Chủ thể của tội phạm này là cũng là chủ thể đặc biệt, chỉ những ngƣời đang bị giam, đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, nếu họ đến một độ tuổi quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự và không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì ngƣời đủ 14 tuổi nhƣng chƣa đủ 16 tuổi là chủ thể của tội phạm này theo khoản 2 của điều luật; những ngƣời đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội phạm này không phân biệt thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 hay khoản 2 của điều luật.
Người đang bị giam là ngƣời đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam và ngƣời đang bị tạm giam trong các trại tạm giam của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bao giờ ngƣời đang chấp hành hình phạt tù đều ở trong các trại giam mà có trƣờng hợp ngƣời đang chấp hành hình phạt tù vẫn ở trong trại tạm giam.
Đối với ngƣời đang bị giam hoặc đang bị tam giam, nhƣng đã đƣợc thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp cƣỡng chế khác hoặc đã đƣợc ngƣời có thẩm quyền ra lệnh tạm đình chỉ thi hành án phạt tù mà sau đó bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu họ chƣa đƣợc ra khỏi trại giam hoặc trại tạm giam vì họ chƣa nhận đƣợc quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, mà bỏ trốn thì vẫn là chủ thể của tội phạm này. Nếu họ đã nhận đƣợc quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, nhƣng vì trại giam hoặc trại tạm giam không trả tự do cho họ mà họ bỏ trốn thì họ không phải là chủ thể của tội phạm này. Ngƣời có thẩm quyền có hành vi cố ý không trả tự do cho ngƣời đã có quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ ngƣời trái pháp luật theo Điều 303 Bộ luật hình sự.
Đối với ngƣời đang chấp hành quyết định hành chính trong các cơ sở giáo dục của Nhà nƣớc mà bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này, mà tuỳ trƣờng hợp ngƣời bỏ trốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về việc đƣa vào cơ sở giáo dục quy định tại Điều 268 Bộ luật hình sự.
Đối với ngƣời đang bị tạm giam hoặc đang bị giam nhƣng đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong các cơ sở chữa bệnh mà bỏ trốn cũng không phải là chủ thể của tội phạm này.
Đối với ngƣời đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam mà bỏ trốn và bị bắt lại, nhƣng sau đó có quyết định đình chỉ vụ án vì không phạm tội; quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù và sau đó đƣợc Toà án cho hƣởng án treo hoặc áp dụng các hình phạt khác không phải là hình phạt tù thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam nữa.
Đối với ngƣời bị phạt tử hình mà bỏ trốn và bị bắt lại, về nguyên tắc hành vi của ngƣời này là hành vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, nhƣng nếu hình phạt tử hình đối với họ không bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hoặc Chủ tịch nƣớc đã bác đơn xin ân giảm án tử hình đối với họ thì không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội trốn khỏi nơi giam nữa.
Người đang bị giữ là ngƣời đã có quyết định tạm giữ theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự hoặc ngƣời bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang hoặc bị bắt theo lệnh bắt khẩn cấp. Những ngƣời bị giữ theo quyết định hành chính, nếu bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này, kể cả trƣờng hợp sau khi bị bắt lại họ bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, vì thời điểm họ bỏ trốn họ chƣa bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Người đang bị dẫn giải là ngƣời đang bị giam, giữ nhƣng đang bị dẫn
giải từ nơi này đến nới khác (từ trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ đến trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ khác hoặc dẫn giải bị can, bị cáo đến phòng xử án để Toà án xét xử…); ngƣời bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang, bị bắt khẩn cấp đang bị dẫn giải về nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Người đang bị xét xử là bị cáo bị giam hoặc bị tạm giam nhƣng đang bị
Toà án xét xử tại phòng xử án đã lợi dụng sự thiếu cảnh giác của lực lƣợng canh giữ đã bỏ trốn khỏi phòng xử án. Đối với bị cáo không bị tạm giam hoặc bị giam (tại ngoại) đã đến phiên toà nhƣng trong quá trình xét xử họ vắng mặt
Nhƣ vậy, chủ thể của tội phạm này có thể là bị can, bị cáo (nếu có lệnh tạm giam) và cả các trƣờng hợp không phải là bị can, bị cáo nhƣ các trƣờng hợp bắt kẻ phạm tội quả tang, truy nã, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú, ngƣời có lệnh tạm giữ đang tạm giữ nhƣ đã phân tích ở phần trên. Do đó, chủ thể của tội phạm này là bị can, bị cáo, ngƣời bị tình nghi.
Những ngƣời đang có lệnh tạm giam có thể là bị can, bị cáo nhƣng không phải mọi bị can, bị cáo đều bị tạm giam. Vì vậy, nếu bị can, bị cáo thực hiện hành vi bỏ trốn trong khi không bị tạm giam (không có lệnh tạm giam) nhƣ bị can trốn trong khi đang tại ngoại để điều tra hoặc ngƣời trƣớc đây bị tạm giam nhƣng đã thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lãnh) mà bỏ trốn thì không phạm tội này.