(Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều)
Nội dung ĐVT Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TĐTT %
Tổng số hộ của toàn huyện hộ 31.240 31.833 32.468 32.713 1.16
Số hộ nghèo hộ 6.536 5.740 4.507 3.997 -11.57 Tỷ lệ hộ nghèo % 18.04 15.02 13.88 12.22 -9.28 Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo % 3.0 3.0 1.88 1.66 -13.75 Số hộ cận nghèo hộ 5.522 6.397 7.808 7.821 9,09 Tỷ lệ hộ cận nghèo % 17.68 20.1 24.05 23.91 7.84 Số hộ thoát nghèo hộ 938 1379 977 795 -4.05 Số hộ tái nghèo hộ 158 182 146 84 -14.61 Số hộ thiếu đói trong năm hộ 5.120 2.350 1.971 1.545 -25.88
Nguồn số liệu: Niên giám thống kêvàbáo cáo kinh tế xã hội của huyện Quỳ Hợp
trong giai đoạn 2016-2019.
Như vậy, trong giai đoạn 2016 –2019, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 18.04% năm 2016 xuống còn 12.22% năm 2019; Tỷ lệ giảm bình quân mỗi năm là trên 9.28%.
2.2. Thực trạng chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp,
tỉnh Nghệ An
2.2.1. Thực trạng quy trình quản lý chính sách giảm ngheo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
2.2.1.1. Xây dựng, ban hành chính sách giảm nghèo bền vũng trên đại bàn huyện
Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, hàng năm UBND huyện đều tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện ở cấp huyện được giao cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện. Kế hoạch tổ chức thực hiện được xây dựng vào quý I hàng năm trên cơ sở
báo cáo giảm nghèo của năm trước và tình hình thực tiễn tại địa phương mình. Sau khi kế hoạch thực hiện được UBND huyện phê duyệt, kế hoạch đó sẽ được gửi đến các cơ quan có liên quan thuộc UBND huyện và UBND cấp xã trong huyện. UBND cấp xã căn cứ vào kế hoạch đóđể xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho xã mình. Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững còn được gửi đến các tổ chức Chính trị -Xã hội trong huyện để phối hợp thực hiện.
Các tổ chức đoàn thể xã hội trong huyện sau khi nhận được kế hoạch của huyện cũng phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và những điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho phù hợp với cơ quan, tổ chức mình. Các văn bản, kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đã được các cấp chính quyền ở cả trung ương và địa phương quan tâm xây dựng để đưa chính sách vào đời sống thực tiễn. Tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững và các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, nhìn chung là kịp thời, bám sát với mục tiêu và nội dung của chính sách. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có hiện tượng chính quyền các cấp vì chạy theo thành tích nên đãban hành những văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện chưa phù hợp với những điều kiện về nguồn lực của địa phương. Mặt khác, trong quá trình quản lý điều hành còn lỏng lẻo nên đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí các nguồn lực của nhà nước và không thu hút được nguồn lực tại chỗ cho giảm nghèo bền vững.
Từ năm 2016 -2019 huyện đã ban hành áp dụng các văn bản thực thi chính sách giảm nghèo bền vững như sau:
- Quyết định số 7308/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND huyện Quỳ Hợp về việc củng cố Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2016-2020 (Điều chỉnh Quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 23/9/2013).
- Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 16/5/2017 của UBND huyện Quỳ Hợp về Hỗ trợ giảm nghèo huyện Quỳ Hợp năm 2017.
- Thông báo số 393/TB-BCĐ ngày 28/10/2014 của Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Quỳ Hợpvề phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo
Trên cơ sở Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 27/4/2017 của Tỉnh ủy Nghệ An về chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Huyện Quỳ Hợp đã ban hành một số văn bản triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo, cụ thể:
+ Huyện ủy ban hành Quyết định số 234-QĐ/HU ngày 21/3/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phân công Chi, Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị thuộc huyện giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo;
+ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 52-KH/HU về triển khai mô hình cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững.
