Triển vọng mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản (Trang 33 - 37)

34. Nguyên phụ liệu dược

3.2 Triển vọng mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Thực tế cho thấy, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây đã được phát triển lên tầm cao mới. Kết quả của các chuyến thăm và làm việc giữa các Nguyên thủ Quốc gia hai nước kể từ năm 2002 đến nay đã khẳng định thêm cho tầm cao mới của mối quan hệ đó. Đặc biệt là với hàng loạt các hoạt động thiết thực kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản trong năm 2008 vừa qua là những minh chứng cho sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

Việt Nam-Nhật Bản cùng là thành viên trong nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)…, mở rộng và tích cực hợp tác trong khuôn khổ ASEAN-Nhật Bản, ASEAN+3, hiệp định đối tác Kinh tế

toàn diện Asean – Nhật Bản (1/12/2008) và các dự án hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong, ….

Ngoài ra, hai quốc gia còn kí kết nhiều hiệp định song phương như :

o Các Hiệp định vay ODA hàng năm (từ 1992)

o Hiệp định Hàng không (5/1994)

o Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9/1995)

o Hiệp định hợp tác kỹ thuật (10/1998)

o Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004)

o Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (8/2006)

o Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) (25/12/2008) Và một số thoả thuận khác:

o Biên bản về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật (10/1996).

o Sáng kiến chung Việt - Nhật về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam (11/2003), giai đoạn hai (7/2006), giai đoạn 3 (6/2008).

o Tuyên bố chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao “vươn tới tầm cao mới của mối quan hệ đối tác bền vững” 7/2004.

o Tuyên bố chung về hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản (6/2004).

o Thoả thuận hợp tác giữa Học viện quan hệ quốc tế Việt Nam và Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản (2/2005).

o Tuyên bố chung hợp tác du lịch giữa Tổng cục du lịch và Bộ Lãnh thổ, Hạ tầng và Vận tải Nhật Bản 4/2005.

o Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản “hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” 10/2006.

o Bản ghi nhớ về việc thành lập Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản (5/2007).

o Tuyên bố chung làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản và Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược được ký nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (11/2007).

o Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản (METI) (12/2008) .

o Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro "Về quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á" (4/2009)...

Đây là nền tảng cơ bản để phát triển những mối quan hệ hợp tác, đặc biệt là trao đổi thương mại hai chiều giữa hai quốc gia.

Với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển rất nhanh chóng, đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong 15 năm qua, Nhật Bản luôn đứng đầu về ODA với trên 13 tỉ USD, trong đó trên 1 tỉ không hoàn lại, chiếm hơn 30% tổng viện trợ của quốc tế cho Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam và

Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng trên 19%/năm. Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hai chiều đạt 12,2 tỉ USD vào năm 2007. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang nước này 7,73 tỉ USD, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD, sắt thép 966 triệu USD, những mặt hàng này là rất cần thiết cho quá trình công nghiêp hóa hiện đại hóa đất nước. Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã hơn 1,2 tỉ USD, chiếm khoảng 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là dệt may, thủy sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Đây đồng thời cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kế hoạch đặt ra cho năm 2011, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật sẽ tăng trưởng 18% so với năm ngoái.

Với tỷ trọng lớn này, có cơ quan truyền thông e sợ rằng, hàng Việt sẽ "lung lay" theo trận sóng thần lịch sử mới xảy ra hồi đầu tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản. Nhưng thực tế, tình hình lại không xấu như vậy vì đến nay chưa có đối tác Nhật Bản nào hủy đơn hàng. Ngay sau khi thảm hỏa Nhật Bản xảy ra, Bộ Công Thương đã khẩn trương làm việc với các cơ quan liên quan, thu thập tình hình, đặc biệt là liên hệ thường xuyên với thương vụ Việt Nam ở Nhật Bản.

Quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho

nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau. Trong tương lai gần cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia không có nhiều thay đổi mà chỉ có tăng về qui mô thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w