Thời kỳ phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di sản văn học của dòng văn trường lưu (hà tĩnh) từ góc nhìn văn hóa (Trang 62 - 68)

6. Cấu trúc của luận án

2.2. Quá trình vận động, phát triển của dòng văn Trường Lưu

2.2.2. Thời kỳ phát triển

Nếu như ở thời kỳ đầu - thời kỳ phôi thai, dòng văn Trường Lưu có 3 tác giả với một số tác phẩm đơn lẻ, chưa có giá trị cao về mặt nghệ thuật thì đến thời kỳ thứ hai - thời kỳ phát triển, dòng văn Trường Lưu đã có sự lớn mạnh về mọi mặt, cả về số lượng tác giả, tác phẩm và chất lượng nghệ thuật. Lúc này, dòng họ Nguyễn thống nhất lấy tên đệm là Nguyễn Huy, chính thức trở thành dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu. Thời kỳ này diễn ra trong khoảng trên dưới 80 năm, bắt đầu từ Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) cho đến Nguyễn Huy Hổ (1783 - 1841).

Về đặc điểm xã hội, thời kỳ này đất nước có phần yên bình hơn, nhân dân được yên ổn làm ăn, nạn binh đao khói lửa tạm lắng xuống, giáo dục khoa cử Nho học có điều kiện mở mang, chăm lo, phát triển. Vùng đất Hà Tĩnh nói chung, tổng Lai Thạch, huyện Can Lộc nói riêng ngày càng có nhiều người đỗ đạt cao và ra làm quan, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình như Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Lê Sỹ Bàng, Lê Sỹ Triêm, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, Vũ Diệm, Phan Kính... Riêng về dòng họ Nguyễn Huy, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII có thể coi là thời thịnh đạt của dòng họ, nhiều người đỗ Tiến sĩ, Hương cống, Tú tài trong thời gian này như Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Tá...

Việc học hành đỗ đạt đã giúp cho các danh nhân, tác giả dòng họ Nguyễn Huy tiếp thụ được nhiều tri thức mới, có điều kiện giao lưu với giới tinh hoa đất nước và với văn hóa Trung Hoa qua chuyến đi sứ năm 1765 của Nguyễn Huy Oánh... đây cũng chính là hành trang tri thức để các tác giả dòng văn Trường Lưu sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị về nhiều mặt.

Thống kê tác giả, tác phẩm thời kỳ này có:

TT Họ và tên Tác phẩm Ghi chú

1 Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789)

- Huấn nữ tử ca (Bài ca răn dạy con

gái)

- Quốc sử toản yếu

- Phụng sứ Yên đài tổng ca - Sơ học chỉ nam - Thạc Đình di cảo - Bắc dư tập lãm Đã xuất bản Đã xuất bản

59

- Dược tính ca quát - Hoàng Hoa sứ trình đồ

Đã xuất bản

2 Nguyễn Huy Quýnh (1734 - 1785)

- Quảng Thuận đạo sử tập - Thác lời trai phường Vải

Đã xuất bản

3 Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790)

- Truyện Hoa tiên

- Hạ nghiêm thân từ thị thượng thọ thi (Thơ mừng thọ cha mẹ)

Đã xuất bản

4 Nguyễn Thị Đài (1752 - 1819)

Cung hạ từ tôn đăng thất thập thọ

(Kính mừng mẹ hiền lên tuổi 70)

5 Nguyễn Huy Hào (1770 - ?)

- Mai Đình mộng thi (Thơ về giấc

mộng ở Mai Đình)

- Nguyễn công hành trạng (Hành

trạng Nguyễn Huy Quýnh)

6 Nguyễn Huy Vinh (1770 - 1818)

- Nguyễn thị gia tàng - Chung Sơn di thảo

- Hoa trình tiêu khiển tiền hậu tập tự 7 Nguyễn Huy Hổ (1783 - 1841) - Mai đình mộng ký - Bích Câu du tiên mạn ký Đã xuất bản

Trong khuôn khổ Luận án, chúng tôi xin làm rõ về ba tác giả tiêu biểu của dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu thời kỳ này là Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Huy Hổ.

