Vốn để phá giá đồng tiền:

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ppt (Trang 32 - 37)

V SỰ CAN THIÊP CỦA NHÀ NƯỚC ÀO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁ

4- Vốn để phá giá đồng tiền:

Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hoặc hỉam thấp sức mua của đồng tiền đối với các ngoại tệ. Kết quả của phá giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng trực

tiếp đến tỷ giá hối đoái. Trên thế giới, việc phá giá đồng tiền thường được sử dụng ở những nước có tiềm lực kinh tế dồi dào, nhưng phải đối đầu với suy thoái kinh tế đi đôi với lạm phát trầm trọng.

Trên đây là một số công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động vào tỷ giá hối đoái nhằm mục đích cao nhất: duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã dự kiến.

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAMI. Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong I. Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong giai đoạn trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá, tập trung kinh tế:

Năm 1950 được coi như là một cái mốc khi mà Trung Quốc, Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành các quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước. Trong hai năm liên tiếp 1952-1953, Việt Nam lần lượt kí hiệp định thương mại và nghị định thư mậu dịch tiểu ngạch với Trung Quốc. Từ ngày 25 tháng 11 năm 1955, tỷ giá chính thức

được quy định giữa đồng Việt Nam (VND) và nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) là 1 CNY=1470 VND. Tỷ giá giá này được xác định dựa trên việc so

sánh giá bán lẻ của 34 mặt hàng tiêu dùng tại một số tỉnh lớn của hai nước. Vào thời điểm này, tỷ giá Rúp của Liên Xô (SUR) và nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) là 1 CNY = 2SUR. Từ đó, tỷ giá tính chéo tạm thời giữa đồng

Việt Nam và Rup của Liên Xô là 1SUR = 735VND. Sau đợt đổi tiền vào đầu

năm 1959 (1 đồng Việt Nam mới bằng 1000 đồng Việt Nam cũ) cũng đã có những điều chỉnh tỷ giá tương ứng với sự thay đổi mệnh giá của đồng tiền (1SUR = 0,735VND). Đến đầu năm 1961 tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Rup của Liên Xô được điều chỉnh lại là Tỷ giá hối đoái 1SUR=3,27VND, do hàm lượng vàng trong đồng Rup được điều chỉnh tăng 4,44 lần.

Năm 1977, các nước XHCN thoả thuận thanh toán với nhau bằng tiền Rup chuyển nhượng có hàm lượng vàng quy định là 0,98712 gam trên mỗi đồng Rup chuyển nhượng. Bên cạnh tỷ giá chính thức, Nhà nước còn sử

dụng tỷ giá kết toán nội bộ 1SUR=5,64VND, được hình thành từ năm 1958

và được xác định trên cơ sở so sánh giá cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bằng đồng Rup nhân dân tệ với giá hàng hoá đó bằng đồng Việt Nam trong 3 năm 1955, 1956, 1957. Tỷ giá kết toán nội bộ này dùng để thanh toán giữa các tổ chức và đơn vị kinh tế Nhà nước có thu chi ngoại tệ với ngân hàng,

tính thu chi với các đối tác ngoại thương. Tỷ giá kết toán nội bộ này được xác định cố định cho đến tận năm 1986 mới được điều chỉnh lại là 1SUR=18VND, năm 1987 điều chỉnh lại là 1SUR=150VND, cuối năm 1988 mới được điều chỉnh lại là 1SUR=700VND và cho đến tháng 3 năm 1989 thì huỷ bỏ chế độ kết toán nội bộ này. Sau khi bắt đầu có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (1985) thì vấn đề luồng ngoại tệ bằng Đôla Mỹ vào Việt Nam phải được tính đến (nhất là khi Việt Nam thông qua luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987). Và TGHĐ chính thức giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ đã được xác định một cách chủ quan theo tỷ giá hiện tại giữa đồng Việt Nam và đồng Rup (năm 1985: 1SUR=18VND và mối tương quan Đôla- Rup xem như tương đương 1:1. Do đó, TGHĐ chính thức giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ vào năm 1985 là 1USD=18VND). Cũng bắt đầu từ năm này, Tỷ giá hối đoái thị trường ngoại tệ chợ đen mà chủ yếu là thị trường Đôla Mỹ bắt đầu bột phát một cách mạnh mẽ với sự trợ lực của ba dòng chảy là: dòng kiều hối của kiều bào đổ về thay thế dần cho những kiện hàng

