Một số điều ƣớc quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 59 - 68)

4. Bố cục của luận văn

2.1. Pháp luật quốc tế về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông

2.1.1. Một số điều ƣớc quốc tế

Hiệp định chung về thƣơng mại, dịch vụ (GATS) là một trong ba nền

tảng cơ bản của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Hiệp định GATS đề cập đến tất cả các lĩnh vực dịch vụ, từ dịch vụ làm sạch cho đến buôn bán chứng khoán, từ tƣ vấn cho đến vận tải đƣờng bộ [ 36 ]. Và sau khi đàm phán về viễn thông thành công năm 1997 thì lĩnh vực này đã đƣợc đƣa vào GATS, chịu sự điều chỉnh của những quy định về tự do hoá hiện hành. 69 nƣớc chiếm hơn 93% doanh số thế giới về dịch vụ viễn thông đã có cam kết trong hầu hết các tiểu ngành viễn thông cơ bản.

Viễn thông là một trong những ngành dịch vụ lớn nhất và phát triển nhanh nhất, đóng vai trò vừa là một dịch vụ liên lạc, vừa là một phƣơng tiện nền tảng để chuyển tải nhiều loại hình dịch vụ khác về mặt điện tử. Đây là ngành đặc biệt quan trọng đối với mọi nhà xuất khẩu dịch vụ liên quan đến dịch vụ này trong quá trình sản xuất và cung cấp loại hình dịch vụ của họ.

Phụ lục về viễn thông của GATS đặt ra những quy tắc về viễn thông, đề cập đến các biện pháp có ảnh hƣởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ và mạng viễn thông công cộng.

Phụ lục không buộc các nƣớc Thành viên phải cho phép các hãng đƣợc cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông. Nhƣng các nƣớc Thành viên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài cũng có thể kinh doanh các hệ thống và dịch vụ công cộng một cách hợp lý và không bị phân biệt đối xử cả ở trong và ngoài nƣớc. Điều này bao gồm cả thiết bị kết nối, việc kết nối các

mạch riêng, chọn giao thức điều hành. Cần cho thông tin lƣu chuyển tự do, kể cả thông tin trong nội bộ doanh nghiệp hay việc truy cập đến cơ sở dữ liệu. Các nƣớc có thể đƣa ra hƣớng dẫn chi tiết ở mức độ chấp nhận đƣợc về điều kiện và tiêu chí truy cập và sử dụng. Về nghĩa vụ công khai, cần phải công bố thông tin về chi phí, giao diện kỹ thuật, tiêu chuẩn, điều kiện cho thiết bị đi kèm cũng nhƣ yêu cầu về đăng ký. Hợp tác kỹ thuật và việc đề ra tiêu chuẩn quốc tế cho tính tƣơng thích toàn cầu đều đƣợc khuyến khích.

Phụ lục về viễn thông đƣợc áp dụng khi một nƣớc Thành viên đƣa ra cam kết về cung cấp dịch vụ trong một ngành (trong bất cứ ngành nào, kể cả viễn thông).

Nghị định thƣ thứ tƣ của GATS về Dịch vụ Viễn thông Cơ bản (có hiệu lực từ ngày 5/2/1998). Trong GATS, viễn thông đƣợc chia làm hai mảng lớn: dịch vụ cơ bản (điện thoại, truyền dữ liệu cả gói và chuyển mạch, telex, điện báo, fax, mạch thuê bao) và dịch vụ giá trị gia tăng (thƣ điện tử, thƣ thoại, truy cập cơ sơ dữ liệu và thông tin trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển đổi mã và giao thức).

Do kết quả của Vòng đàm phán Uruguay, đa số các nƣớc đã có các cam kết về các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, nhƣng chỉ một số nƣớc đƣa dịch vụ viễn thông cơ bản vào bản cam kết của mình. Một quyết định về đàm phán dịch vụ viễn thông cơ bản đã đƣợc nhất trí vào thời gian đó nhằm tự do hoá mạnh mẽ và toàn diện thƣơng mại trong dịch vụ viễn thông không trừ một khía cạnh nào. Một nhóm đàm phán về viễn thông cơ bản đƣợc thành lập để theo dõi quá trình đàm phán này.

