Tố tụng trọng tài

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 72)

2.1. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

2.1.2. Tố tụng trọng tài

Tố tụng trọng tài được hiểu là cách thức, trình tự, thủ tục để giải quyết một tranh chấp của Trọng tài theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ đặc điểm và các nguyên tắc, tố tụng trọng tài có tính linh hoạt, mềm dẻo, tuy nhiên khi tiến hành tố tụng theo phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì các bên tranh chấp cũng phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục theo Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trong tố tụng trọng tài các bên tranh chấp phải chú ý đến các nội dung như: thời hiệu khởi kiện, các bước chính trong quy trình tố tụng, hiệu lực của phán quyết trọng tài. Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định rõ trình tự, thủ tục tố tụng của cả Trọng tài vụ việc và Trọng tài thường trực. Quá trình tố tụng bắt đầu khi nguyên đơn khởi kiện và được kết thúc khi có phán quyết của trọng tài và phán quyết này chính thức có hiệu lực

2.1.2.1. Khởi kiện

Theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau: “Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy

37

định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”.

Để bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài thì nguyên đơn gửi đơn khởi kiện, theo quy định tại Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài hay trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn. Trong bước này, việc xác định thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài là hết sức quan trọng, bởi vì khi xác định được thời điểm này thì mới đảm bảo được quyền lợi cho các bên, đảm bảo thời gian tiến hành giải quyết và đặc biệt là liên quan đến việc xem xét thời hiệu khởi kiện. Như vậy, thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được quy định cụ thể đối với cả trường hợp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc và Trung tâm trọng tài. Đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. Đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Trong đơn khởi kiện bao gồm các nội dung sau: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

- Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; - Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

- Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;

- Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

- Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Cùng theo đơn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan. Đây là các tài liệu quan trọng để Trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lí hay không. Đồng thời, các bên có quyền bổ sung, sửa đổi đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan. Trong quá trình này, Hội đồng trọng tài có quyền không chấp nhận các sửa đối, bổ sung nếu có cơ sở cho rằng việc đó có thể bị lạm

38

dụng nhằm mục đích trì hoãn, cố ý gây cản trở quá trình tố tụng trọng tài hoặc vượt quá phạm vi thỏa thuận trọng tài áp dụng trong vụ tranh chấp.

Khi nhận được đơn khởi kiện và đầy đủ các tài liệu kèm theo, Trung tâm trọng tài có trách nhiệm xem xét tranh chấp có thuộc thẩm quyền của mình hay không, nếu có thì Trung tâm tiến hành thụ lý đơn và giải quyết tranh chấp. Theo Điều 32 Luật Trọng tài thương mại quy định: “Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo”. Việc gửi đơn khởi kiện cho bị đơn và các tài liệu kèm theo cũng phải tuân thủ các nguyên tắc về gửi thông báo theo Điều 12 Luật Trọng tài thương mại 2010. Như vậy, các thông báo, tài liệu có thể được Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.

Trong giai đoạn đầu tố tụng này, ta vẫn thấy điểm bất cập đối với trường hợp giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc đó là cách xác định thời điểm bị đơn nhận được đơn khởi kiện chưa được rõ ràng cụ thể. Đây là một hạn chế trong việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với hình thức Trọng tài này.

2.1.2.2. Tự bảo vệ của bị đơn

Tiếp theo của quá trình tố tụng trọng tài, khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn thì bị đơn phải gửi bản tự vệ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Ở bước này, theo Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng quy định cụ thể cả trường hợp giải quyết theo Trọng tài quy chế và Trọng tài vụ việc. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết theo hình thức Trọng tài quy chế tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ19. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết

39

bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên. Những nội dung có trong bản tự bảo vệ này được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

- Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ; - Tên và địa chỉ của bị đơn;

- Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;

- Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Ngoài những nội dung trên, trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ. Đồng thời, bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp. Trong trường hợp này, đơn kiện lại phải nộp cùng thời điểm với bản tự bảo vệ. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài; trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Hội đồng trọng tài và bị đơn20.

Tóm lại, Luật Trọng tài thương mại quy định về quá trình này là một ưu điểm bởi vì có thể thấy bản tự vệ của bị đơn vừa là quyền và nghĩa vụ để đảm bảo quá trình tố tụng trọng tài diễn ra công bằng, quyền và lợi ích của các bên không bị xâm phạm. Thực tế có một số tranh chấp khi bị đơn có bản tự vệ và đơn khởi kiện lại nguyên đơn thì chứng minh được nguyên đơn là bên vi phạm. Như vậy có thể nói rằng bước này có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo tính khách quan, tính công bằng trong tố tụng trọng tài thương mại.

2.1.2.3. Thành lập Hội đồng trọng tài

40

Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, việc quan trọng đó là phải thành lập Hội đồng trọng tài thì mới có thể giải quyết được tranh chấp của các bên. Như vậy có thể thấy Hội đồng trọng tài là cơ quan để đưa ra các quyết định của vụ tranh chấp. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên, trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên. Có thể thấy trong tố tụng trọng tài luôn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, nếu ở tố tụng tại Tòa án thì các bên không thể chỉ định thẩm phán nhưng trong tố tụng trọng tài thì các bên có quyền chỉ định Trọng tài viên.

Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp theo hình thức Trọng tài thường trực thì Hội đồng được thành lập như sau21:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn

41

nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.

Đối với Trọng tài vụ việc thì không có Trung tâm trọng tài, nghĩa là việc chọn Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài phụ thuộc nhiều vào ý chí các bên, từ đó mới đảm bảo được quá trình giải quyết. Thành lập Hội đồng trọng tài của Trọng tài vụ việc cũng được quy định cụ thể trong Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau22:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;

42

Từ đó thấy rằng việc thành lập Hội đồng trọng tài cũng như lựa chọn và quyết định số lượng Trọng tài viên phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tranh chấp, và một phần bị chi phối rõ rệt bởi chi phí trọng tài. Phí trọng tài sẽ cao nếu số lượng Trọng tài viên giải quyết tranh chấp đó nhiều hơn. Đồng thời Hội đồng trọng tài quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình giải quyết.

2.1.2.4. Chuẩn bị giải quyết

Sau khi Hội đồng trọng tài được thành lập tranh chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải quyết. Quá trình này gồm các công việc: nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ nhất nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc:

Trong quá trình này, Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài phải xem xét hồ sơ, tài liệu kèm theo trên cơ sở là đơn khởi kiện, bản tự vệ của bị đơn, thỏa thuận trọng tài. Như vậy, khi xem xét các vấn đề này để đảm bảo chắc chắn Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó, nghiên cứu kỹ càng hồ sơ và các văn bản pháp luật liên quan đến tranh chấp. Từ đó Hội đồng trọng tài sẽ tiến hành xây dựng phương án giải quyết tranh chấp tốt nhất cho các bên.

Xác minh sự việc sự việc được quy định tại Điều 45 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có quyền gặp hoặc trao đổi với các bên với sự có mặt của bên kia bằng các hình thức thích hợp để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)