Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 68)

4. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt

Nam vẫn bảo lƣu đƣợc quyền kiểm soát Nhà nƣớc đối với hạ tầng mạng viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam và qua đó giữ đƣợc quyền kiểm soát nhất định đối với thị trƣờng dịch vụ và an ninh thông tin. Việt Nam chƣa cho phép thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Các công ty nƣớc ngoài vẫn phải hợp tác với các công ty trong nƣớc để cung cấp dịch vụ.

2.2. Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam Việt Nam

2.2.1 Một số đặc điểm trong cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam Việt Nam

Thứ nhất là cạnh tranh trên thị trƣờng hiện nay chủ yếu là cạnh tranh về dịch vụ. Phạm vi cạnh tranh hiện nay mới chỉ dừng lại ở những dịch vụ có lợi nhuận cao. 3 loại hình dịch vụ cạnh tranh mạnh nhất hiện nay là di động, internet ADSL và dịch vụ VoIP, đặc biệt là VoIP quốc tế chiều về. Ngoài ra, dịch vụ cung cấp nội dung thông tin cũng đang chịu sự cạnh tranh mạnh. Dịch vụ di động hiện nay đã đạt gần 25 triệu thuê bao thực trong đó thị phần của VNPT chỉ còn chiếm khoảng 55%. Tƣơng tự với dịch vụ ADSL. Và đặc biệt với dịch vụ VoIP quốc tế chiều về, hiện VNPT chỉ chiếm khoảng 12% thị phần. [ 23 ]

Mạng truyền dẫn trong nƣớc và quốc tế bắt đầu có cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp VNPT, Viettel, EVN và mới đây là FPT. Xây dựng đƣợc mạng truyền dẫn sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm, chủ động xây dựng mạng lƣới riêng cho mình.

Với các dịch vụ mang tính công ích nhiều hơn nhƣ dịch vụ cố định thì mức độ cạnh tranh diễn ra chậm chạp hơn do tốn kém về chi phí đầu tƣ cũng nhƣ những khó khăn trong công tác triển khai, lắp đặt và cung cấp dịch vụ, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên các doanh nghiệp bắt đầu có những nỗ lực đáng kể để chiếm lĩnh khu vực thị trƣờng này, gần đây nhất là việc đƣa ra dịch vụ cố định không dây của ba doanh nghiệp EVN Telecom, Viettel và VNPT nhằm khắc phục những hạn chế của điện thoại cố định có dây.

Điểm đáng chú ý thứ hai trên thị trƣờng viễn thông hiện nay đó là các doanh nghiệp hiện nay đang chủ yếu cạnh tranh với nhau thông qua yếu tố giá cƣớc và khuyến mại mà chƣa quan tâm tới công tác chăm sóc khách hàng và chất lƣợng dịch vụ. Các doanh nghiệp đã thống nhất với nhau về cách tính cƣớc theo block 6 giây +1. Thậm chí một số doanh nghiệp còn đề nghị tính cƣớc theo từng giây. Các gói cƣớc cũng ngày càng đƣợc đa dạng hóa để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng nhƣ Vinatext, MobiQ, Z60, Tomato, Ciao, Forever, Free 1…Mức cƣớc giữa các doanh nghiệp cũng đã bớt chênh lệch và ở mức trung bình trong khu vực. Đồng thời với các chính sách giá cƣớc hấp dẫn, hoạt động quảng cáo khuyến mại đã đƣợc các doanh nghiệp đẩy mạnh không ngừng nhƣ tặng máy miễn phí của S-Fone, chọn số miễn phí của Viettel, mua máy với giá ƣu đãi của EVN Telecom, hòa mạng đƣợc số đẹp của HN Telecom, hòa mạng trúng ô tô của Vinaphone và MobiFone, và rất nhiều các chƣơng trình ƣu đãi dƣới hình thức tặng tiền vào tài khoản khác nữa… Đây chính là những đặc điểm của một thị trƣờng cạnh tranh cấp thấp, nơi mà yếu tố giá cả đƣợc đặt lên hàng đầu.

