Thuận lợi, khó khăn: 1 Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 và tình hình áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam ppsx (Trang 30 - 34)

1.2.1 Thuận lợi:

Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn

Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại”. Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện. Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật. Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.

Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường. Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã tăng nhanh chóng. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.

Sức ép từ các công ty đa quốc gia

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù năm 2008 được coi là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nhưng trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn đứng ở mức kỷ lục là 48 tỷ USD. Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.

Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001. Những hoạt động như vậy đã tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện phần lớn từ các công ty nước ngoài, liên doanh, sau đó mở rộng ra các đối tượng là tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam.

Sự quan tâm của cộng đồng

Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.

1.2.2 Khó khăn:

Chính sách, cơ chế của nhà nước không nhất quán và thiếu công bằng:

Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước chưa có chính sách cụ thể và nhất quán để hỗ trợ/ ưu đãi các doanh nghiệp trong nước áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 mà chủ yếu do áp lực từ phía khách hàng. Ngược lại mong thu hút đầu tư, nhà nước lại lới lỏng quản lý môi trường với các doanh nghiệp FDI nước ngoài, đặc biệt là công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn thiếu hiệu quả, dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp nước ngoài áp dụng ISO 14001 nhiều hơn là do đáp ứng yêu cầu của khách hàng và chuỗi cung ứng và văn hóa tập đoàn và cũng không xuất phát từ ý thức đầu tư để bảo vệ môi trường nước sở tại. Do đó việc áp dụng ISO 14000 nhiều khi còn mang tính hình thức và đối phó. VD, Vedan “giết” sông Thị Vải do xả nước chưa qua xử lý nhưng thực tế Vedan vẫn có chứng chỉ ISO 14001.

Tốn kém trong đầu tư cải thiện và duy trì cơ sở vật chất, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Khoản đầu tư cải thiện cơ sở vật chất lớn cũng là một trở ngại thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng ISO 14001. Muốn thực hiện ISO 14001, cần có những điều kiện tối thiểu: cơ sở hạ tầng đáp ứng các yêu cầu để đảm bảo công tác quan trắc môi trường đạt yêu cầu. Cân đối với lợi nhuận ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thì khoản đầu tư này là một thách thức không nhỏ, do đó xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng…) thì có doanh nghiệp trong nước không áp dụng ISO 14001 để tránh những khoản đầu tư nhất định.

Ngoài ra, không kể đến chi phí cho việc vận hành của các hệ thống xử lý nước thải, khí thải và bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng gân không ít tốn kém cho doanh nghiệp trong quá trình duy trì. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp mặc dù có hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhưng không vận hành thường xuyên mà chỉ vận hành khi có đợt kiểm tra của cơ quan chức năng. Tung Twang (Hải Dương) là một VD điển hình.

Chính sách môi trường mờ nhạt, không ăn nhập với chính sách phát triển dài hạn của doanh nghiệp

Một trong những yếu điểm dễ thấy của doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề hoạch đinh, định hướng, việc định hướng pháp triển chung của doanh nghiệp còn yếu kém thì việc định hướng cho hoạt động bảo vệ môi trường còn mờ nhạt hơn nữa.

Việc xây dựng chính sách môi trường đến nay vẫn rất hình thức và chung chung, đôi khi sử dụng luôn ý tưởng của chuyên gia tư vấn khiến cho chính sách môi trường không nhất quán với chính sách phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Có nhiều tổ chức áp dụng ISO 14001 nhưng cán bộ và công nhân không hiểu thậm chí không biết đến chính sách môi trường thì không thể phát huy được sự tham gia của mọi người trong công ty trong công tác bảo vệ môi trường.

Mục tiêu phát triển chung một đằng, mục tiêu môi trường một nẻo

Khi lựa chọn và đưa ra các mục tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường quan trọng, tổ chức phải có trách nhiệm đảm bảo các mục tiêu này sẽ được thực hiện, qua đó giảm thiểu tác động và hoạt động quản lý môi trường của tổ chức sẽ dần được hoàn thiện.

Tương tự như với chính sách môi trường, xác định mục tiêu một cách phù hợp, hiệu quả, vừa gắn kết với mục tiêu phát triển chung vừa nhất quán với chính sách môi trường lại là vấn đề nhiều tổ chức còn yếu.

VD: được sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn, sau một năm, doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu môi trường đề ra năm đầu tiên, nhưng năm tiếp theo tư vấn đã rút đi, doanh nghiệp lại loay hoay không biết lựa chọn mục tiêu môi trường nào, hoặc lựa chọn mục tiêu môi trường không khả thi (khó thực hiện hoặc tốn nguồn lực) hoặc không nhất quán với chính sách môi trường đề ra.

Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao

Đánh giá nội bộ là một hoạt động quan trọng, cần được triển khai định kỳ nhằm xác định hiệu lực cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến hiệu quả của hệ thống Quản lý. Tuy quan trọng như vậy nhưng hiện nay, hoạt động đánh giá nội bộ cũng là yếu điểm của các doanh nghiệp. Một số nguyên nhân thường gặp:

• Sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sát,

• Không được hoặc không biết cách xây dựng chương trình đánh giá nội bộ hiệu quả,

• Năng lực của đánh giá viên nội bộ không đáp ứng,

• Tâm lý cả nể trong quá trình đánh giá và lập báo cáo đánh giá, • Đánh giá nội bộ mang tính hình thức, lấy lệ để có hồ sơ,

Vì vậy các phát hiện trong đánh giá nội bộ đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến công tác bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giải pháp:

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 và tình hình áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam ppsx (Trang 30 - 34)