Giải pháp đảm bảo tính hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yêu cầu đối với quyết định hành chính các ủy ban nhân dân tỉnh - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 99 - 101)

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về tính hợp pháp đối với quyết định hành chính.

Không thể phủ nhận việc Luật ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND năm 2004 (cùng các văn bản hướng dẫn: Nghị định 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 và Thông tư 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010) và Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ban hành văn bản ở cấp địa phương. Điều này giúp các văn bản ở địa phương, trong đó có UBND tỉnh hầu hết đạt yêu cầu về tính hợp pháp, mang lại hiệu quả rõ nét. Tuy nhiên, pháp luật ln đi sau và nhanh chóng bị lỗi thời nên khơng thể bỏ qua việc cập nhật, hồn thiện hệ thống văn bản này về mọi mặt. Riêng phần yêu cầu hợp pháp đối với văn bản được cụ thể hóa trong Nghị định 40/2010/NĐ-CP và Thông tư 20/2010/TT-BTP cần được cập nhật và hoàn thiện một cách tổng thể, trong đó có một số chỗ cần chi tiết hơn. Cụ thể, tại Thơng tư 20/2010/TT-BTP nên có thêm sự hướng dẫn kỹ hơn, cập nhật hơn về tính hợp pháp bằng việc đưa ví dụ (như phần nguyên nhân thứ nhất đã nêu) hiệu quả có lẽ sẽ tốt hơn.

Hơn nữa hiện có rất nhiều ý kiến kiến nghị gộp Luật này với Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 để việc ban hành, xử lý văn bản được thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương cũng như các cấp, các ngành khác. Thiết nghĩ đó là ý kiến hợp lý Nhà nước nên xem xét, cân nhắc đặc biệt là với vị trí của quyết định hành chính do UBND tỉnh ban hành. Bởi cấp tỉnh là cấp cao nhất ở địa phương. Nếu các quyết định hành chính của tỉnh đạt yêu cầu hợp pháp và hợp lý mới hy vọng quyết định hành chính của cấp dưới đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, do có hiệu lực trong địa bàn một tỉnh và một tỉnh không khác nào một chính phủ thu nhỏ nên tác động ảnh hưởng của nó rất lớn. Nếu tác động tích cực và hiệu quả thì thật đáng mừng, nhưng nếu ngược lại như tình trạng sai phạm về tính hợp pháp như hiện nay thì rất đáng lo ngại.

Thứ hai, hồn thiện hơn nữa chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân và tập thể khi không đảm bảo các yêu cầu hợp pháp đối với quyết định hành chính của UBND tỉnh

Như đã phân tích ở phần nguyên nhân thứ 4, quy định về việc xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể khi khơng đảm bảo tính hợp pháp đối với quyết định hành chính của UBND tỉnh đã có nhưng chưa cụ thể (điển hình như yếu tố lỗi trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chẳng hạn) và nằm rải rác ở các văn bản khác nhau. Điều này khiến các cá nhân, tập thể khi tham gia vào việc soạn thảo, ban hành quyết định hành chính của UBND tỉnh thường có một tâm lý "Cha chung khơng ai khóc".

Do vậy, nên nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chế tài loại này từ: vấn đề kỷ luật theo Luật cán bộ, công chức; trách nhiệm bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong đó cần có văn bản quy định rõ việc xác định thế nào là lỗi cố ý, thế nào là lỗi vô ý; cho đến việc nghiên cứu xây dựng cấu thành và đưa ra khung hình phạt cụ thể riêng về tội ra quyết định hành chính vi phạm tính hợp pháp gây hậu quả nghiêm trọng theo Luật Hình sự… Bên cạnh đó, sau khi đã có chế tài cụ thể cần nghiêm túc áp dụng để xử lý, khơng để tái diễn tình trạng chưa áp dụng nổi như đã phân tích ở trên.

Nhân thể nói tới chế tài, chúng ta cũng nên lưu ý đến các biện pháp trong kỷ luật Đảng vì hầu hết cán bộ của UBND tỉnh là Đảng viên. Chúng ta có thể phát huy vai trò giám sát của Đảng, cấp ủy trong việc đảm bảo các yêu cầu đối với quyết định hành chính nói chung và tính hợp pháp nói riêng. Khi áp dụng cả hai loại chế tài này (pháp luật và kỷ luật Đảng) chắc chắn cán bộ, công chức trong UBND tỉnh sẽ phải có một thái độ làm việc khác trong cơng tác nói chung và trong việc đảm bảo yêu cầu hợp pháp của các quyết định hành chính nói riêng.

Thứ ba, nghiên cứu áp dụng một loại hệ thống tiêu chuẩn cụ thể để đảm bảo yêu cầu về tính hợp pháp như kiểu ISO

ISO sẽ là công cụ hữu hiệu để UBND tỉnh trong quá trình soạn thảo, tiền kiểm và hậu kiểm có thể kiểm tra tính hợp pháp của quyết định hành chính đã ban hành một cách chính xác, khoa học. Hơn nữa, đối với các cơ quan có trách nhiệm thanh kiểm tra các quyết định hành chính của UBND tỉnh cũng sẽ dễ dàng hơn khi xử lý các quyết định vi phạm tính hợp pháp. Tất cả tạo ra một barem khiến người xử lý có căn cứ xác đáng, phía bị xử lý cũng không thể chối cãi và công việc liên quan diễn ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, vấn đề này chỉ nên đặt ra với u cầu hợp pháp vì các tiêu chí được coi là hợp pháp có thể định lượng được, cịn tiêu chí hợp lý do mang tính định tính q nhiều nên cũng rất khó để có thể đưa vào tiêu chuẩn cho phù hợp. Trong trường hợp có thể đưa tiêu chí hợp lý vào thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng bởi một nguyên lý căn bản rằng: thực tế luôn đi trước và pháp luật luôn đi sau, một quy định hôm nay được cả xã hội thừa nhận là hợp lý nhưng có thể chỉ sau một thời gian sẽ trở nên lỗi thời, bất hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yêu cầu đối với quyết định hành chính các ủy ban nhân dân tỉnh - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 99 - 101)