Giải pháp đảm bảo tính hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yêu cầu đối với quyết định hành chính các ủy ban nhân dân tỉnh - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 101 - 107)

Thứ nhất, ghi nhận nguyên tắc ưu thế của tính hợp pháp so với tính hợp lý vào luật, đồng thời thực hiện triệt để nguyên tắc này trong quyết định hành chính của UBND tỉnh

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Nếu đem câu nói này để nhìn nhận, so sánh giữa tính hợp pháp và hợp lý thì tính hợp pháp giống như gỗ và tính hợp lý là sơn. Trong điều kiện lý tưởng nếu cả gỗ và sơn đều tốt sản phẩm là hoàn hảo. Tuy nhiên, với thuyết tương đối mà Anhxtan đã chỉ ra thực tế sẽ khơng dễ có điều kiện lý tưởng như vậy. Và đương nhiên gỗ đóng một vai trị quan trọng hơn sơn. Hay với tình huống này, tính hợp pháp chiếm ưu thế hơn tính hợp lý. Đây là một nguyên tắc tối thượng mà các nhà làm luật đã quy ước. Với nguyên tắc này tính hợp

lý khơng thể vượt qua tính hợp pháp trong bất kỳ một quyết định hành chính nào của UBND tỉnh (Tuy nhiên, nếu cả gỗ và sơn đều tốt thì quả là đáng mừng).

Đây là một nguyên tắc của khoa học pháp lý và không được ghi nhận rõ vào trong văn bản luật. Đơn cử tại Điều 3 Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 đã quy định về tính hợp pháp, hợp hiến, tính thống nhất của văn bản nhưng cũng không nhận thấy sự hiện diện của nguyên tắc này. Chúng ta vẫn biết trong khoa học pháp lý có khá nhiều nguyên tắc, nhưng cũng khơng ít trong số đó được ghi nhận vào luật. Nói như vậy, khơng có nghĩa những ngun tắc khơng được ghi nhận thì khơng có giá trị. Nhưng rõ ràng nếu có thể ghi nhận nguyên tắc vàng này vào Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 thì có lẽ hay hơn, rõ ràng hơn, tránh tình trạng UBND tỉnh có thể biết ngun tắc nhưng vơ tình lãng quên. Nên chăng ghi rõ nguyên tắc này vào Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 hoặc văn bản hướng dẫn thi hành để có cơ sở pháp lý cụ thể cho việc thực hiện.

Hơn nữa, sau khi được ghi nhận mỗi UBND tỉnh khi ban hành quyết định hành chính cần thực hiện triệt để nguyên tắc này trong thực tế. Nếu cá nhân, tập thể nào không nghiêm chỉnh chấp hành sẽ bị xử lý theo những chế tài nhất định (đã được đề cập đến ở phần giải pháp hoàn thiện chế tài khi vi phạm tính hợp pháp nêu trên).

Thứ hai, bổ sung và làm rõ quy định pháp luật về tính hợp lý đối với quyết định hành chính của UBND tỉnh

Hiện nay trong Luật ban hành văn bản của HĐND, UBND năm 2004 mới chỉ quy định về tính hợp pháp một cách rõ nét. Tính hợp lý cũng được quy định nhưng khơng rõ bằng tính hợp pháp và hiện được nêu lẫn với các u cầu hợp pháp. Chúng ta có thể tìm hiểu tại Điều 3 Luật ban hành văn bản của HĐND, UBND năm 2004: "1.Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải phù hợp với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật…" [34].

Có thể nhận thấy tính hợp pháp được ghi nhận rất rõ ràng bên cạnh sự đan xen của các yêu cầu hợp lý. Vậy nên chăng bổ sung quy định tính hợp lý vào thêm trong Điều 3, trên cơ sở quy định rõ sự tồn tại tách bạch của tính hợp lý thành một khoản riêng, các yêu cầu về tính hợp pháp thành một khoản riêng. Bên cạnh đó, với hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật có thể xây dựng những điều khoản cụ thể hóa quy định tính hợp lý ở một mức định lượng nhất định.

