CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.5 Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác chỉnh lý biến động đất đai
2.5.1 Đánh giá chung về công tác chỉnh lý biến động đất đai
Thống kê đất đai: công tác thống kê đất đai đều được tiến hành thường xuyên và hàng năm, thị trấn Mộc Hóa đã thực hiện công tác báo cáo thống kê diện tích các loại đất sau khi đã chỉnh lý biến động đất đai, tuy nhiên việc cập nhật biến động đất đai ở địa
phương trong thời gian qua chưa được thực hiện tốt, số liệu chưa khớp với thực tế còn một số ít.
Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện theo định kỳ 5 năm một lần.
Lập hồ sơ địa chính: quan hệ đất đai trở nên đa dạng và phức tạp với nhiều đối tượng sử dụng đất, nhiều hình thức sử dụng đất phát sinh. Vấn đề này đòi hỏi nhà nước và ngành quản lý đất đai phải luôn có chủ trương, chính sách về đất đai phù hợp, kịp thời và đồng bộ, phải xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ có chất lượng cao. Tất cả đều nhằm mục đích đưa công tác quản lý đất đai đi vào ổn định chặt chẽ và lâu bền. Vì vậy việc xây dựng thành lập hệ thống sổ bộ địa chính là một trong những việc làm cần thiết, để nhà nước quản lý đất đai một các chắc chắn và có hiệu quả hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài và tời gian thực tập ở địa phương đã rút ra được những ưu và nhược điểm sau:
• Ưu điểm:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc và thường xuyên của UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường; sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành của địa phương cùng với sự nổ lực của toàn thể các cán bộ công nhân viên Văn phòng đăng ký QSDĐ đang từng bước khắc phục những khó khăn để đưa công tác chỉnh lý biến động đất đai dần đi vào ổn định.
- Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để điếu chỉnh mối quan hệ về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hồ sơ, thủ tục đăng ký đất đai có hiệu quả cao hơn trước.
• Nhược điểm:
- Công tác quản lý đất đai, đặt biệt công tác chỉnh lý biến động đấ đai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do thời gian trước đây công tác chỉnh lý biến động đất đai chưa được chú trọng
- Do tình hình kinh tế - xã hội hiện nay phát triển rất mạnh, dân số tăng nhanh thêm dẫn đến việc sử dụng đất rất phức tạp, đất đai biến động lớn mà việc phối hợp giữa các cấp còn thiếu đồng bộ nên nhiều trường hợp nên nhiều trường hợp biến động bất hợp
pháp chưa được cập nhật kịp thời gây khó khăn cho việc chỉnh lý khi thửa đất tiếp tục có biến động.
- Phần khác do địa phương chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật mới, cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu. Không nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết nên không áp dụng kịp thời.
2.5.2 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác chỉnh lý biến động đất đai Từ những khó khăn gặp phải trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động, đề tài xin đề xuất những giải pháp sau để nâng cao hiệu quả công tác này:
- Cơ quan Phòng Tài nguyên - Môi trường là nơi giúp UBND nhà nước về đất đai do đó cán bộ chuyên ngành phải được thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ổn định công tác lâu dài đặc biệt là cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn để nắm chắc tình hình đất đai tại địa phương.
- Phải thường xuyên chỉnh lý biến động, kiểm tra ghi nhận những trường hợp biến động không hợp pháp để xử lý kịp thời.
- Cần có sự kiểm tra, đôn đốc giữa các cấp, các ngành có liên quan đến công tác theo dừi cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai nhằm đảm bảo sự thống nhất của ồh sơ địa chính giữa cá cấp; Hàng tháng cán bộ địa chính huyện kết hợp với cán bộ địa chính thị trấn kiểm tra đối soát tình hình biến động.
- Phải sớm xây dựng quy trình chỉnh lý biến động, quy định những thông tin biến động đối với các cấp, nhằm đảm bảo việc cập nhật biến động được thực hiện đầy đủ chính xác, đồng bộ và hệ thống.
- Tất cả sổ bộ địa chính, bản đồ địa chính phải được bảo quản để làm tài liệu kế thừa, tham khảo, giúp cho công tác đo đạc lại nhanh hơn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động trong quần chúng nhân dân nhất là những người dân ở xa trụ sở UBND, đảm bảo những thông báo, thông tin từ loa phóng thanh, báo đài đến mọi người dân, giúp họ hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa và quyền lợi của người sử dụng đất đến đăng ký biến động.
- Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Một số người dân hoàn toàn không hiểu về pháp luật đất đai, tư tưởng của họ còn cho rằng đất đai thuộc sở hữu cá nhân là ông bà tạo lập nên tự phát biến động.