Ph ương pháp rèn luyện phát triển sức nhanh

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 1 ppsx (Trang 25 - 26)

2. Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất vận động (tố chất thể lực)

2.2.Ph ương pháp rèn luyện phát triển sức nhanh

• Sức nhanh là năng lực thực hiện một hành động vận động trong diều kiện cho trước với thời gian ngắn nhất.

• Sức nhanh phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh. - Sự phối hợp của hệ thống thần kinh- cơ. - Khả năng đàn tính của cơ bắp.

- Khả năng huy động các nguồn năng lượng phù hợp. - Các phẩm chất tâm lý- ý chí.

- Sức mạnh, sức bền tốc độ, mức độ hoàn thiện ký thuật động tác…

• Sức nhanh được biểu hiện ở 3 dạng chính: - Sức nhanh phản ứng vận động.

- Sức nhanh động tác đơn. - Sức nhanh tần sốđộng tác.

• Để phát triển sức nhanh cần phối hợp thực hiện các bài tập thể chất nhằm phát triển các yếu tố quyết định đến khả năng thể hiện của sức nhanh.

Tuy vậy, cũng cần căn cứ vào đặc điểm yêu cầu cụ thể của các hoạt động TDTT và nghề nghiệp đểưu tiên thực hiện các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn phù hợp yêu cầu của từng môn thể thao và phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

Ví dụ: Đối với vận động viên (VĐV) các môn nhảy (nhảy cao, nhảy xa, nhảy ngựa…) và các môn ném, đẩy (ném bóng, ném lựu đạn, đẩy ta…) thì ưu tiên thực hiện các bài tập để phát triển

sức nhanh động tác. Vơi các môn thể thao: võ, đấu kiếm, các môn bóng (bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, ten níc… ) thì ưu tiên thực hiện các bài tập để phát triển sức nhanh phản ứng. Các môn thể thao hoạt động có chu kỳ: chạy cử ly ngắn, bơi cử ly ngắn, đua xe đap tốc độ…thì ưu tiên thực hiện các bài tập nhằm phát triển sức nhanh tần sốđộng tác.

•Để tập luyện phát triển sức nhanh ta có thể sử dụng các bài tập thể chất có tác dụng phát triển năng lực phản ứng có tần số cao hay các bài tập có tác dụng phát triển sức mạnh - nhanh, các bài tập với bóng…

• Phương pháp tập luyện để phát triển sức nhanh là: - Phương pháp tập luyện lặp lại.

- Phương pháp tập luyện giãn cách có cường độ vận động gần tối đa và tối đa. - Phương pháp trò chơi vận động với bóng nhỏ…

• Trong huấn luyện sức nhanh cần chú ý đến cấu trúc lượng vận động, cụ thể là cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Cường độ vận động tối đa và gần tối đa. - Khối lượng vận động nhỏ.

- Thời gian vận động ngắn.

- Thời gian nghỉ vượt mức đảm bảo năng lực vận động (NLVĐ) hồi phục vượt mức mới tập luyện tiếp.

- Khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập phát triển sức nhanh. - Sử dụng phương tiện tập luyện (các bài tập thể chất) phong phú đa dạng. - Chú ý thả lỏng trong khi thực hiện bài tập.

- Thực hiện bài tập với yêu cầu cao vềđộ chính xác kỹ thuật động tác.

- Trong quá trình tập luyện nếu thấy xuất hiện hiện tượng giảm tốc độ vận động thì dừng tập.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 1 ppsx (Trang 25 - 26)