Trong giai đoạn hội nhập kinh tế cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nước ta từ hình thức kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường các hoạt động thương mại diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Ngoài ra các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài cũng phát triển trong sự hội nhập kinh tế quốc tế. Đi kèm sự phát triển đó thì những tranh chấp về lĩnh vực này cũng xảy ra nhiều hơn, phức tạp và nảy sinh nhiều vấn đề rắc rối trong cách giải quyết tranh chấp. Bên cạnh Tòa án thì Trọng tài là lựa chọn để giải quyết tranh chấp cũng đã xuất hiện lâu qua các giai đoạn. Như vậy, thông qua Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã đánh dấu một cột mốc và có nhiều ý nghĩa quan trọng. Từ các nguyên tắc và ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại góp phần đưa cách giải quyết này đến gần với các chủ thể doanh nghiệp
23
hơn. Ưu điểm, nguyên tắc đáng chú ý và xuất phát từ hoạt động kinh doanh thương mại đó chính là tính bảo mật. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc các bí mật kinh doanh được đảm bảo, từ đó các doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn khi lựa chọn. Hiện nay, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài chưa được mọi người biết đến nhiều, từ đó khi lựa chọn hình thức này sẽ giúp phá bỏ nhiều rào cản để mọi người biết đến và áp dụng hình thức này hơn.
Trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, thì các bên sẽ ưu tiên lựa chọn Trọng tài hơn so với Tòa án, với tâm lý các bên nếu lựa chọn Tòa án thì Thẩm phán sẽ ưu ái cho bên tranh chấp nước họ, hay khi chọn thủ tục tố tụng tại nước thứ ba thì thủ tục sẽ không đơn giản và bỡ ngỡ trước các quy tắc tại nước thứ ba đó. Như vậy, có thể thấy Trọng tài đóng vai trò quan trọng trong các tranh chấp thương mại, đặc biệt tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra phương thức giải quyết tranh chấp này sẽ tạo nhiều điều kiện trong việc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các Trọng tài quốc tế.
Một ý nghĩa quan trọng xuất phát từ thực tiễn đó là khi có nhiều tranh chấp thực tế xảy ra, từ những tranh chấp đó cùng với các quy định pháp luật hiện có, sẽ biết được những bất cập và thiếu sót trong các quy định pháp luật, biết được ngoài những điều khoản đã được dự trước và quy định thì có thể phát sinh những trường hợp như thực tế, từ đó dẫn tới trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài giúp cho các nhà làm Luật cũng như đưa ra ý kiến góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về Trọng tài trong tương lai.