2.2.1.2. Triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
a. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sáchgiảm nghèo bền vững
Để triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, việc phân công, phối hợp để tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cũng được giao tương ứng cho các cơ quan chuyên môn thuộc cấp huyện. Nhìn chung, việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở nước ta nói chung và huyện Quỳ Hợp nói riêng được thực hiện và quản lý theo ngành dọc và theo địa giới hành chính.Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững của huyện Quỳ Hợp được trình bày ở sơ đồ 2.1.
UBND huyện Quỳ hợp ban hành Quyết định số 1125/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 về việc thành lập Ban chỉđạo Chương trình giảm nghèo bềnvững huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2011 -2020, (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo). Hằng năm, UBND huyện ban hành các quyết định kiện toàn và bổ sung nhân sự vào Ban chỉ đạo này.
UBND huyện giao phòng Lao động-TB&XH huyện làm cơ quan trực tiếp tham mưu, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quỳ Hợp. Hằng năm, phòng Lao động –TB&XH phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo hiện nay. Đặc biệt là chính sách thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 13 của HĐND tỉnh
Phó trưởng ban
Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện
Các thành viên
Tổ thư ký giúp việc
BAN CHỈ ĐẠO CẤP XÃ, THỊ TRẤN -Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn (kiêmnhiệm) -02 Phó Ban
-01 cán bộ phụ trách hoạt động giảm nghèo
Nghệ An. Định kỳ tổ chức các hội nghị tập huấn cho các điều tra viên và cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo của các xã, thị trấn. Thực hiện kế hoạch tổ chức triển khai chính sách giảm nghèo bền vững; công tác điều tra hộ nghèo hàng năm và tổ chức hội nghị tổng kết công tác giảm nghèo và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nămtiếp theo.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo chƣơng trình giảm nghèo
Nguồn: Phòng Lao động –TB&XH huyện Quỳ Hợp
Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững còn được gửi đến các tổ chức chính trị xã hội trong huyệnđể phối hợp thực hiện. Các tổ chức đoàn thể xã hội trong huyệnsau khi nhận được kế hoạch phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và những điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho phù hợp với cơquan tổ chức mình.
Trưởng ban
b. Phổ biến, tuyên truyền chính sách giảm nghèo bền vững
Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo được thông qua, các CQNN của huyện tiếnhành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch.
Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với CQNN và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách và tính khả thi của chính sách...trong điều kiện hoàn cảnh nhất định để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu QLNN. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách cũng như vai trò của chính sách giảm nghèo bền vững đối với đời sống xã hội để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thực hiện, để mọi đối tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức nhưtrực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo qua các phương tiện thông tin đại chúng v.v.
Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình.
c. Phân công phối hợp thực hiện chinh sách giảm nghèo bền vững
Nguồn lực con người: Tập trung cán bộ, công chức, các đối tượng của chính
sách và các cá nhân khác trong xã hội tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chính sách nhằm đưa chính sách vào đời sống xã hội. Nguồn lực này đòi hỏi đảm bảo về chuyên môn, trình độ và nghiệp vụ.
Xác định chủ thể của chính sách áp dụng:Hộ nghèo
Nguồn lực về tài chính: Huyện trên cơ sở nguồn ngân sách được hỗ trợ và
nguồn ngân sách huy động tiến hành phân chuyển đến các đối tượng theo quy định.
Phân công trách nhiệm: Công tác chỉ đạo, điều hành đã được tổ chức thực
hiện từ cấp huyện đến cơ sở dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, có sự phối hợp tích cực của ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể các cấp: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên.
2.2.1.3. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững
Trong những năm qua cấp ủy và chính quyền địa phương các xã thuộc huyện Quỳ Hợp đã tích cực kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vữngở địa phương mình. Trong giai đoạn 2016 - 2019, các địa phương đã ban hành các kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn mình đồng thời đôn đốc, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tích cực tham gia vào công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách.
