sử dụng FDI cũng như sử dụng ODA của Nhật Bản bằng việc đưa ra các
chính sách thuế tốt để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện Luật thuế tốt hơn nữa và cũng nhằm tránh gian lận thuế của các doanh nghiệp giữa hai nước và nâng cao đội ngũ cán bộ kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư này. Điều này vừa thể hiện sự mong muốn hợp tác cửa Việt Nam với Nhật Bản, tạo tiền đề cho quan hệ thương mại quốc tế, hơn nữa còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cũng như là gia tăng giá trị cho hàng xuất khẩu Việt Nam, tăng khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản nói riêng, thị trường thế giới nói chung.
d, Bên cạnh những dự án lớn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế đã nhận được sự đầu tư từ phía Nhật như đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc và các dự án Việt Nam mong muốn và mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào như dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác… Chúng ta cần có những chương
trình cụ thể về phát triển các ngành mũi nhọn, ngành xuất khẩu và ngành công nghiệp phụ trợ. Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ là bắt
buộc nếu Việt Nam muốn nâng cao giá trị gia tăng trên những mặt hàng xuất khẩu. Chúng ta cơ bản có lợi thế so sánh về tài nguyên và nguồn nhân công rẻ, cái chúng ta còn thiếu là vốn, công nghệ, và mô hình tổ chức quản lý. Mà Nhật Bản lại là một quốc gia có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp tổ chức quản lý hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam đã có nền tảng hợp tác kinh tế lâu dài, đã kí kết nhiều hiệp định hợp tác chung với Nhật Bản.Vì vậy, Việt Nam nên hướng việc thu hút FDI từ Nhật Bản vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhiều hơn nữa .