Một số phương hướng phát triển nền văn hóa quản trị rủi ro:

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

Văn hóa quản trị rủi ro của một tổ chức được bắt nguồn từ những người lãnh đạo. Nếu các thành viên trong ban quản trị có sự hiểu biết, xác định và chủ động quản lý phạm vi rủi ro có thể chấp nhận của doanh nghiệp, họ sẽ yêu cầu người giám đốc điều hành then chốt có kinh nghiệm kinh doanh vững vàng và có chuyên môn liên quan tới việc ứng phó với rủi ro. Ban quản trị cũng cần có khả năng đánh giá được các nguy cơ rủi ro đang tồn tại. Trong thực tế, điều này đòi hỏi các thành viên không những được thông báo mà còn có thể nhận thức được những vấn đề về rủi ro- lợi ích tiềm tàng trong các phương án cải tiến và phát triển sản phẩm chủ đạo. Hơn nữa, họ phải hiểu và chấp nhận hậu quả từ những quyết định then chốt. Chủ động định hình và chấp nhận một phạm vi rủi ro nhất định chính là bước đầu tiên để xây dựng một nền văn hóa trong đó quản trị rủi ro được coi như một nhân tố hàng đầu thuộc về doanh nghiệp chứ không phải là vật cản mà doanh nghiệp phải vượt qua.

Bước thứ hai là cần phải khuyến khích thông tin một cách liên tục. Nền văn hóa rủi ro cần tạo điều kiện cho những người phù hợp chịu trách nhiệm đối với những rủi ro tiềm năng cũng như duy trì thái độ chịu trách nhiệm cá nhân trước những quyết định và hành vi của mình. Khi một hệ thống như vậy tồn tại, sẽ không xảy ra tình trạng dồn đẩy trách nhiệm, các vấn đề liên quan đến rủi ro sẽ là mối quan tâm của tất cả mọi người.Việc thúc đẩy thông tin về rủi ro được tiến hành một cách dễ dàng bằng việc đòi hỏi nhà quản trị rủi ro đứng trên góc độ các hoạt động kinh doanh thường ngày sẽ khuyến khích các ý kiến phản biện, hơn là chỉ im lặng.

Bước thứ ba là xây dựng đội ngũ quản trị rủi ro, đặc biệt trong bộ phận then chốt của doanh nghiệp đồng thời gia tăng quyền hạn cho các chuyên gia về rủi ro trình bày ý kiến trước hội đồng quản trị và ban giám đốc. Chức năng quản trị rủi ro của doanh nghiệp không ngừng phát triển về phạm vi hoạt động tuy nhiên lại thiếu đi sự tập trung chuyên môn hàng đầu ở bộ phận này. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người trong đội ngũ quản trị rủi ro từng trực tiếp tiến hành các giao dịch, có bao nhiêu giám đốc quản trị rủi ro vừa có kỹ năng chuyên môn vừa hiểu biết sâu sắc về doanh

nghiệp, có bao nhiêu thành viên ban quản trị trực tiếp tham gia vào các giao dịch cơ bản? Việc thiết lập được một phòng quản trị rủi ro đáng tin cậy với hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp cũng như các yêu cầu về sản phẩm đòi hỏi phải củng cố được một nền văn hóa trong đó các chuyên gia về rủi ro được đánh giá ngang tầm với những bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu hơn là chỉ dừng lại ở chức năng hỗ trợ. Quản trị rủi ro cần được tiến hành toàn diện trong văn hóa của tổ chức chứ không chỉ là trách nhiệm của riêng bộ phận phụ trách các vấn đề rủi ro.

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w