Hiện trạng phát triển HTX trên địa bàn huyện Quỳ Hợp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An (Trang 76)

STT Hợp tác xã ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng số hợp tác xã HTX 116 119 128 Số hợp tác xã thành lập mới HTX 5 3 9 Số hợp tác xã giải thể HTX 3 2 2 2 Tổng số thành viên HTX Người 2.651 2.755 2.825

3 Tổng số lao động trong HTX Người 3.997 4.133 4.238

Nguồn: Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳ Hợp

Bên cạnh những kết quả đạt được thi theo kết quả điều tra về chính sách phát triển thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được 4,37 điểm vì còn có những hạn chế nhất định cần phải hoàn hiện như:

Nguồn ngân sách của nhà nước dành cho việc thực hiện xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong huyện còn hạn chế, việc thực hiện mở rộng thị trường chưa được thường xuyên. Sản phẩm nông lâm sản do người dân làm ra chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của một số thị trường khó tính, dẫn tới sản phẩm do người dân làm ra không được chấp nhận.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt được

Kết quả xoá đói giảm nghèo góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, thựchiệntiến bộ và công bằng xã hội,hướng tớimục tiêu phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cho xoá đói giảm nghèo, song chính xoá đói, giảm nghèo lại tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi vì xoá đói giảm nghèo làm tăng năng lực sản xuất cho người nghèo (thông qua việc nâng cao kiến thức, trình độ cho người nghèo, hỗ trợ vốn cho người nghèo, chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo…); đảm bảo an sinh xã hội.

Như vậy, giảm nghèo không chỉ là mục tiêu của phát triển kinh tế mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện phát triển công bằng xã hội, góp phần phát triển quê hương, đấtnước.

Người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng. Chính sách xoá đói giảm nghèo giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, tạo thu nhập và thoát nghèo bềnvững.

Làm thay đổi cơ bản nhận thức của cộng đồng, làm tăng trách nhiệm của cộng đồng, của xã hội với người nghèo. Giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương. Các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng ngày càng thể hiện trách nhiệm hơn với người nghèo. Với chính sách bảo trợ pháp lý, người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình và chủ động trong việc tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để tự vươn lên thoátnghèo.

Làm thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo, giúp người nghèo ngày càng tiếp cận nhanh với các cơ chế mới, thích ứng hơn với cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá. Thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nhận thức của hộ nghèo, người nghèo đã dần thay đổi từ chỗ thụ động, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đến nay người nghèo đã chủ động hơn trong việc nỗ lực vươn lên thoát nghèo, góp phần đáng kể vào công tác xoá đói giảm nghèo trên toàn huyện.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho công tác giảm nghèo. Hàng năm ngoài nguồn lực từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội, trên địa bàn huyện còn tiếp nhận nguồn lớn tiền, hàng, vật nuôi từ Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, Hội Chữ Thập đỏ, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ cho người nghèo thông qua hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ khắc phục bão lụt… Đây được xem như là một

cách phân phối lại thu nhập, những doanh nhân, doanh nghiệp, những nhà hảo tâm có điều kiện đã trích thu nhập của mình hoặc kêu gọi cộng đồng chung tay làm từ thiện vì ngườinghèo.

Góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người nghèo. Cùng với các chính sách văn hoá nói chung, chính sách văn hoá đối với người nghèo như chương trình cung cấp báo chí miễn phí cho đồng bào, phủ sóng đài tiếng nói, truyền hình, điện thoại di động, Internet tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá cho người nghèo.

Thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, làm tăng thêm lòng tin của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng đối với Đảng và Nhà nước. Chỉ sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam không chỉ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng mà đang trên đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ, theo đó công cuộc xoá đói giảm nghèo cũng đạt được những bước tiến vượt bậc, nhiều huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo, hộ nghèo đã được đầu tư, hỗ trợ phát triển vươn lên, càng làm tăng thêm lòng tincủa nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Góp phần vào xây dựng và ngày càng hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững. Từ thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo ở Quỳ Hợp đã có nhiều kiến nghị, đề xuất Trung ương và tỉnh để các chính sách giảm nghèo dần được hoàn thiện cả về mục đích, nội dung, cách thức tiếp cận và tổ chức thực hiện. Nhiều chính sách, chương trình được bổ sung một cách hợplý; các chương trình, dự án được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát và tham gia ý kiến trong việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.

Tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong công tác giảm nghèo, nhất là thông qua việc thành lập và hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, với thành phần là các phòng, ban ngành, Mặt trận, đoàn thể đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực thực hiện công tác giảm nghèo. Nhờ đó, việc phối hợp tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ngày càng chặt chẽ, đồng bộ; các nguồn lực huy động được cho giảm nghèo được phân bổ hợp lý hơn; tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giảm hẳn. Việc phân công các cơ quan, đơn vị

phụ trách giúp đỡ các thôn, bản khó khăn; phân công các đoàn thể phụ trách các hộ nghèo thoát nghèo ngày càng thực chất và hiệu quảhơn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế về chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, đạt mục tiêu đề ra nhưng do đặc thù của huyện miền núi nên điều kiện sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa trở thành hàng hóa. Bên cạnh đó thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán, bão lũ, mất mùa xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, dịch bệnh gia súc, gia cầm thường hay xảy ra nên người dân gặp nhiều rủi ro; giá cả các mặt hàng nông sản bấp bênh, thu nhập của người dân không ổn định nên nguy cơ tái nghèo cao có thể diễn ra.

Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành và các xã, thị trấn chưa thường xuyên, chưa sâu, nhận thức của người dân trong lĩnh vực giảm nghèo còn hạn chế, một bộ phận nhân dân chưa ý thức tự vươn lên để thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhànước.

Một số cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành chưa tốt, việc xây dựng và ban hành chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm tính khả thi không cao, việc tổ chứcđiều tra xác địnhhộ nghèo, hộ cận nghèo cũng còn một vài nơi không đảm bảo theo quy trình, tiến độ, thời gian. Cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo tại các xã, thị trấn kiêm nhiệm thường xuyên biến động, thay đổi người liên tục nên chưa thực hiện tốt vai trò tham mưu.

Công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc chưa đạt so với Đề án. Một số cơ quan chưa triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 44/KH-UBND của UBND huyện.

Nguồn lực đầu tư của huyện cho Chương trình giảm nghèo còn hạn chế. Công tác phối hợp thực hiện Chương trình của các cơ quan, ban ngành còn chưa đồngbộ.

Sự thay đổi chuẩn nghèo là tất yếu, tiếp cận dần với chuẩn nghèo quốc tế và xu hướng phát triển, tuy nhiên sẽ làm tăng tỷ lệ hộ nghèo. Chuẩn nghèo chưa phản ánh đúng thực trạng tỷ lệ nghèo vì chưa phản ánh được tình hình trượt giá, dẫn đến

việc áp dụng đánh giá tỷ lệ hộ nghèo còn thiếu thống nhất. Tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao, dẫn đến nguy cơ tái nghèo, nhất là khi có những tác động bất lợi từ bên trong và bên ngoài, chỉ cần gặp rủi ro là rơi vào nghèo đói. Khoảng cách thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo ngày càng tăng và với tốc độ ngày càng nhanh hơn.

Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, có nguy cơ tỷ lệ nghèo phát sinh và tái nghèo còn cao, chủ yếu là do thu nhập của những hộ này thấp và chưa ổn định, thiếu tích luỹ nên khi bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa dễ rơi vào đói nghèo. Trong khi đó hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển và chưa thực sự phát huy tác dụng ở vùng nông thôn. Là gánh nặng cho chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện các chính sách vì nguồn ngân sách hàng năm dành cho công tác giảm nghèo chưa đảm bảo theo nhucầu.

Một số cơ chế, chính sách giảm nghèo được ban hành triển khai thực hiện nhưng kết quả còn hạn chế, hiệu quả tác động chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm. Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm cao. Chất lượng lao động thấp, khả năng tự tạo việc làm của người nghèo còn hạn chế do chưa qua đào tạo, không có tay nghề.

Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương chưa thường xuyên, nhất là trong xây dựng chính sách, trong việc chia sẻ thông tin thực hiện và trong kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo; chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, một số chính sách không phù hợp với tình hình thực tế, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến chồng chéo trong thực hiện; nguồn lực bị dàn trải, phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét; mỗi chính sách có một cơ chế QL riêng, nên việc lồng ghép các chính sách trên địa bàn nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững gặp nhiều khókhăn.