Nguyễn Huy Oánh: húy là Xuân, hiệu Lựu Trai, tự Kính Hoa, sinh ngày

17 tháng Chín năm Quý Tỵ (1713), là con trai đầu của Nguyễn Huy Tựu.

Năm Nhâm Tý (1732), đỗ đầu kỳ thi Hương, năm (1733) thi Hội nhưng không đỗ. Năm Mậu Thìn (1748), đỗ Đình nguyên Thám hoa.

Năm 1749, giữ chức Tham mưu đạo Thanh Hoa, năm Canh Ngọ (1750), sau đổi làm Hiệp đồng đạo Nghệ An. Năm Quý Dậu (1753), làm Đề điệu các trường thi Hương ở Hải Dương và Yên Quảng. Năm Bính Tý (1756) nhận chức Tán trị Thừa chính sứ, Tư tham Thừa chính sứ ở xứ Sơn Nam. Năm Đinh Sửu (1757), làm giám khảo thi Hội.

60

Năm Kỷ Mão (1759) từ Sơn Nam về kinh thành làm việc, được giao giữ thêm chức Tri binh phiên, Hành cơ mật viện sự - phụ trách việc cơ mật, Nhập nội thị giảng, tham gia giảng dạy ở phủ Thế tử (Trịnh Sâm), kiêm chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, thăng Hàn lâm viện Thừa chỉ. Cùng năm này con trưởng của ông là Nguyễn Huy Tự, sau khi đỗ thứ năm kỳ thi Hương, ra kinh thành làm Thị nội văn chức, cùng với ông làm việc ở phủ Thế tử.

Năm Ất Dậu (1765) triều đình thăng chức Thiêm đô ngự sử ở Ngự sử đài và chọn ông làm Chánh sứ đi Trung Hoa. Cuộc hành trình đi sứ kéo dài trong hai năm, ông giao du rộng với các danh sĩ quan lại của Thanh triều, ngoài ra còn đàm đạo thơ văn, giao du với sứ thần Nhật Bản, Cao Ly.

Năm Mậu Tý (1768) thăng chức Hữu thị lang bộ Công. Mấy năm tiếp theo giữ các chức Hữu thị lang bộ Binh, bộ Hình. Đầu năm 1778, lúc 66 tuổi, Nguyễn Huy Oánh theo lệ xin về trí sĩ, được thăng chức Tả thị lang bộ Lại. Sau lại được “khởi phục” với chức Tán lý quân vụ các đạo Thanh Hóa, Sơn Nam và Hải Dương.

Năm Nhâm Dần (1782), sau khi Trịnh Tông lên ngôi chúa, ông được gia ân thăng Công bộ Thượng thư. Tuy về nghỉ hưu nhưng Nguyễn Huy Oánh vẫn theo dõi chính sự, năm Quý Mão (1783), ông từ quê ra kinh thành, nhân dịp triều đình bình xét công trạng, ông được thăng Thượng thư bộ Công, lại ban thêm chức Thượng thư bộ Lễ, bộ Hộ và đề nghị ông nhận chức Tham tụng, nhưng ông dứt khoát không nhận và có làm bài khải từ chối việc nhận chức Tể tướng (Từ Tham tụng khải).

Thời gian hưu quan ở Trường Lưu là thời gian ông dành cho việc dạy học, xây dựng quê hương, lập hội Trường Ân, dựng Phúc Giang Thư viện, in sách nhiều nhất, và đây cũng là thời gian thịnh vượng nhất ở Trường Lưu. Thư viện Phúc Giang chứa đến mấy vạn quyển sách, đã thành một trung tâm văn hóa thời bấy giờ, Đại thi hào Nguyễn Du cũng từng lên đây hát ví.

Dịp này nhiều người ở trong dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu thi cử phát đạt, như khoa Quý Mão năm 1783 có Nguyễn Huy Phó đỗ đầu kỳ thi Hương, Nguyễn Huy Lạng và Nguyễn Huy Tá đỗ Hương cống.

