Phƣơng hƣớng hoàn thiện nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự việt nam (Trang 62 - 77)

phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ

3.2.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm

Để đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả Chính phủ đã có Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 về tăng cƣờng công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới trong đó đề ra các chủ trƣơng, biện pháp để đấu tranh với các loại tội phạm. Kèm theo Nghị quyết này ngày 31/7/1998 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt chƣơng trình quốc gia phòng, chống tội phạm với nội dung chƣơng trình nhƣ sau:

1. Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục ngƣời phạm tội tại cộng đồng dân cƣ; vận động ngƣời phạm tội ra tự thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã.

2. Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân về bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.

3. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân cƣ, trong từng hộ gia đình trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, các lực lƣợng vũ trang.

4. Đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính chất quốc tế, tội cƣớp, cƣớp giật và các hành vi côn đồ hung hãn, các tội hiếp dâm trẻ em, tội phạm ngƣời chƣa thành niên, tội chống ngƣời thi hành công vụ.

5. Nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

7. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhất là các tội phạm có tính chất quốc tế và tội phạm là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.

Theo nội dung chƣơng trình này việc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm ngày càng có hiệu quả hơn.

Từ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới, đến Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/ 5/2005 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020, Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Mới đây nhất là nghị quyết Đại hội Đảng X định hƣớng cho quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật “…hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật…”[20], nghị quyết đã chỉ ra mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các nhiệm vụ trong cải cách tƣ pháp. Đây chính là cơ sở cho việc hoạch định chính sách hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, chính sách hình sự phù hợp với quan điểm của Đảng đó là chính sách hình sự của một Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

“Chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền là một phần của chính sách xã hội nói chung, đồng thời là chính sách pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự nói riêng và bao gồm tổng thể bốn chính sách - chính sách phòng ngừa tội phạm (1), chính sách pháp luật hình sự (2), chính sách pháp luật tố tụng hình sự (3) và chính sách pháp luật thi hành án hình sự (4) với tƣ cách là những phƣơng hƣớng có tính chất chỉ đạo, chiến lƣợc của Nhà nƣớc trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm nhằm đảm bảo thực hiện tốt đƣờng lối xử lý về hình sự, góp phần đƣa các nguyên tắc của Nhà nƣớc pháp quyền vào đời sống thực tế, giáo dục công dân ý thức tôn trọng,

tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, xây dựng thành công Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam”.[10]

Nghị quyết 49 đã chỉ ra những hạn chế nhƣ chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng tƣ pháp còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tƣ pháp còn bất hợp lý, đội ngũ cán Bộ Tƣ pháp, bổ trợ tƣ pháp còn yếu, thậm trí còn sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Tình trạng oan, sai trong điều tra, truy tố, xét xử, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Trƣớc tình hình đó quan điểm của Đảng đề ra để đấu tranh phòng, chống tội phạm là phải thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đƣờng lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Trƣớc tình hình đòi hỏi của công dân và xã hội ngày càng cao, các cơ quan tƣ pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con ngƣời, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm, để đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có sự cải cách các cơ quan tƣ pháp. Nghị quyết 49 của Bộ chính trị chỉ ra các nhiệm vụ cải cách tƣ pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng tƣ pháp. Nhƣ là sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tƣ pháp, hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tƣ pháp, đề cao phòng ngừa và tính hƣớng thiện trong việc xử lý ngƣời phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam, giữ đối với một số loại tội phạm… quy định nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm là ngƣời có thẩm quyền trong thực thi pháp luật. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm

quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tƣ pháp. Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tƣ pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án.

Nhƣ vậy để đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới Nghị Quyết của Đảng đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và đồng bộ trong việc cải cách tƣ pháp bao gồm hoàn thiện pháp luật, tổ chức các cơ quan tƣ pháp, con ngƣời và cơ sở vật chất.

3.2.2.2. Các giải pháp chung về kinh tế - xã hội để thông qua đó tác động gián tiếp đến việc đấu tranh và phòng ngừa tội trốn khỏi nơi giam, giữ

Loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng. Để thực hiện đƣợc điều này cần thực hiện những công việc sau.

- Khắc phục những sơ hở thiếu sót, nhƣợc điểm… trong công tác quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế, quản lý xã hội đã nêu trên.