Nghị định thƣ thứ tƣ của GATS đề cập đến tất cả các tiểu ngành của dịch vụ viễn thông: nội hạt, đƣờng dài và quốc tế, bất kể đó là sự truyền âm, dữ liệu, hình ảnh hay tổ hợp của chúng. Nhìn chung cam kết của các nƣớc WTO về viễn thông cơ bản bao gồm mọi phƣơng thức có thể đƣợc về mặt kỹ thuật: cáp, sóng hoặc vệ tinh. Đa số các nƣớc đã nêu trong bản cam kết của mình là

các chƣơng trình phát thanh, phát hình đều đƣợc loại trừ không cam kết (thông qua các ghi chú đầu trang, cuối trang hoặc tham chiếu cụ thể đến cam kết chung trong bản cam kết). Một văn bản của Chủ tịch vòng đàm phán nêu rõ các bản cam kết, trừ khi quy định khác, sẽ mang tính "trung hoà về mặt kỹ thuật" (tức là bất kỳ dịch vụ viễn thông cơ bản nào đã đƣợc cam kết cũng có thể đƣợc cung cấp thông qua bất kỳ phƣơng thức kỹ thuật nào - cáp, không dây hay vệ tinh).

Các cam kết của 69 nƣớc trong Nghị định thƣ thứ tƣ về dịch vụ viễn thông cơ bản đề cập đến tiếp cận thị trƣờng và đãi ngộ quốc gia, tuỳ theo mức phát triển của mình. Cam kết tiếp cận thị trƣờng của đa số các nƣớc đều thực hiện dần dần, thời hạn tự do hoá các dịch vụ nhƣ điện thoại công cộng khác nhau giữa các nƣớc từ 1998 đến 2011. Chín nƣớc đƣa ra ngoại lệ với nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) của GATS. Đa số các ngoại lệ này nhằm bảo lƣu khả năng duy trì giá cƣớc khác nhau đối với liên lạc quốc tế. Tuy nhiên, các ngoại lệ MFN khác (nhƣ Hoa kỳ và Brazil nêu ra) lại nhằm bảo vệ một vài dịch vụ viễn thông cụ thể: dịch vụ dựa trên vệ tinh.

48 nƣớc thành viên WTO có cam kết bổ sung về các nguyên tắc định hƣớng trên cơ sở của "Tài liệu tham chiếu" - một văn bản không ràng buộc với các nguyên tắc về vấn đề kết nối, chống cạnh tranh, điều kiện cấp phép, tài nguyên hiếm, dịch vụ phổ thông và tính độc lập với các nhà chức trách. Các nguyên tắc này chỉ là đại cƣơng để có thể dễ dàng phù hợp với các chế độ chính trị khác nhau trên thế giới. Chúng hỗ trợ cho các cam kết tiếp cận thị trƣờng và đãi ngộ quốc gia của các Thành viên WTO.

Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) (có hiệu lực từ năm 2001):

Việt Nam và Mỹ thống nhất sử dụng Phụ lục về viễn thông của Hiệp định GATS để đƣa vào Hiệp định BTA để dẫn chiếu một cách tƣơng ứng nhƣ đƣợc quy định đầy đủ tại đây, trừ quy định tại khoản 6 và khoản 7.

Hai bên cũng thống nhất Tài liệu tham chiếu viễn thông của Hiệp định GATS cũng đƣợc đƣa vào Hiệp định GATS để dẫn chiếu một cách tƣơng ứng nhƣ đƣợc quy định đầy đủ tại đây

2.1.2. Các cam kết liên quan đến cạnh tranh viễn thông của Việt Nam khi gia nhập WTO [ Phụ lục 3 ]

Kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thƣơng mại quốc tế của tổ chức tiền thân - Hiệp định chung về Thuế quan và mậu dịch (GATT) - WTO đƣợc thành lập ngày 1/1/1995 và tổ chức quốc tế duy nhất đƣa ra những nguyên tắc thƣơng mại giữa các quốc gia trên thế giới.