Thứ ba, chất lƣợng dịch vụ chƣa phải là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp quan tâm. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm chạy theo số lƣợng khách hàng mà ít quan tâm đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Qua đợt kiểm tra của Cục Quản lý chất lƣợng bƣu chính viễn thông và CNTT, gần nhƣ doanh nghiệp nào cũng có sự vi phạm về cam kết chất lƣợng dịch vụ. Ví dụ nhƣ đối với dịch vụ di động chỉ

có Vinaphone và MobiFone là đạt tiêu chuẩn. Còn mạng S-Fone - mạng di động CDMA với slogan “Nghe là thấy” lại chƣa đáp ứng chỉ tiêu về dịch vụ hỗ trợ khách hàng và tỉ lệ cuộc gọi bị lỡ. Còn Viettel thì vì một số lý do nào đó vẫn chƣa thể công bố kết quả kiểm tra. Đối với dịch vụ E-Com của EVN Telecom về tiêu chí độ chính xác ghi cƣớc, dịch vụ E-com có tỷ lệ bị ghi cƣớc sai không phù hợp, lên tới 0,859%, trong khi mức cho phép chỉ đƣợc dƣới hoặc bằng 0,1%. Bên cạnh đó, với tiêu chí tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận đƣợc tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây, dịch vụ E-com trên địa bàn Hà Nội cũng không đạt tiêu chuẩn ngành. Kết quả đo kiểm chỉ đạt 26%, trong khi mức cho phép là trên 80%. Hay nhƣ việc FPT và VDC không đảm bảo đúng cam kết về tốc độ đối với dịch vụ ADSL theo cuộc kiểm tra gần đây cũng là một minh chứng rõ nét cho vấn đề chất lƣợng dịch vụ hiện nay.

Thứ tư là tính liên kết giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc với nhau hiện này là còn rất hạn chế. Tình trạng chung hiện nay là mạnh doanh nghiệp nào doanh nghiệp ấy làm miễn là có lợi cho mình mà ít cân nhắc tới lợi ích chung của Quốc gia cũng nhƣ cân bằng với lợi ích của các doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố có tác động không nhỏ tới khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Bởi vì mục tiêu của Chính Phủ khi mở cửa thị trƣờng Viễn thông là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc, nhƣng nếu các doanh nghiệp vẫn cứ mạnh ai ngƣời ấy làm và không tuân thủ theo nguyên tắc nào cả thì rất khó có thể “đấu” lại với các Tập đoàn lớn của nƣớc ngoài.

Lợi ích và bất cập của cạnh tranh trong viễn thông

Về lợi ích.

Đối với phía ngƣời tiêu dùng, họ đƣợc thụ hƣởng nhiều loại hình dịch vụ tiên tiến khác nhau của nhiều nhà cung cấp khác nhau với mức chi phí ngày càng hợp lý. Quyền lợi của các khách hàng cũng ngày càng đƣợc cải thiện và

đảm bảo hơn. Có thể nói chƣa bao giờ việc sử dụng các dịch vụ viễn thông lại dễ dàng và thuận tiện nhƣ bây giờ. Về phía doanh nghiệp, đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp thay đổi năng động hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp đã tồn tại lâu trên thị trƣờng, thúc đẩy đầu tƣ và cơ sở hạ tầng và chất lƣợng dịch vụ nhằm mục tiêu cung cấp các dịch vụ chất lƣợng cao tới cho khách hàng. Từ đó góp phần làm bình dân hóa các dịch vụ viễn thông. Xét một cách toàn diện, cạnh tranh trên thị trƣờng là một bƣớc chuẩn bị tốt cho ngành viễn thông Việt Nam có thể tự tin hội nhập với thế giới và cạnh tranh tốt với các Tập đoàn Viễn thông lớn của nƣớc ngoài.

Một số bất cập

Thứ nhất là việc các doanh nghiệp đua nhau hạ giá cƣớc và tung ra các chƣơng trình khuyến mại lớn có giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng sẽ có tác động không nhỏ tới lợi nhuận chung của ngành và doanh thu tính trên một thuê bao (Average Revenue per User – ARPU). Mặt khác, việc liên tục đƣa ra các chƣơng trình khuyến mại nhƣ đối với dịch vụ di động hiện nay đã tạo ra một số lƣợng không nhỏ các thuê bao ảo và một lớp khách hàng “nhảy mạng”. Điều này vừa tạo ra khó khăn cho công tác quản lý, vừa dẫn tới việc lãng phí tài nguyên kho số.