Thứ ba, hoàn thiện chế tài xử lý đối với tập thể và cá nhân vi phạm tính hợp lý trong quyết định hành chính của UBND tỉnh

Như đã nêu tại phần hoàn thiện chế tài xử lý để đảm bảo tính hợp pháp về cơ bản yêu cầu này cũng được đặt ra như vậy với tính hợp lý. Tuy nhiên, do đặc điểm của tính hợp lý thường khó định lượng hơn nên việc quy định trách nhiệm hình sự hoặc vấn đề bồi thường phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Có thể đặt một số giả thuyết như: với trường hợp quyết định hành chính của UBND tỉnh cố tình vin vào lý do về tính hợp lý để coi thường văn bản cấp trên, hoặc vin vào tính hợp lý để vi phạm tính hợp pháp khi ra quyết định hành chính ở cấp mình nhằm bảo vệ lợi ích cục bộ địa phương, hoặc ra một quyết định bất hợp lý gây hậu quả lớn cho công dân, xã hội thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường. Tuy nhiên, do ưu thế của tính hợp pháp cao hơn tính hợp lý nên về nguyên tắc nếu quy định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm tính hợp lý thì mức độ xử lý cần nhẹ hơn khi vi phạm tính hợp pháp. Đặc biệt cần lưu ý đến các tình tiết giảm nhẹ nếu bị xử lý theo luật hình sự.

Trên đây là một số phương hướng riêng đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý đối với quyết định hành chính do UBND tỉnh ban hành. Luận văn hy vọng những đề xuất này sẽ là tư liệu bổ sung để các UBND tỉnh, các nhà làm

luật và các nhà hoạch định chính sách sử dụng trong các vấn đề liên quan tới việc đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý đối với các quyết định hành chính của UBND tỉnh.

KẾT LUẬN

Hơn mười năm qua, Đảng và Nhà nước đã đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Kết quả bước đầu khá tốt. Tuy nhiên cịn khơng ít các vấn đề nan giải, tồn tại. Điều này được chỉ rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011) tại Phần I - Mục B- điểm 5: "Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính cịn gây phiền hà cho tổ chức và công dân" [22]. Riêng về vấn đề tính hợp hiến và hợp pháp Văn kiện đã chỉ rõ: "Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền" [22].

Như vậy, việc các văn bản không đảm bảo các u cầu luật định, trong đó tình trạng vi phạm tính hợp pháp và hợp lý đã được chỉ ra và cần sớm hồn thiện. Tình trạng này khơng chỉ dừng ở văn bản do các bộ ngành ban hành mà còn phổ biến hơn ở các văn bản do địa phương ban hành, trong đó có quyết định hành chính của UBND tỉnh.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước như vậy, luận văn nhận thấy việc nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp để giải quyết tình trạng quyết định hành chính của UBND tỉnh ban hành không đạt yêu cầu là quan trọng và cần thiết.

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Các yêu cầu đối với quyết định

hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn",

luận văn xin rút ra một số kết luận sau:

- Việc ban hành các quyết định hành chính nói riêng và ban hành văn bản nói chung được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm không chỉ ở số lượng mà cả chất lượng, trong đó tính hợp pháp được đặc biệt quan tâm.

- Sau khi Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 có hiệu lực đã nâng cao một bước cả về chất lượng và số lượng các quyết định

hành chính do UBND tỉnh ban hành. Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động này nên khơng tránh khỏi tình trạng vi phạm các u cầu luật định. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản hướng dẫn, cũng như chế tài xử lý còn một số bất cập nên hiệu quả công tác chưa cao.

- Để đạt được mục tiêu giảm thiểu tiến tới loại bỏ hồn tồn tình trạng quyết định hành chính do UBND tỉnh ban hành vi phạm các yêu cầu hợp pháp và hợp lý, đồng thời tạo bước tiến mới trong cơng cuộc cải cách hành chính, luận văn đã đề xuất một giải pháp từ hoàn thiện văn bản pháp luật cho tới các giải pháp đồng bộ khác từ con người đến tổ chức thực hiện, chế tài xử lý vi phạm…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yêu cầu đối với quyết định hành chính các ủy ban nhân dân tỉnh - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 101 - 107)