Đảng ủy, HĐND các xã đều ban hành nghị quyết về chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hàng năm trên địa bàn. Căn cứ vào nghị quyết của huyện Ủy, nghị quyết của HĐND các xã ban hành kế hoạch thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hàng năm. Nhìn chung các kế hoạch kiểm tra giám sát của các địa phương của huyện Quỳ Hợp đều có những nội dung cơbản sau:
- Thành lập các đoàn kiểm tra giám sát với các thành viên trong đoàn là đại diện của các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan;
- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững;
- Về phương thức kiếm tra, giám sát: Qua kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, các đại phương đã phát hiện ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ
chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở các xã, giám sát đồng thời đã kịp thời xử lý hoặc kiến nghị đến cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý những hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện thực hiện chính sách.
Qua kiểm tra, giám sát, các địa phương đã phát hiện ra những hạn chế, những điểm chưa hợp lý của chính sách khi tổ chức triển khai thực hiện bao gồm:
- Về sự đồng bộ của chính sách: Hiện nay để hướng tới giảm nghèobền vững
hiện có ba nhóm là: chính sách XĐGN chung được áp dụng chung cho đối tượng là người nghèo trên phạm vi cả nước; chính sách XĐGN cho những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn như miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa và chính sách XĐGN cho những vùng có người dân là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số.
Kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo còn hạn chế do hệ thống chính sách giảm nghèo bền vững có sự trùng lắp, dàn trải, thiếu đồng bộ đãthể hiện rõ trong quá trình tổ chức thực hiện. Giữa chính sách ban hành trước và sau chưa có sự kết nối về nội dung, nhiệm vụ để tạo nên hệ thống chính sách đồng bộ, hoàn chỉnh. Nhiều nội dung của chính sách dàn trải và thiếu nguồn lực thực hiện, sự trùng lắp và thiếu thống nhất ở một số hợp phần của chính sách nhưđịnh canh định cư, sắp xếp ổn định, bố trí dân cư, được thực hiện trong 03 quyết định nhưng định mức hỗ trợ hộ gia đình lại khác nhau. Bên cạnh đó mỗi hợp phần của chính sách giảm nghèo bền vữnglại quy định cơ chế quản lý, cơ quan thường trực chỉ đạo khác nhau trong cùng một giai đoạn gây khó khăn cho quá trình thực hiện kể cả việc phân bổ ngân sách.
- Về hiệu quả và tác động của chính sách. Các chính sách giảm nghèo bền
vững hiện hành được các địa phương đánh giá cơ bản phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số; tuy nhiên, do có quá nhiều chính sách giảm nghèobền vững dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét; việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.
Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách XĐGN cần phải được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau bao gồm các nhà nước, các tổ chức đoàn thể nhân
dân và của chính đối tượng chính sách. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách ở Quỳ Hợp, tác giả luận văn nhận thấy công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vữngchủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước từ thị xã đến huyện mà chưa có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và của người dân.
2.2.1.4. Duy trì, sửa đổi chính sách giảm nghèo bền vững
Qua quá trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian qua, đã góp phần nâng cao nhân thức, trách nhiệm, thống nhất quan điểm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở về vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan và UBND các xã, thị trấn trong việc duy trì thực hiện chinh sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
Trong giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn huyên Quỳ Hợp đang triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã được thực hiện bởi hai giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 với một số chính sách đang duy trì như sau: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; chính sách chuyển đào tạo, bồi dưỡng ngành nghề cho lao động nông thông; chinh sách hỗ trợ vốn, lãi suất, thuế; chinh sách thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học công nghệ và chính sách phát triển thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm…
2.2.2. Thực trạng các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ
Hợp, tỉnh Nghệ An
2.2.2.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Phòng khuyến nông là đầu mối xây dựng kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn của dự ánthực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, phối hợp với UBND các