- Xoá bỏ những môi trƣờng không thuận lợi cho sự hình thành nhân cách con ngƣời. Đặc biệt coi trọng việc giáo dục các cá nhân ở gia đình, nhà trƣờng và xã hội đó là các yếu tố hình thành nhân cách.

- Phát triển kinh tế Đất nƣớc, tăng cƣờng công tác giáo dục tƣ tƣởng, nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức quản lý, nâng cao tinh thần cho nhân dân, tuyên truyền sâu rộng kiến thức pháp luật trong nhân dân.

- Nâng cao hiệu quả của công tác pháp luật và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoàn thiện pháp luật, tổ chức sắp xếp lại các cơ quan tƣ pháp.

- Xoá bỏ những hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Qua các số liệu thống kê tội phạm đã xét xử cho thấy tình hình tội phạm ở nƣớc ta hiện nay vẫn có xu hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp, cơ

cấu thành phần tội phạm có những thay đổi số ngƣời phạm tội chiếm tỷ lệ nhiều nhất là số ngƣời ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, đứng thứ hai là nhóm tái phạm và tái phạm nguy hiểm, đối tƣợng phạm tội là ngƣời lao động chiếm 70% trong đó 30% không có việc làm, số thanh niên phạm tội chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Nguyên nhân, điều kiện đã chỉ ra đó là sự mất cân đối trong phát triển kinh tế giữa các vùng nông thôn và thành thị, miền núi, tình trạng thu đất ở nông thôn để làm dự án, bán cho thuê đất, mất việc làm hoặc không đủ việc làm trong xã hội dẫn đến tình trạng không việc làm. Số ngƣời phạm tội ở lứa tuổi trên cũng là những đối tƣợng không có công ăn việc làm chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với các nhóm khác.Trong quá trình chuyển đổi cơ chế thị trƣờng dẫn đến những khiếm khuyết trong công tác quản lý nhà nƣớc đã làm cho tội phạm về tham ô, tham nhũng tăng lên đáng kể.

Theo số liệu thống kê thì từ năm 2000 đến 9 tháng đầu năm 2004, các Toà án trong cả nƣớc đã thụ lý xét xử sơ thẩm 1083 vụ với 2527 bị cáo phạm các tội về chức vụ, trong đó có 984 vụ với 2350 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, chỉ có 99 vụ với 277 bị cáo phạm các tội chức vụ khác; có 3 tội không có bị cáo nào bị truy tố trong thời gian từ năm 2000 đến 2004, đó là tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác (Điều 286); tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287) và tội đào nhiệm (Điều 288).

Theo thống kê của Văn phòng Toà án nhân dân tối cao: “… trong số 984 vụ với 2350 bị cáo phạm các tội tham nhũng thì tham ô tài sản 711 vụ

với 1715 bị cáo; nhận hối lộ 88 vụ với 280 bị cáo; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 95 vụ với 157 bị cáo; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 45 vụ với 95 bị cáo; lạm quyền trong khi thi hành công vụ 4 vụ với 4 bị cáo; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng đối với ngƣời khác để trục lợi 14 vụ với 40 bị cáo và giả mạo trong công tác

27 vụ với 59 bị cáo, các tội phạm: "Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", "Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây”. Các vụ án thƣờng rất nghiêm trọng với nhiều bị cáo trong cùng một cơ quan, nó bộc lộ thiếu sót trong quản lý nhà nƣớc mang tính sai sót hệ thống nhƣ vụ án gần đây nhất là vụ Nguyễn Đức Chi, vụ Bùi Tiến Dũng PMU 18 Bộ giao thông vận tải.

Để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm có hiệu quả cần thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện nảy sinh trong kinh tế- xã hội dùng sức mạnh kinh tế để thủ tiêu nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Các biện pháp kinh tế thể hiện phát triển nền kinh tế đất nƣớc đáp ứng yêu cầu về vật chất cho nhân dân.