Mục tiêu tối cao của WTO là hỗ trợ thƣơng mại hoạt động thông suốt, tự do, công bằng và có thể dự báo đƣợc. WTO thực hiện đƣợc điều này thông qua:

- Quản lý các thỏa thuận thƣơng mại

- Hoạt động nhƣ là một diễn đàn cho các đàm phán thƣơng mại - Giải quyết các tranh chấp thƣơng mại

- Xem xét các chính sách thƣơng mại quốc gia

- Hỗ trợ các nƣớc đang phát triển về các vấn đề chính sách thƣơng mại thông qua các chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

Hiện nay, WTO có trên 150 nƣớc thành viên, chiếm khoảng 90% dân số thế giới, 95% GDP và 95 % giá trị thƣơng mại toàn cầu và có khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Nƣớc ta là thành viên thứ 150, gia nhập WTO vào tháng 11/2006. [ 8 ]

Tại Việt Nam, thị trƣờng dịch vụ viễn thông đã phát triển khá năng động trong thời gian qua với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Nhiều doanh nghiệp viễn thông mới đã tham gia đầy đủ thị trƣờng dịch vụ Viễn

thông và đang nhanh chóng khẳng định chỗ đứng trên thị trƣờng. Tốc độ tăng trƣởng cao đƣợc duy trì liên tục qua nhiều năm. Mạng lƣới đƣợc mở rộng nhanh chóng và mức độ hiện đại hoá theo kịp trình độ thế giới. Các doanh nghiệp cũng ngày càng quen hơn với văn hoá cạnh tranh và ngày càng chú trọng đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng dịch vụ. Thực tế, giá cƣớc dịch vụ liên tục giảm, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã tham gia thị trƣờng dịch vụ viễn thông với trên 2 tỷ USD dƣới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC từ rất sớm. Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ (BTA) có hiệu lực năm 2001 đã đƣa ra lộ trình cho phép các nhà đầu tƣ Mỹ tham gia thị trƣờng dịch vụ Viễn thông theo hình thức liên doanh từ năm 2001. Mức cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ Viễn thông trong Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ là tƣơng đƣơng mức cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc. Hiệp định tiếp cận thị trƣờng Việt Nam-EU có hiệu lực từ đầu năm 2005 cũng đã cho phép các nhà đầu tƣ EU tham gia thị trƣờng dịch vụ viễn thông nhƣ các nhà đầu tƣ Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có hồ sơ xin thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông nào. Môi trƣờng pháp lý chuyên ngành về viễn thông và Internet đã tƣơng đối hoàn chỉnh với Pháp lệnh bƣu chính viễn thông và các Nghị định hƣớng dẫn. Các văn bản này về cơ bản đã phù hợp với những nguyên tắc và nghĩa vụ cơ bản chung của một nƣớc thành viên WTO. Quy định về đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông hiện tuân theo các quy định chung của pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam.

Trong đàm phán gia nhập WTO dịch vụ viễn thông đã chịu sức ép mở cửa rất lớn, đặc biệt từ phía các thành viên chủ chốt của WTO nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Dựa trên triển vọng kết quả vòng đàm phán Doha và mức cam kết “quá cởi mở” của các nƣớc mới gia nhập WTO nhƣ Căm-pu- chia, Jordani, A-rập Xê-út,… các nƣớc đã yêu cầu Việt Nam cam kết lộ trình xoá bỏ mọi hạn chế về đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Mức cam

kết của Việt Nam trong Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ đƣợc các nƣớc coi chỉ là mức khởi điểm để đàm phán.

1. Hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài:

- Hiện trạng cam kết quốc tế: Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ (BTA) hiện chỉ cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh (viết tắt BCC; nƣớc ngoài góp vốn, chia lời, không tham gia điều hành) và liên doanh (JV) tói đa 49% vốn nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản; BCC và JV 50% vốn nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. BTA Việt Nam-HK chƣa cho phép nƣớc ngoài nắm đa số vốn và thành lập công ty 100%. Những hạn chế này cho phép Việt Nam nắm đa số vốn và quyền kiểm soát, qua đó đảm bảo chủ quyền kinh tế, đảm bảo lợi ích an ninh và quốc phòng. Những hạn chế này cũng phù hợp với chủ trƣơng mở cửa từng bƣớc và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam.

