đưa ra quyết định của họ có thể chịu được tính khắc nghiệt và sự rà soát kỹ lưỡng của cuộc kiểm tra chéo hay không

Tạo dựng tính nhất quán trong các thông điệp

Có thể cũng đáng để so sánh tính nhất quán của những tin tức truyền đi trong và ngoài công ty về cùng một chủ đề nào đó. Giả sử tin tức này được thực hiện bởi những cá nhân độc lập, khách quan và có kiến thức, những người đánh giá cao khả năng các nguyên đơn tiềm năng sẽ khai thác bất kỳ bản báo cáo có mâu thuẫn nào.

Đây là một phần của quá trình đánh giá rủi ro có kỷ luật, bởi vì sự thiếu nhất quán giữa những thông điệp truyền đi trong và ngoài công ty có thể là cơ sở cho những tranh chấp, khiếu nại từ phía khách hàng sau này và có thể thậm chí dẫn tới những tổn thất khôn lường hay truy tố trước pháp luật.

phải đưa văn hoá phòng tránh rủi ro vào quá trình suy nghĩ của người nhân viên một cách tự chủ. Từ quan điểm của ban quản trị, quan điểm đánh giá và phòng tránh rủi ro liên tục và có hiểu biết là nền tảng căn bản của công ty. Và trách nhiệm giám sát quá trình phòng tránh rủi ro thuộc về ban giám đốc.

KẾT LUẬN

Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới đang tìm cách thay đổi và tái cấu trúc như hiện nay, các tổ chức thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đang có cơ hội đánh giá lại phương pháp tiếp cận truyền thống đối với vấn đề quản trị rủi ro và giải quyết các khó khăn liên quan đến các thất bại do rủi ro xảy ra bằng việc định hướng các yếu tố văn hóa cơ bản tương thích với chương trình quản lý rủi ro.

Văn hóa rủi ro không còn là một bí mật khó nắm bắt và ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể xác định, phân loại và

phân tích được các ưu, khuyết điểm của nền văn hóa quản lý rủi ro bằng việc sử dụng một loạt các công cụ khảo sát và phỏng vấn, qua đó nhận biết được những khía cạnh dễ bị tổn thương trong cấu trúc của doanh nghiệp dựa trên các số liệu quá khứ liên quan đến những tổn thất. Cách tiếp cận này mang lại khả năng can thiệp kịp thời và phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ rủi ro để tổn thất tương tự không xảy ra. Tất nhiên rủi ro là yếu tố không thể tránh được và nó luôn tồn tại trong bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức. Một số rủi ro được coi là tiềm tàng và không thể loại bỏ được bởi bất cứ một sự hoạt động hiệu quả nào. Điều được giảm thiểu ở đây là khả năng tổn thương khi rủi ro xảy ra. Do đó, chúng ta có thể nhận thấy sự quan trọng sống còn của việc định hình văn hóa rủi ro trong doanh nghiệp trong đó các rủi ro tiềm tàng luôn được quản lý và giám sát, đồng thời khuyến khích các thành viên hành động tương thích với môi trường rủi ro của bản thân tổ chức nhằm loại bỏ các rủi ro không đáng có.

Trong giai đoạn đẩy mạnh cạnh tranh và hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng định hình một nền văn hóa quản trị rủi ro tiên tiến và hiệu quả. Điều này đòi hỏi trước hết cần thay đổi nhận thức của các nhà quản lý trong quá trình nhận biết và xử lý rủi ro. Nền văn hóa rủi ro phải được xây dựng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, qua đó phát huy tác dụng toàn diện giúp gia tăng giá trị của doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh năng động và khắc nghiệt!

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w