Thời gian này tình hình kiêu binh khá yên ổn, xét công lao khi tham gia bình định Tuyên Quang, Nguyễn Huy Oánh được phong Thượng thư bộ Binh,

61

bộ Lễ, Tế tửu Quốc Tử Giám. Ngày 26 tháng bảy năm 1783, triều đình phong cho Nguyễn Huy Oánh là Uyên Phố Hoàng Dụ Đại Vương, được thờ sống tại quê nhà. Cũng trong năm này, ngày 29 tháng mười, triều đình có tờ sắc phong ông giữ chức Thượng thư bộ Binh và bộ Lễ, bậc Thượng trụ quốc hàng nhất, Quốc Tử Giám Tế tửu, mà không phải ra triều đình làm việc. Ngày mồng Chín tháng Năm năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huy Oánh mất ở quê nhà, thọ 77 tuổi.

Nguyễn Huy Oánh đã nêu một tấm gương về việc học hành thi cử. Ông cố gắng tìm trong sách sử cái đạo trị nước, nghiên cứu sâu rộng và có mục đích rõ ràng, học để mà hành. Ông cũng chính là người đã có công “lấy văn trồng người mở kế trăm năm” ở làng Trường Lưu.

Nguyễn Huy Oánh nổi tiếng là thầy giáo giỏi “Phu tử là người kiệt xuất

đất Hoan Châu”, học trò kể đến nghìn người, thi đỗ cao và làm quan đồng triều

có hơn 30 người như Trương Đăng Quỹ, Trần Công Xán, Phạm Nguyễn Du,

Phạm Quý Thích... Nguyễn Huy Oánh để lại khá nhiều tác phẩm có giá trị văn

hóa sâu sắc, tiêu biểu như:

Hoàng hoa sứ trình đồ: là tác phẩm được họa đồ bằng thực tế cuộc hành

trình đi sứ Trung Hoa năm 1765. Sách dày khoảng 120 trang, trên đó Nguyễn Huy Oánh họa rõ từng con sông, ngọn núi, tên châu, tên phủ, đình, miếu, đền thờ... đã đi qua, nơi nào khe suối, nơi nào đông điều, dân cư phân bố. Ngoài phần bản đồ là những trang ghi chép được chia thành hai phần đặt ở đầu của tập sách. Phần đầu là lời thuyết minh cho bản đồ đi sứ (Hoàng hoa dịch lộ đồ

thuyết) và Bài ca (bằng thơ) về hành trình từ Nam Kinh tới Băc Kinh (Lường

kinh trình lộ ca). Đây là một tài liệu quý hiếm đối với ngành Trung Quốc học.

Quốc sử toát yếu: Nguyễn Huy Oánh đã tham gia biên soạn sách. Bìa sách

ghi “Sử thần Ngô Sĩ Liên biên tu” Nguyễn Huy Oánh và Thạc Đình tàng bản. Nội dung sách chép từ Ngoại ký (Hồng Bàng Thị, Kinh Dương Vương) và kết thúc ở nhà Trần (Trùng Quang Đế). Đây là bản sách được Nguyễn Huy Oánh cho khắc ván in nên mục đích có thể là để phục vụ cho Trường học Phúc Giang.

Bắc dư tập lãm: sách được biên soạn khi Nguyễn Huy Oánh đi sứ năm Ất

Dậu (1765). Ông đã biên lược từ cuốn Danh thắng toàn chí thành Bắc dư tập lãm, ghi chép khá kỹ lưỡng từ những tên thành quách, huyện phủ, dân phố đến núi sông, chùa quán, đền đài, điện các, ngòi động...

62

Phụng sứ Yên Đài tổng ca: là một tập nhật ký đi đường với khoảng 120

bài thơ. Dù mang đậm tính chất của một tập thơ ký sự, nhưng Phụng sứ Yên Đài

tổng ca vẫn giàu xúc cảm với thiên nhiên, cảnh vật và ẩn chứa khá nhiều tâm sự.

Sơ học chỉ nam: Nguyễn Huy Oánh soạn năm Quý Tỵ niên hiệu Cảnh

Hưng (1773), là tập bài giảng nhập môn, hướng dẫn những quy định cần thiết cho một học trò khi vào trường học.

