Nhận định chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại việt nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới 07 (Trang 79 - 83)

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện những quy định pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam tại Việt Nam

Thứ nhất, xét về mặt lí luận, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung pháp luật về quản lý hoạt động BHĐC nói riêng là yêu cầu tất yếu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Nó là nhiệm vụ thường xuyên được đặt ra và quan tâm thực hiện.

Thứ hai, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật điều chỉnh tương đối toàn diện đối với hoạt động BHĐC nhưng những nỗ lực này của nhà làm luật vẫn còn quá chậm so với những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra. Khoảng cách từ khi có sự xuất hiện của mầm mống BHĐC đầu tiên (năm 1998) đến khi có văn bản pháp luật điều chỉnh (Luật Cạnh tranh năm 2004) là 07 năm – một quãng thời gian tương đối dài. Trong 07 năm ấy, các vi phạm pháp luật về BHĐC đã đủ để làm cho thị trường liên quan bị biến dạng, nhận thức của người dân trở nên méo mó, chuệch choạc. Do đó, trong thời gian tới, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về BHĐC để

kiểm soát và định hướng cho thị trường vẫn còn là một đòi hỏi vô cùng bức thiết và cần kíp.

Thứ ba, xuất phát từ chính những hạn chế của các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động BHĐC, nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật được đặt ra. Một thực tế phải thừa nhận là trình độ lập pháp cũng như nhận thức của nhà làm luật của chúng ta nói chung chưa cao, về vấn đề BHĐC lại càng yếu kém. BHĐC không phải là vấn đề dễ dàng có thể nhận thức được một cách đầy đủ và toàn diện. Trong khi đội ngũ làm công tác chuyên môn chưa đủ số lượng và yếu về chất lượng mà các văn bản pháp luật điều chỉnh vẫn phải ban hành đứng trước đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tế thì chất lượng của các văn bản được ban hành chưa cao.

Thứ tư, xuất phát từ chính hiện trạng ngành công nghiệp BHĐC tại Việt Nam. Như trong Chương 2 đã đánh giá, ngành công nghiệp BHĐC tại Việt Nam tuy cũng đã gặt hái được những thành tựu đáng kể nhưng nó cũng bộc lộ đầy rẫy những khuyết tật và yếu điểm gây ra những tác hại cực kỳ nguy hiểm và sâu sắc cho xã hội. Nó đặt ra câu hỏi pháp lý làm sao để khỏa lấp những chỗ trống chưa được nhà làm luật dự liệu để điều chỉnh cũng như chấn chỉnh lại những vi phạm của những doanh nghiệp, người tham gia gây ra cho NTD, trật tự nền kinh tế - cái mà đã bị làm cho méo mó.

Thứ năm, chúng ta đi sau rất nhiều so với phần còn lại của thế giới trong công tác điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động BHĐC. Việc này có tính chất hai mặt của nó. Một mặt, chúng ta phải thấy thực tế là chúng ta lạc hậu hơn so với các nước nên dễ trở thành miếng bánh ngon cho các công ty BHĐC trên thế giới khai thác và làm biến dạng thị trường trong khi pháp luật của chúng ta chưa hoàn thiện. Mặt khác, chúng ta có thể tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm các nước để áp dụng vào xây dựng pháp luật trong nước. Làm tốt mặt thứ hai chúng ta sẽ góp phần đẩy lùi được các hành vi vi phạm về BHĐC diễn ra, hạn chế được những khuyết tại của nó và có được một hệ thống pháp luật toàn diện hơn và có tính

3.1.2. Một số nét chính có thể học hỏi trong kinh nghiệm các nước để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Bán hàng đa cấp pháp luật Việt Nam về Bán hàng đa cấp

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Malaysia, New Zealand và Canada chúng ta có thể rút ra được một số điểm chính Việt Nam có thể học hỏi như sau:

Thứ nhất, các quốc gia đều thừa nhận đối với phương thức BHĐC và đưa ra

các quy định để quản lý và kiểm soát hoạt động động này. Việc thừa nhận tuy ở các mức độ khác nhau tại mỗi quốc gia nhưng tựu chung lại các quốc gia đều cho thấy quan điểm chung là BHĐC cũng là một phương thức bán hàng như các phương thức khác nên nó cũng cần phải được thừa nhận và tạo điều kiện công bằng cho sự tồn tại của nó. Còn công tác kiểm soát và điều chỉnh nó như thế nào sẽ phụ thuộc vào chính sách và cách thức tạo điều kiện cho sự tồn tại của nó.