quà biếu mà một phần đáng kể là dưới hình thức bất hợp pháp. Những

lượng lớn Đôla Mỹ được cất trữ từ khi miền Nam được giải phóng bởi các

tiểu tư sản Sài Gòn cũ cũng bắt đầu được tung ra ít nhiều. Thứ ba, cùng với

việc xoá bỏ ngăn sông cấm chợ thì dòng chảy hàng buôn lậu qua biên giới cũng gia tăng theo. Mức TGHĐ trên thị trường chợ đen được hình

thành và vận động theo những tín hiệu quy luật thị trựờng đã có một sự chệnh lệch lớn so với tỷ giá chính thức.

Với việc thực hiện tỷ giá kết toán nội bộ, mức tỷ giá chính thức thường cố định trong thời gian tương đối dài và thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giá trên thị trường. Ví dụ: giai đoạn từ năm 1985 đến 1988, 1 Rup có

giá vào khoảng 1500 VND, 1 Dola có giá vào khoảng 3000 VND. Trong khi

đó, tỷ giá kết toán nội bộ trong thanh toán quan hệ xuất nhập khẩu ở mức khoảng 1SUR=150VND và 1USD=225VND. Từ đó, 1 Rup nhập khẩu Nhà

nước phải bù lỗ một số tiền là 1350 đồng và 1 Đôla phải bù lỗ 2775 đồng. Như vậy, nếu kim ngạch trong năm 1987 là 650 triệu SUR-USD, trong đó khu vực đồng Rup là 500 triệu và khu vực Đôla là 150 triệu thì số tiền phải bù lỗ lên đến 900 tỷ VND. Tình hình này dẫn đến một thực trạng là những địa phương, những ngành nghề nào đó càng xuất khẩu nhiều thì ngân sách Nhà nước càng phải bù lỗ nhiều. Nếu bù lỗ không đủ hay chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng nợ chồng chất lẫn nhau và thiếu vốn kinh doanh. Bên cạnh

đó, do tỷ giá chính thức quy định thấp, các tổ chức kinh tế và cá nhân có

ngoại tệ lại tìm cách không bán cho ngân hàng, các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng hạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hay sử dụng trực tiếp tiền mặt trên thị trường. Thực tế này vừa gây thiệt hại về kinh tế

cho Nhà nước vừa làm phát sinh những tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ những hoạt động phi pháp và chính điều này tác

động ngược trở lại làm tình hình tỷ giá trong thị trường càng diễn biến phức tạp. Đối với nhập khẩu, Nhà nước thường đứng ra phân phối nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc nhập khẩu cho các nghành đơn vị trong nền kinh tế với giá rẻ (theo tỷ giá chính thức). Như vậy, các nghành, các đơn vị được phân phối hàng nhập khẩu thì được chênh lệch giá. Do đó, cách thức

xây dựng và điều hành tỷ giá cùng cơ chế ngoại thương như vậy đã được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thâm hụt trầm trọng trong ngân sách Nhà nước ở giai đoạn này.

Tóm lại, TGHĐ được xác lập và vận hành ở Việt Nam trong giai đoạn

trước tháng 3/1989 là một hệ thống khá phức tạp, được xác lập theo ý đồ phục vụ cho kế hoạch do Nhà nước quyết định, không xuất phát từ luật thực tại trong nền kinh tế trong và ngoài nước mà hậu quả là làm cho việc tính toán, phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước bị sai lệch, công tác điều hành ngân sách Nhà nước gặp khó khăn, cản trở các quan hệ kinh tế cả trong và

ngoài nước. Đây cũng là vừa một biểu hiện và cũng vừa là kết quả của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ppt (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w