Đánh giá được và mất của Trung Quốc và Ấn Độ qua cuộc chiến tranh biên giới năm

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc Ấn Độ năm 1962. (Trang 25 - 27)

cuộc chiến tranh biên giới năm 1962

Trước hết, đánh giá những mất mát của cả hai phía

Về phía Ấn Độ, cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc

năm 1962 gây ra tổn thất. Thứ nhất, Ấn Độ là nước bại trận trên chiến trường. Thứ hai, một phần đất tại Kashmir còn đang tranh chấp đã bị Pakistan chuyển cho Trung Quốc. Thứ ba, quan hệ Trung Quốc – Pakistan gắn kết là một mối đe dọa cho Ấn Độ. Thứ tư, Ấn Độ khơng cịn giữ được chính sách trung lập hoàn toàn. Thứ năm, những thiệt hại lớn về kinh tế cả gián tiếp và trực tiếp. Thứ sáu, chính phủ Ấn Độ bị giảm niềm tin.

Về phía Trung Quốc, việc gây ra cuộc chiến tranh biên giới với

Ấn Độ đã gây cho Trung Quốc những tổn thất nhất định. Một là, những thiệt hại về người và của, chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại lớn về vũ khí, phương tiện chiến tranh,… Hai là, lãnh đạo các nước trên thế giới chợt tỉnh ra và đánh giá lại về Trung Quốc.

Bên cạnh những mất mát, cả Ấn Đợ và Trung Q́c đều thu được những điều có lợi cho mình

Về phía Trung Quốc,trước hết, Trung Quốc ghi điểm trong mắt

người Pakistan. Thứ hai, việc giải quyết vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Pakistan trở nên thuận lợi. Thứ ba, Trung Quốc thực hiện một phép thử đối với phản ứng của Liên Xơ và đánh giá được chính sách với Liên Xơ. Thứ tư, gây ra cho Ấn Độ tổn thất nặng nề, làm giảm uy tín của đường lối trung lập của Ấn Độ. Thứ năm, chính quyền Trung Quốc đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng.

Về phía Ấn Độ, sau cuộc chiến tranh với Trung Quốc, Chính

phủ Ấn Độ cũng có được những điều lợi cho mình. Thứ nhất, Nehru bừng tỉnh và hiểu rằng khơng có chủ nghĩa lý tưởng. Thứ hai, Nehru có được bài học trong mối quan hệ với chính người hàng xóm. Thứ

ba, Nehru cũng rút ra được bài học trong mối quan hệ với nước lớn. Thứ tư, Nehru rút ra bài phòng về việc phòng bị.

Tiểu kết chương 5

Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 là cuộc chiến tranh ngắn, chiến tranh chớp nhoáng do Trung Quốc chủ động tấn công và Ấn Độ bị động đối phó. Cuộc chiến này có nguyên nhân chịu sự tác động sâu sắc của các nhân tố quốc tế. Thực dân Anh trong thời kỳ cai trị Ấn Độ và quá trình xây dựng đường biên giới Ấn Độ - Trung Quốc của họ là nguyên nhân sâu xa của tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nhân tố bối cảnh quốc tế với tư duy chiến tranh lạnh, đặc biệt là sự đối đầu Liên Xô – Mỹ ở Cuba là tác nhân quan trọng quyết định thời điểm bùng nổ cuộc chiến tranh này.

Tùy theo tầm ảnh hưởng và lợi ích quốc gia, các nước trên thế giới có những phản ứng khác nhau. Mỹ và các đồng minh của mình tích cực giúp đỡ Ấn Độ. Liên Xơ ban đầu ủng hộ Trung Quốc nhưng nhanh chóng chuyển sang trung lập và nghiêng về phía Ấn Độ. Mỹ và Liên Xơ đóng vai trị rất quan trọng buộc Trung Quốc ngừng bắn. Các nước thuộc Phong trào Khơng liên kết thì gặp vơ vàn khó khăn, thách thức vì tầm ảnh hưởng của cả Ấn Độ và Trung Quốc.

Cho dù Trung Quốc tuyên bố chấm dứt chiến tranh nhưng các nhân tố quốc tế tiếp tục tác động đến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc. Mỹ và đồng minh tiếp tục duy trì ủng hộ, viện trợ cho Ấn Độ; Liên Xơ trên danh nghĩa trung lập nhưng nghiêng nhiều về phía Ấn Độ, nối lại và mở rộng thêm các hợp tác kinh tế, khoa học, quốc phịng,… Quan hệ Liên Xơ – Ấn Độ ngày càng tốt đẹp và quan hệ Liên Xô – Trung Quốc ngày càng mâu thuẫn sâu sắc. Việc Mỹ và đồng minh viện trợ cho Ấn Độ và kiềm chế Pakistan đã đẩy Pakistan đến gần hơn với Trung Quốc. Sau cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962, Trung Quốc và Pakistan trở thành liên minh chiến lược.

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc Ấn Độ năm 1962. (Trang 25 - 27)