Thạc Đình di cảo: là tập thơ văn thứ hai của Nguyễn Huy Oánh sau tập

Phụng sử Yên Kinh tổng ca. Sách gồm 127 bài thơ và các bài phú, khải, tập ký

và từ, chủ yếu là thơ thù tạc, ngâm vịnh, tự thuật,... nhưng tâm trạng của tác giả thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn so với tập đi sứ.

Dược tính ca quát: tập sách thuần túy về y học, giải thích rõ về cách châm

cứu, cách dùng các vị thuốc. Dược tính ca quát gồm 234 câu lục bát chữ Hán. Cùng với Phụng sứ Yên Đài tổng ca, đây là tập lục bát chữ Hán khá độc đáo.

Huấn nữ tử ca: Bài ca Nôm gồm 632 câu lục bát với một ngôn từ giản dị,

nhưng trong sáng trôi chảy để dạy con gái về công, dung, ngôn, hạnh.

Nhìn lại toàn bộ hành trang và sự nghiệp của Nguyễn Huy Oánh, có thể thấy ông là một kẻ sĩ khá thành đạt trên nhiều phương diện. Ông làm thầy, là một trong những người thầy có tiếng, được tôn vinh phẩm bậc cao nhất. Là một nhà biên soạn, trước thuật, ông để lại một di sản khá đồ sộ với nhiều mảng, loại sách khác nhau.

Là một tác giả văn học, ông để lại những bài thơ thiên nhiên trong sáng, tươi đẹp; những dòng văn thơ chứa nặng tâm sự với quê nhà, đất nước, người thân; những bài ca lục bát đặc sắc, hiếm có như bài: Thư hoài (Bày tỏ nỗi lòng),

Liên trì nguyệt sắc (Sắc trăng đàm Sen), Hương cư tức cảnh (Cảnh nhà cư nơi

quê hương), Lữ thứ trung thu (Đất khách gặp cảnh trung thu). Nguyễn Huy Oánh xứng đáng là một tác giả tiêu biểu văn học Đại Việt thế kỷ XVIII.

Người đương thời tôn vinh Nguyễn Huy Oánh vào loại kiệt xuất đất Hoan Châu và xếp ông vào vị trí hàng đầu trong Nghệ An ngũ tuyệt (Lai Thạch văn, Tiên Điền tao, Việt Yên thi, Nam Hoa phú, Hoàn Hậu sách). Đặng Trần Côn, tác

giả Chinh Phụ ngâm cũng có những lời nhận xét về Nguyễn Huy Oánh: “Ông

xung trận đột nhập đường mây, hơn người mẫn tiệp. Tứ văn chương dồi dào xuyên qua bầu trời, vượt khỏi mặt trăng sáng như ngọn đuốc. Từ ngữ khiến gió

63

mưa phải sợ, có thể nghiêng sông lấp biển; chữ viết đẹp như lụa, như mây. Ở phương Nam chưa từng có ai như vậy!”.

Có thể nói Nguyễn Huy Oánh là một nhà trứ tác lớn và xuất sắc trong dòng văn Trường Lưu.

Về Nguyễn Huy Tự: (Xin xem ở mục 2.3.3 - Chương 2)

Về Nguyễn Huy Hổ: Tự là Cách Như, hiệu Huy Thiệu, sinh ngày 21

tháng 8 năm Quý Mão (1783).

Ông nội Nguyễn Huy Hổ là Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) tự Kính Hoa, hiệu Lưu Trai, đỗ Đình nguyên Thám hoa, khoa thi Mậu Thìn năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), làm quan đến chức Thượng thư Bộ Công, đồng thời là một nhà giáo, nhà thơ, nhà văn. Cha Nguyễn Huy Hổ là Nguyễn Huy Tự.

Hiện nay không có tài liệu nào chép rõ hành trạng Nguyễn Huy Hổ, gia phả có mấy dòng vắn tắt nói ông lấy bà vợ đầu tiên là Lê Thị Hậu, cháu gái vua Lê Hiến Tông nhưng cũng không chép là vào năm nào. Chỉ biết Lê Hiến Tông thì đã mất từ năm 1786 và đến khi ông trưởng thành thì triều Lê cũng chỉ còn vang bóng.