Chưa có cơ chế để nhân dân tham gia rộng rãi trong việc lựa chọn, xác định danh mục công trình đầu tư xây dựng. Đối với các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản mà người dân trong xã có thể làm được thì chưa có cơ chế để chủ

đầu tư tạo điều kiện cho nhân dân tham gia XD, để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, gắn trách nhiệm của chính quyền xã và người dân đối với công trình được hưởnglợi.

Các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc được thực hiện chủ yếu trên địa bàn các xã miền núi, vùng cao, địa hình phức tạp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; các công trình đầu tư nhỏ lẻ, phân tán; trình độ dân trí không đồng đều, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế. Do đó hiệu quả của các chính sách này chưa cao. Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ cho vay đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn; định mức hỗ trợ của một số chính sách còn thấp trong khi giá cả thị trường ngày càng tăng cao nên chưa thực sự tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo một cách bềnvững.Đời sống của đại bộ phận người dân nói chung, người nghèo của huyện Quỳ Hợp nói riêng còn thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước, thu nhập thực tế của người nghèo giảm nhiều gây khó khăn cho người nghèo hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Phần lớn lao động nghèo ở các xã là làm nông nghiệp, nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp là chính nhưng năng suất lao động thấp, thu nhập không cao, thiếu ổn định; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi chậm, có rất ít sản phẩm hàng hóa, tập quán canh tác còn lạc hậu, mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu. Kết cấu hạ tầng tuy được đầu tư, song so với nhu cầu vẫn còn thiếu và chưa đồngbộ.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện thời gian qua luôn giảm vượt kế hoạch đề ra, nhưng kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, nhiều hộ mới thoát nghèo nhưng đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập chưa ổn định, nguy cơ tái nghèo cao. Đặc biệt có một bộ phận lớp trẻ ở nông thôn mới xây dựng gia đình xin tách hộ để trở thành hộ nghèo, nhậnsựưuđãi, hỗtrợcủa Nhà nước.

Việc lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội khác với các chương trình, chính sách giảm nghèo ở một số xã còn hạn chế, chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng những mô hình điểm về giảm nghèo phù hợp với từng vùng và tập quán sản xuất, canh tác của người dân để nhân rộng.

Chưa có cơ chế, chính sách động viên kịp thời, thỏa đáng những thôn, xã có tốc độ giảm nghèo nhanh, vượt mục tiêu giảm nghèo, những hộ thoát nghèo, những hộ làm ăn khá để khuyến khích người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bềnvững.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Quỳ Hợp là một huyện nghèo của tỉnh, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn; nguồn lực cho đầu tư phát triển hạn chế. Là địa bàn xa trung tâm nên hạn chế trong việc tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật và việc trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Thiên tai, bão lũ, hạn hán, rét đậm, thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhất là sản xuất nông nghiệp, làm thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu, gia súc, gia cầm của người dân, kéo lùi sự tăng trưởng kinh tế của huyện, làm gia tăng nguy cơ tái nghèo.

Địa hình phức tạp, chia cắt, nhiều xã, thôn, bản bị cách trở bởi đồi núi, sông suối, nên khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, các yếu tố đầu vào cho sản xuất và giao lưu, trao đổi hàng hoá. Rừng và đất lâm nghiệp nhiều, nhưng độ dốc lớn rất khó khăn trong phát triển kinh tế rừng. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, kém màu mỡ, đặc biệt là diện tích gieo trồng cây lương thực bình quân thấp, hàng năm lại bị xói mòn, rửa trôi, sạt lở nên khó có khả năng tích tụ ruộng đất để SX lớn.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo, năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện NQ của một số cấp ủy, chính quyền thiếu nhạy bén, sáng tạo. Một số chương trình, đề án, kế hoạch trọng điểm triển khai chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Trong chỉ đạo, điều hành có mặt còn lúng túng, thiếu các giải pháp đồng bộ. Cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở một số nơi chưa nhận thức được xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT- XH; do đó, chưa quan tâm đúng mức và chưa điều hành quyết liệt đối với công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm; có nơi khoán trắng cho cán bộ giảm nghèo. Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể cấp huyện và giữa cấp huyện với cấp xã trong thực hiện Chương trình giảm nghèo có nơi thiếu đồng bộ, chưa chặtchẽ.

Một số nơi chưa đề ra các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn địa phương; chưa tranh thủ tốt các nguồn lực phục vụ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An (Trang 76)