Thừa Thiên Huế: CÔNG TY XI MĂNG LUKS

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 và tình hình áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam ppsx (Trang 25 - 28)

Đáng kể nhất trong Thập niên Chất lượng lần thứ Nhất ở Thừa Thiên - Huế là việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong các doanh nghiệp. Trước năm 1996, Thừa Thiên - Huế chưa có doanh nghiệp nào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, từ khi phát động Thập niên Chất lượng đến nay đã có 11 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ và 5 doanh nghiệp đang trong giai đoạn áp dụng. Trong đó có Công ty Hữu hạn LUKS Việt Nam được cấp 3 chứng chỉ (ISO 9001:2000, ISO 14000,

OHSAS). Công ty hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam) thuộc Tập đoàn Luks ở Hồng Kông, 100% vốn nước ngoài do được chuyển đổi từ Công ty hữu hạn Luks xi măng Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên sau 1 thời gian hoạt động công ty ximăng Luks đã vi phạm bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn ISO 14000.

Ngày 22-7-2011, ông Nguyễn Hữu Quyết, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Thừa Thiên - Huế, cho biết đoàn kiểm tra liên ngành vừa hoàn thành công tác kiểm tra về “hoạt động bảo vệ môi trường” của Công ty hữu hạn ximăng Luks (Việt Nam).

Cuộc kiểm tra này xuất phát từ hàng chục lá đơn kêu cứu và liên tục các cuộc bao vây phản đối của các hộ dân sống xung quanh nhà máy ximăng của công ty này đặt tại xã Hương Văn, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế.

Ngày 21-11-2010, hàng trăm người dân hai xã Hương Vân, Hương Văn bao vây, ngăn chặn công nhân đến làm tại Nhà máy ximăng Luks để phản đối nhà máy xả bụi gây ô nhiễm nặng.”

Theo kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành, trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty hữu hạn ximăng Luks (100% vốn của Hong Kong) có hàng loạt sai phạm về bảo vệ môi trường. Cứ thể, các hệ thống xử lý bụi, khí thải và nước thải công nghiệp của nhà máy chưa thực hiện đúng theo cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Dây chuyền công nghệ có nhiều đoạn bị hở khiến lượng lớn bụi phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư sống xung quanh nhà máy, trong khi nhà máy chưa có phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống xử lý tiếng ồn dây chuyền số 4 của nhà máy không đảm bảo, từ 21g đến 6g tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nước thải công nghiệp chưa đạt yêu cầu về vi sinh (cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép) cũng được xả ra môi trường. Các công trình xử lý nước thải, xử lý bụi và khí thải đều xây dựng sai thiết kế kỹ thuật, đồng thời tự ý đưa vào sử dụng khi chưa được các cơ quan chuyên môn thẩm định đồng ý.

Ngoài ra, công ty này còn chuyển giao chất thải nguy hại cho nhiều tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định. Công nhân phải làm việc trong môi trường có hàm lượng bụi và tiếng ồn vượt quy định cho phép khá cao, trong khi họ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại.

Công ty cũng chưa lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho công nhân để hưởng các chế độ. khoảng 780 người lao động chưa được cấp thẻ an toàn lao động theo quy định.

Kết quả kiểm tra còn cho thấy từ năm 2006-2010, người dân vùng phụ cận Nhà máy ximăng Luks và mỏ đá Văn Xá có tỉ lệ người bị bệnh liên quan đến bụi rất cao. Trong đó có 4.229 người mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản; 15.860 người bị bệnh mũi họng và gần 4.000 người mắc các bệnh về da.

Trong hai năm 2009-2010, nhiều lần người dân hai xã Hương Văn và Hương Vân đã kéo đến chặn xe, bao vây Nhà máy ximăng Luks để phản đối việc công ty gây ô nhiễm môi trường. Trong đó có chín vụ khiếu kiện tập thể phản đối công ty gây tiếng ồn, xả bụi gây ô nhiễm và yêu cầu đền bù, hỗ trợ thiệt hại hoa màu và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân bị ảnh hưởng.