Thứ hai, về cách tiếp cận, các quốc gia đều tiếp cận đối với phương thức

BHĐC theo hướng siết chặt quản lý bằng các biện pháp cụ thể:

Đặt ra những quy định pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện và chặt chẽ về nội dung quản lý;

Đặt ra các chế tài đủ mạnh để kiểm soát, có thể sử dụng cả chế tài hình sự nếu thấy cần thiết để đảm bảo trật tự quản lý.

Thứ ba, kinh nghiệm trong cách thức xây dựng quy định pháp luật điều chỉnh

cũng như trong cách thức quản lý hoạt động BHĐC:

Thẩm quyền quản lý đối với hoạt động BHĐC thường được trao cho các cơ quan quản lý về công thương của các nước, cụ thể hơn nữa là các cơ quan quản lý về cạnh tranh như Cục Cạnh tranh (Canada), Ủy ban Thương Mại (New Zealand). Đây là một điểm hợp lí vì pháp luật về BHĐC là một bộ phận quan trọng của pháp luật cạnh tranh.

Cách thức định nghĩa tương tự nhau đối với hoạt động BHTT: Các quốc gia đều cho rằng hoạt động này là phương thức bán lẻ không tiến hành tại cơ sở bản lẻ cố định của nhà cung cấp mà có thể tiến hành theo cách thức gặp gỡ trực tiếp với người mua tại nơi ở, nơi làm việc, qua thư điện tử, qua điện thoại;

chức đại diện của các doanh nghiệp BHĐC tham mưu giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hiệu quả hoạt động BHĐC;

Các quốc gia đều thừa nhận cả hàng hóa và dịch vụ đều là đối tượng của phương thức BHĐC dù mức độ thừa nhận có sự khác nhau giữa các quốc gia khác nhau. Nó cho thấy định hướng lập pháp của các nước ở mức độ tương đối cao nên điều chính tương đối toàn diện.

Hầu hết các quốc gia đều đặt ra yêu cầu về giấy phép để chủ thể có quyền tham gia BHĐC cho người mua (trừ New Zeland). Đây cũng là một điều hợp lí vì tính chất phức tạp của hoạt động BHĐC, nhà làm luật cần phải siết chặt quản lý để luôn giữ cho hoạt động BHĐC của các doanh nghiệp ở trong trật tự.

Mô hình bán hàng kim tự tháp đều là mô hình BHĐC bị cấm ở các quốc gia. Các trường hợp bị coi là bán hàng theo mô hình kim tự tháp được các quốc gia ghi nhận rất nhiều không chỉ dừng lại ở hành vi điển hình là lôi kéo người tham gia vào hệ thống để được hưởng thù lao;

Các quốc gia đều xây dựng quy định về hợp đồng giữa người BHĐC và người mua, trong đó, một số điều khoản tương tự nhau như: tên gọi của hợp đồng cơ bản được sử dụng là hợp đồng Bán hàng trực tiếp, các hợp đồng hầu hết đều bị yêu cầu bắt buộc phải được thể hiện dưới hình thức văn bản; người mua có quyền chấm dứt hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định tính từ lúc ký (hoặc hình thức khác tương tự) hợp đồng mà không cần phải nêu lý do;

BHTT không áp dụng đối với một số loại hình kinh doanh đặc thù như: kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản. Các loại hình kinh doanh này được điều chỉnh theo cơ chế riêng và theo những văn bản quy phạm pháp luật cũng riêng.

Những quy định của các nước đã được nghiên cứu bước đầu làm tiền đề cho tác giả soi vào và học tập trên cơ sở đánh giá tính phù hợp với Việt Nam để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về BHĐC. Kinh nghiệm của các nước rất đáng quý, rất đáng học hỏi nhưng khi học hỏi cần phải bám sát các nguyên tắc học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại việt nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới 07 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)