Qua Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ), ta biết được vào mùa xuân năm

Kỷ Tỵ (1809), ông có cuộc du chơi núi Chung Sơn thăm anh là Nguyễn Huy Vinh. Đến năm 1818, Nguyễn Huy Vinh mất và mẹ ông là bà Nguyễn Thị Đài cũng tạ thế. Hoàng Xuân Hãn đã viết về Nguyễn Huy Hổ “lúc ông chừng 40 tuổi, vua Minh Mạng triệu ông vào làm thuốc trong cung, nhân ông chỉ trích sự tính sai của Tòa khâm thiên giám và sau đó nghiệm lời ông nói đúng nên vua ban chức Linh Đài lang, còn truyền rằng chính ông lấy kiểu đất lăng vua Minh Mạng" [109; 1060]. Có lẽ dựa vào đây mà các tài liệu sau đó như Lược truyện

các tác gia Việt NamNăm thế kỉ văn Nôm người Nghệ cũng chép lại như thế.

Về việc Nguyễn Huy Hổ được chọn xem đất và bổ làm Khâm thiên giám,

Đại Nam thực lục chép, vào năm 1826, Minh Mạng có chỉ dụ cho việc tìm đất

“Nay Trẫm kính lo đường kế thuật, may gặp buổi thái bình, việc phần mộ không thể dự tính trước. Vậy hạ lệnh cho đình thần cùng với khâm thiên giám để đến các xà kim ngọc định môn dự trước ngôi “Vạn niên đại cát địa” và ngôi “Vạn niên cát địa” cho được gần chốn khí thiêng liêng mà để lại phúc ấn về sau”.

64

Trong tờ sắc cho Nguyễn Huy Hổ đề ngày 12 tháng 10 năm Minh Mạng thứ 20 (1839) có đoạn: “Bộ lại kính theo thượng dụ ngày mùng 6 tháng này (tức tháng 10) cấp cho sỹ nhân Nguyễn Huy Hổ người Hà Tĩnh hầu việc đã lâu, được thưởng 20 lạng bạc, chuẩn cho theo giấy cấp của Bộ để về quê thăm nhà”. Không hiểu thượng dụ tìm đất đến thời điểm xuất hiện tờ sắc này quãng thời gian là 13 năm, phải chăng Nguyễn Huy Hổ ở Phú Xuân suốt hơn 10 năm đó? Nếu quả vậy thì ông vào kinh đô ở lại khá lâu, cho đến khi có tờ sắc cho phép được “về quê thăm nhà” để rồi sau đó lại phải có mặt ở kinh đô ngày mùng 8 tháng chạp cùng năm (1893).

Việc tìm đất cho Minh Mạng mãi đến đến năm 1840 mới có kết quả. Đại

Nam thực lục ghi lời nhà vua ban thưởng cho những người có công tìm đất và có

nhắc đến tên Nguyễn Huy Hổ “trước đã phái văn võ đại thần đem theo Khâm thiên giám cùng thầy địa lý tìm hai ngôi đất ở núi Thuận và núi Hiếu. Trẫm đã đến xem, thấy núi sông đẹp đẽ, khí tốt đúc lại, đủ làm nơi phần mộ muôn năm lâu dài. Sỹ nhân Nguyễn Huy Hổ nhắc bổ làm Linh đài lang ở Khâm thiên giám, lại thưởng chung cho 100 lạng bạc” [137; 680]. Điều này hoàn toàn khớp với tờ sắc đề ngày 8 tháng 5 năm Minh Mạng thứ 21 (1840) sắc cho Nguyễn Huy Hổ quê xã Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trước được phái đi xem đất, đã tìm được kiểu đất tốt, từng có chỉ dụ ban cho làm Linh đài lang ở Khâm Thiên giám hàng chính thất phẩm (Sắc hiện lưu giữ tại Nhà thờ Nguyễn Huy Hổ). Như vậy việc Nguyễn Huy Hổ được bổ làm Linh đài lang chủ yếu do việc tìm đất và ông giữ chức này khoảng hơn một năm, đến ngày 20 tháng 9 năm sau (1841) thì mất, để lại tác phẩm Mai đình mộng ký (tác phẩm này xin được nói kỹ ở phần sau).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di sản văn học của dòng văn trường lưu (hà tĩnh) từ góc nhìn văn hóa (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)