KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ TT (Trang 26 - 27)

1. Kết luận

i) Các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở khu vực nghiên cứu có thời gian tồn tại lâu dài, có mô hình đã tồn tại khoảng 200 năm thể hiện rằng các cộng đồng có thể quản lý lâu dài tài nguyên chung của họ dựa trên các quy định truyền thống.

ii) Nhiều cộng đồng địa phương đang quản lý một diện tích rừng khá lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ trải qua nhiều thế hệ. Ở khu vực có hai hình thức cấu trúc tổ chức quản lý rừng cộng đồng theo toàn thôn và theo nhóm hộ thể hiện sự đa dạng về cấu trúc tổ chức quản lý phản ánh đặc điểm điều kiện tự nhiên, lịch sử quản lý rừng cộng đồng tại các địa phương, thể hiện việc quản lý thích ứng.

iii) Nghiên cứu này chỉ ra rằng tính đa chiều, nhiều khía cạnh khác nhau của vốn xã hội (từ mạng lưới đến giá trị và quan điểm chia sẻ) cũng như có sự khác biệt về giá trị vốn xã hội ở các cộng đồng nghiên cứu, giá trị vốn xã hội cao nhất ở các thôn Uyên Phong và bản Quang Thịnh, và thấp ở các thôn Dỗi và Cửa Rào 2.

iv) Kết quả phân tích thống kê định lượng đã chứng minh rằng vốn xã hội địa phương có tương quan thuận chặt chẽ với với hiệu quả QLRCĐ. Nơi có vốn xã hội cao thì hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tốt hơn. Trong đó, các chỉ số vốn xã hội thành phần như sự tin tưởng và sự tương hỗ là các chỉ số có ảnh hưởng rõ rệt và lớn nhất đến hiệu quả QLRCĐ.

v) Hệ thống thể chế trong quản lý rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu về cơ bản có cấu trúc khá tương đồng bao gồm (i) các quy định hoạt động và (ii) các quy định tập thể dựa trên quy định của Nhà nước về quản lý rừng và quy chế truyền thống của các cộng đồng.

vi) Hầu hết các cộng đồng đều có chung mục tiêu bảo vệ môi trường là mục tiêu và động lực chính trong hoạt động quản lý bảo vệ. Các mục tiêu về kinh tế, văn hoá mặc dù được người dân thừa nhận trong QLRCĐ tuy nhiên có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các cộng đồng.

vii) Thể chế địa phương (thể hiện ở các quy định, mức độ chi tiết và mức độ thực thi quy chế) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hành động tập thể và hiệu quả QLRCĐ.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ TT (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)