Thứ hai, đó là đã xuất hiện và gia tăng những hành vi kinh doanh viễn thông trái phép, thiếu lành mạnh. Đây là hậu quả của việc thiếu sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng phức tạp. Các vụ trộm cƣớc với giá trị từ vài tỉ đồng tới vài chục tỉ đồng liên tục đƣợc các cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian vừa qua. Một số khách sạn, đơn vị kinh doanh liên tục thu sai cƣớc viễn thông hƣởng chênh lệch lên tới hàng tỉ đồng. Đây là những thiệt hại rất lớn về kinh tế cho doanh nghiệp cũng nhƣ ảnh hƣởng tới công tác an ninh quốc phòng. Thêm vào đó, các hành vi nhƣ nói xấu, so sánh trực tiếp dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác cũng đã diễn ra ở một số nơi hay nhƣ một ví dụ cụ thể hơn đối với dịch

vụ Internet là ở 1 khu nhà cao tầng hoặc 1 chung cƣ thƣờng chỉ duy nhất 1 nhà cung cấp dịch vụ đƣợc phép lắp đặt dịch vụ, khách hàng dù muốn chuyển sang nhà cung cấp khác cũng không đƣợc.

Thứ ba, cạnh tranh gia tăng đồng nghĩa với việc sự lựa chọn của khách hàng cũng gia tăng, đòi hỏi và ý thứ quyền lợi của họ cũng cao hơn. Do đó, việc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ đúng nhƣ cam kết với khách hàng cũng nhƣ việc giải quyết các vấn đề tranh chấp khi có phát sinh hiện nay cũng rất phức tạp. Rất khó xác định lỗi là do bên nào và mức bồi thƣờng hợp lý là bao nhiêu. Thƣờng thì hiện nay vẫn là thông qua sự thỏa hiệp giữa các bên.

Ngoài ra, yếu tố chất lƣợng dịch vụ cũng bị ảnh hƣởng (cụ thể là sẽ giảm sút) do các doanh nghiệp chỉ chạy theo số lƣợng khách hàng mà quên mất công tác đầu tƣ, nâng cấp mạng lƣới để từ đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Thêm vào đó, những dịch vụ công ích sẽ ít đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ phát triển do khả năng sinh lời kém. Và do vậy, ngƣời dân, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, sẽ ít có cơ hội thụ hƣởng đƣợc các dịch vụ tiện ích mới.

Về phía các cơ quan chức năng, mặc dù có nhiều cố gắng, tuy nhiên việc giám sát mức độ thực hiện và tuân thủ cũng nhƣ giám sát các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Việc thành lập các Sở bƣu chính viễn thông tại các địa phƣơng là một trong những bƣớc đi quan trọng nhằm tăng cƣờng năng lực giám sát của cơ quan Nhà nƣớc với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà Bộ cũng nhƣ các Sở có đƣợc lại chủ yếu từ phía các doanh nghiệp mà không có sự kiểm chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có sự hạn chế về nguồn lực. Chính vì vậy, việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thời gian qua của Bộ còn khá thụ động và chƣa thực sự làm hài lòng các doanh nghiệp. Thực tế, đó chỉ là các mệnh lệnh hành chính buộc các doanh nghiệp phải thi hành.

Đối với dịch vụ điện thoại quốc tế: hiện nay do các doanh nghiệp ngoài VNPT đã chủ động đƣợc cổng ra quốc tế chính vì vậy không có số liệu cụ thể. Tuy nhiên với dịch vụ quốc tế chiều về (VoIP), VNPT chỉ còn đứng thứ 4 sau SPT, EVN và Viettel. Quốc tế chiều đi bắt đầu xuất hiện cạnh tranh mạnh.