- Đối với những thiếu sót trong quản lý kinh tế cấn khắc phục ngay bằng cách hoàn thiện cơ chế chính sách thể hiện là phải hoàn thiện pháp luật nhƣ ban hành luật phòng chống tham nhũng, tăng cƣờng quyền của các cơ quan giám sát đó là giám sát của các đại biểu Quốc hội, thanh tra, có cơ chế trong việc tham gia của nhân dân đối với các hành vi tham ô lãng phí, thành lập ban phòng chống tham nhũng, hạn chế quyền và tiến tới không giao quyền quản lý trực tiếp các doanh nghiệp đối với các Bộ…

- Các chính sách xã hội là tạo điều kiện công ăn việc làm cho ngƣời dân, ổn định xã hội. Để làm tốt công tác này cần nắm bắt đƣợc thị trƣờng lao động và định hƣớng nghề nghiệp cho những ngƣời trong độ tuổi lao động, hợp tác quốc tế trong xuất khẩu cung ứng lao động. Có công ăn việc làm ngƣời dân mới có thu nhập đảm bảo cuộc sống, giúp họ tự loại bỏ nhu cầu sai lệch dẫn đến phạm tội.

Bên cạnh đó cũng cần lôi cuốn những ngƣời trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, những địa phƣơng có số ngƣời thấy nghiệp càng nhiều thì tình hình tội phạm và các loại tệ nạn xã hội diễn biến rất phức tạp, do đó khi đã tạo đƣợc nhiều việc làm

cũng cần phải thu hút những lao động nhàn rỗi, giáo dục những cá nhân lƣời lao động phải tham gia lao động sản xuất để vừa đảm bảo cuộc sống cho họ vừa đóng góp cho xã hội. Những học sinh vừa rời ghế nhà trƣờng cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc các tổ chức, đoàn thể nhƣ hƣớng nghiệp, đào tạo nghề, bố trí việc làm… tạo cho các em bắt đầu tạo dựng cuộc sống tự lập. Các hình thức dạy nghề đa dạng, phải thiết thực cho các công việc sau này phù hợp với lứa tuổi, sở thích, sức khỏe của các em đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng lao động nhƣ vậy sẽ hạn chế thất nghiệp, tạo cho họ có cuộc sống ổn định và sẽ không bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, các hoạt động tội phạm mà ở lứa tuổi đƣợc coi là “nhạy cảm” nhất vì họ chƣa ổn định về tâm lý, chƣa có bản lĩnh trong cuộc sống.

Các hình thức sở hữu kinh tế hiện nay đa dạng cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều các công ty nƣớc ngoài, trong nƣớc hình thành chứ không riêng gì các cơ quan nhà nƣớc, các công ty nhà nƣớc. Các thành phần kinh tế này thu hút sức lao động tạo công ăn việc làm cho một số lƣợng lớn trong xã hội. Tuy nhiên, đối với nƣớc ta đông dân số lao động dƣ thừa nhiều do đó cũng cần có việc đào tạo nghề và xuất khẩu lao động mà nhà nƣớc cần phải hỗ trợ tích cực hơn. Đầu tƣ phát triển kinh tế phải gắn với việc giải quyết việc làm, không để tình trạng nhà nƣớc thu đất giao cho các doanh nghiệp ngƣời nông dân mất ruộng không có việc làm, không có nghề để kiếm sống. Xây dựng hoàn thiện các chính sách lao động, việc làm theo hƣớng xã hội hoá tiến tới sự bình đẳng trong quan hệ lao động nhƣ chính sách tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở mọi đối tƣợng trong xã hội. Khuyến khích các tổ chức cá nhân phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với thu hút lao động. Tăng cƣờng các hoạt động giám sát, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thông qua các trƣờng trình dự án, gắn chỉ tiêu kinh tế - xã hội với chỉ tiêu giải quyết việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện nguồn vốn và trình độ

ngƣời lao động. Kết hợp các mô hình đào tạo dạy nghề và truyền nghề một cách cân đối nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động do nghề nghiệp đào tạo không phù hợp với yêu cầu trong các doanh nghiệp.[24]

Ngoài ra cần phải có chính sách xã hội trong việc khắc phục tình trạng đói nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi vùng đồng bào dân tộc. Nhà nƣớc phải có chính sách đầu tƣ hợp lý cho các vùng này, xây dựng các vùng kinh tế tạo cơ sở hạ tầng trƣớc sau đó bàn giao cho nhân dân nhƣ các Binh đoàn 15 của Quân khu 5, Binh đoàn 16 của Bộ quốc phòng, Đoàn 338 Quân khu 1… là mô hình xây dựng kinh tế mới. Các vùng miền trên đòi hỏi có sự ƣu tiên chính sách của Nhà nƣớc về cả con ngƣời lẫn vật chất bởi vì các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự việt nam (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)