Theo thống kê của UBND huyện Hương Trà, hiện có 365 hộ dân thuộc xã Hương Văn, Hương Vân, thị trấn Tứ Hạ nằm trong khoảng cách không an toàn do hoạt động sản xuất của Nhà máy ximăng Luks, buộc phải di dời, tái định cư.

Công ty hữu hạn Xi măng Luks vi phạm bảo vệ môi trường, đó là kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Thừa Thiên-Huế do ông Nguyễn Hữu Quyết - Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, Trưởng đoàn kiểm tra - công bố mới đây sau nhiều năm liên tục DN này bị người dân huyện Hương Trà khiếu nại vì tình trạng ô nhiễm, bụi, khói, tiếng ồn.

Công ty Luks (doanh nghiệp 100% vốn của Hồng Kông) hoạt động tại thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) với 4 dây chuyền sản xuất xi măng, công suất thiết kế 1,4 triệu tấn sản phẩm/năm, đã sử dụng công nghệ lò quay của Trung Quốc thuộc nhóm công nghệ trung bình và khá lạc hậu.

Từ một DN liên doanh với Nhà nước (tỉ lệ 50-50), cuối năm 2005, sau khi tỉnh Thừa Thiên-Huế giao lại toàn bộ nhà máy cho phía Tập đoàn Luks, công suất từ 750 nghìn tấn được nâng lên 1,2 triệu tấn/năm, rồi 1,4 triệu tấn/năm với 4 dây chuyền hoạt động ngày, đêm. Chính việc đầu tư mở rộng ồ ạt, không định hướng trước về mặt bằng sản xuất… nên các hệ thống xử lý bụi và khí thải của nhà máy xây dựng không đồng bộ, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân trong khu vực.

Trong quá trình sản xuất - kinh doanh, công ty vi phạm hàng loạt sai phạm về bảo vệ môi trường. Cụ thể, các hệ thống xử lý bụi, khí thải và nước thải công nghiệp của nhà máy chưa thực hiện đúng theo cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; dây chuyền công nghệ có nhiều đoạn bị hở khiến lượng lớn bụi phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư sống xung quanh nhà máy; hệ thống xử lý tiếng ồn dây chuyền số 4 không đảm bảo; nước thải công nghiệp cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép; các công trình xử lý nước thải, xử lý bụi và khí thải đều xây dựng sai thiết kế kỹ thuật, tự ý đưa vào sử dụng khi chưa được các cơ quan chuyên môn thẩm định, đồng ý.

...Đến thải trộm, bán chất thải nguy hại

Việc ô nhiễm môi trường, nguồn nước… đã khiến hàng trăm hộ dân các xã xung quanh nhà máy như Hương Văn, Hương Vân, thị trấn Tứ Hạ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để giải quyết tình trạng trên, tỉnh ủy, UBND tỉnh TT- Huế, UBND huyện Hương Trà đã nhiều lần yêu cầu nhà máy phải vận hành hệ thống lọc bụi tĩnh điện thường xuyên, hỗ trợ người dân mua bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh… Thế nhưng, nhà máy lại đối phó bằng cách lén xả bụi vào những thời điểm trời mưa và ban đêm. Chị Nguyễn Thị Phượng (thôn Giáp Tây) cho biết: Nhiều đêm, do ồn quá tôi không ngủ được, ra ngoài thấy nhà máy xả bụi mù trời. Thời điểm thải khói bụi khoảng từ 21 giờ đến 2 giờ sáng.

Không những thải trộm, công ty còn chuyển giao chất thải nguy hại cho nhiều tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Công nhân phải làm việc trong môi trường có hàm lượng bụi và tiếng ồn vượt quy định cho phép khá cao, trong khi họ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại. Công ty cũng chưa lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho công nhân để hưởng các chế độ. Kết quả kiểm tra cho thấy, từ năm 2006 - 2010, tỉ lệ người mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản, hen, mũi họng và các bệnh về da của người dân vùng phụ cận nhà máy xi măng Luks và mỏ đá Văn Xá... rất cao.

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 và tình hình áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam ppsx (Trang 25 - 28)