Nhƣ vậy, cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam đã giúp cho ngành viễn thông phát triển nhanh, mang lại lợi ích cho ngƣời dân và doanh nghiệp, song cũng đòi hỏi hệ thống luật pháp cần có những thay đổi quan trọng (vấn đề mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong kinh doanh hạ tầng mạng viễn thông, vấn đề áp dụng các cơ chế kinh tế thị trƣờng trong quản lý tài nguyên viễn thông nhƣ đấu giá, chuyển quyền sử dụng v.v) để quản lý và thúc đẩy thị trƣờng viễn thông phát triển trong điều kiện mới, đặc biệt là trong giai đoạn tới khi mức độ cạnh tranh còn cao hơn nữa với sự tham gia của cả các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo cam kết của Việt Nam trong WTO. [ 7 ]

2.2.2 Các văn bản pháp luật về cạnh tranh trong viễn thông

Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về bƣu chính và viễn thông [ 1 ] quy định lĩnh vực bƣu chính viễn thông là độc quyền nhà nƣớc (chỉ có doanh nghiệp Nhà nƣớc mới đƣợc phép kinh doanh) đồng thời bắt đầu bóc tách giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc với chức năng kinh doanh về bƣu chính viễn thông. Trong giai đoạn này, Nhà nƣớc bắt đầu xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp bằng việc cấp phép cho các doanh nghiệp khác kinh doanh viễn thông nhƣ: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel); Công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT). Tuy nhiên, do các lý do khách quan và chủ quan sau khi đƣợc cấp phép các doanh nghiệp mới chƣa triển khai đƣợc mạng lƣới và Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn cung cấp hầu hết các dịch vụ viễn thông trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, trƣớc năm 2000 thị trƣờng viễn thông Việt Nam về cơ bản vẫn là thị trƣờng độc quyền doanh nghiệp. [ 16 ]

Văn bản pháp luật đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý kinh doanh dịch vụ bƣu chính viễn thông nói chung và quản lý cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông nói riêng là Pháp lệnh Bƣu chính viễn thông đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua năm 2002 [ 22 ]. Pháp lệnh bƣu chính viễn thông đã tạo hành lang pháp lý nhằm xoá bỏ hoàn toàn tình trạng độc quyền doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp nắm giữ các phƣơng tiện thiết yếu không đƣợc từ chối yêu cầu xin kết nối, truy cập mạng, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp đƣợc quyền chủ động quy định giá cƣớc các dịch vụ do mình cung cấp, trừ các dịch vụ công ích và các dịch vụ khống chế do Nhà nƣớc quản lý. Đây cũng cũng là lần đầu tiên quyền lợi hợp pháp của ngƣời tiêu dùng trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thông đƣợc bảo vệ bằng hệ thống các điều kiện trong Pháp lệnh. Điều này chƣa từng có do tình trạng độc quyền gây ra. Đồng thời, Pháp lệnh quy định không còn độc quyền doanh nghiệp đối với việc cung cấp hạ tầng mạng ví dụ nhƣ mạng đƣờng trục quốc gia, mạng đi quốc tế, mạng di động, mạng nội hạt... Việc cung cấp hạ tầng mạng sẽ do doanh nghiệp Nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối hoặc đặc biệt đảm nhận.

Các văn bản hƣớng dẫn cho Pháp lệnh Bƣu chính viễn thông năm 2002 nhƣ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/09/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông về viễn thông [ 2 ]; Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông về tần số vô tuyến điện đã thể hiện quan điểm tiếp tục mở cửa, thúc đẩy thị trƣờng viễn thông cạnh tranh, phát triển lành mạnh. Do đó thị trƣờng viễn thông ngày càng mang tính cạnh tranh cao hơn và có những thay đổi lớn, công nghệ mới đƣợc áp dụng nhanh, chất lƣợng dịch vụ ngày càng đƣợc nâng cao, giá cƣớc

ngày càng hạ, doanh số ngành viễn thông (năm 2008: trên 90.000 tỷ đồng) tăng với tỷ lệ khoảng 30% năm, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nƣớc (năm 2008: trên 11.000 tỷ đồng). Đồng thời nhiều doanh nghiệp hạ tầng mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã đƣợc cấp phép (tính đến hết năm 2008 đã có 10 doanh nghiệp hạ tầng mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép). Số lƣợng thuê bao điện thoại, Internet phát triển nhanh chóng (năm 2008: hơn 70 triệu thuê bao điện thoại và hơn 20 triệu ngƣời sử dụng Internet).

Hiện nay, cùng với nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua. Luật cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)