- Yêu cầu của các đối tác: Mở cửa thị trƣờng cao hơn, cho phép nƣớc ngoài nắm đa số vốn và đƣa ra lộ trình cho phép công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Nếu Việt Nam buộc phải chấp nhận, cho dù chỉ một phần những yêu sách này của Mỹ thì chủ quyền, lợi ích an ninh và kinh tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hƣởng đáng kể.

- Cam kết của Việt Nam:

+ Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: ta không nhân nhƣợng thêm so với mức cam kết trong BTA. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã đƣợc cấp phép, vốn góp của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

+ Cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: trong 03 năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã đƣợc cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh, 03 năm sau khi gia nhập bên nƣớc

ngoài mới đƣợc phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và đƣợc phép nâng mức vốn góp lên mức 65%.

Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) mà Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, đƣợc thiết lập trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát, Việt Nam có nhân nhƣợng hơn một chút: phía nƣớc ngoài đƣợc phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định.

2. Chọn lựa đối tác liên doanh:

- Hiện trạng: Việt Nam hiện chỉ cho phép nƣớc ngoài liên doanh với các doanh nghiệp viễn thông đã đƣợc cấp phép. Quy định nhƣ vậy nhằm tập trung cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp viễn thông hiện có, đảm bảo sự hợp tác bình đẳng giữa các bên trong liên doanh. Hạn chế này cũng cho phép hạn chế số lƣợng các JV có thể thành lập trong thời gian đầu để giảm bớt áp lực cạnh tranh, kiểm soát đƣợc thị trƣờng.

- Yêu cầu của đối tác: Tự do lựa chọn đối tác liên doanh là một trong những yêu sách của một số đối tác đàm phán lớn. Nếu buộc phải chấp nhận điều này thì sự cạnh tranh sẽ đến không điều kiện và khốc liệt hơn do việc thành lập các liên doanh viễn thông hình thức này còn thực chất là nhanh hay chậm sẽ trở thành công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Thị trƣờng sẽ bị tƣ nhân hoá.

- Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam:

+ Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: ta không có nhân nhƣợng thêm so với mức cam kết trong BTA Việt Nam-HK. Bên nƣớc ngoài vẫn phải liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã đƣợc cấp phép.

+ Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng: 03 năm sau khi gia nhập WTO bên nƣớc ngoài mới đƣợc phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh.

Nhân nhƣợng đối với dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng ta cho phép nƣớc ngoài tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay khi gia nhập.

3. Cung cấp dịch vụ qua biên giới:

- Hiện trạng: Việt Nam quy định nƣớc ngoài phải có thoả thuận thƣơng mại với nhà khai thác Việt Nam đƣợc cấp phép làm dịch vụ viễn thông quốc tế. Ngoài việc cho phép kiểm soát an ninh thông tin một cách khả thi, hạn chế này còn cho phép tạo ra thị trƣờng thông tin vệ tinh cho các doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao tính thƣơng mại của dự án phóng vệ tinh Việt Nam VINASAT. Việc kiểm soát các cổng thông tin quốc tế và dịch vụ thuê kênh quốc tế cũng là những điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo an ninh thông tin. - Yêu cầu đàm phán: thị trƣờng cáp quang biển quốc tế và dịch vụ băng rộng qua vệ tinh đang là mối quan tâm ƣu tiên của một số đối tác đàm phán lớn và họ yêu cầu đƣợc cung cấp dịch vụ thông tin vệ tinh với các trạm thu nhỏ VSAT cho mọi đối tƣợng, đƣợc sở hữu dung lƣợng cáp quang 2 chiều đến trạm cập bờ của Việt Nam và bán dung lƣợng cáp quang biển cho mọi đối tƣợng.

- Cam kết gia nhập WTO: Việt Nam cam kết 03 năm sau khi gia nhập mở rộng loại đối tƣợng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, có thể đƣợc cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài. Ta cũng cam kết lộ trình cho phép bên nƣớc ngoài, đƣợc kết nối dung lƣợng cáp quang biển (dung lƣợng 2 chiều) trên các tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)