Nhân tố quốc tế ảnh hưởng sâu sắc, xuyên suốt cuộc chiến tranh này

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc Ấn Độ năm 1962. (Trang 27 - 32)

chiến tranh này

Các nhân tố quốc tế ảnh hưởng một cách sâu sắc tới toàn bộ cuộc chiến tranh năm 1962 và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ nói chung. Nguồn gốc dẫn đến mâu thuẫn rồi xảy ra chiến tranh chịu tác động rất lớn từ các nhân tố quốc tế như di sản của chủ nghĩa thực dân để lại, bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực. Di sản của chủ nghĩa thực dân Anh trong quá trình cai trị Ấn Độ để lại là nguồn gốc sâu xa dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ gữa Trung Quốc và Ấn Độ. Những mâu thuẫn này đã có từ trước những những năm đầu sau khi Ấn Độ giành được độc lập và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời, do còn non trẻ và rất cần sự ủng hộ của quốc tế cũng như

sự ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề quốc tế nên mâu thuẫn, tranh chấp này bị ẩn đi. Nhưng từ khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát Tây Tạng, đặc biệt khi cả Ấn Độ và Trung Quốc tìm cách cạnh tranh ảnh hưởng trong Phong trào Không liên kết và thế giới thứ ba thì những tranh chấp này lại nổi lên trong quan hệ giữa hai nước. Bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực là nguyên nhân khách quan trực tiếp của thời điểm bùng nổ cuộc chiến tranh. Trung Quốc đã quyết định chọn thời điểm giữa tháng 10/1962 để mở cuộc tấn cơng Ấn Độ là do tính tốn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm tận dụng tối đa hoàn cảnh quốc tế thuận lợi cho hành động quân sự của mình. Hai siêu cường Liên Xơ và Mỹ bị vướng vào cuộc khủng hoảng hạt nhân rất căng thẳng không thể can thiệp vào các hoạt động khác được. Hơn nữa, cả thế giới cũng đang bị hút vào cuộc khủng hoảng hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ nên sẽ không thể quan tâm nhiều đến cuộc tấn công của Trung Quốc.

Mặc dù, không thể so sánh về mức độ ảnh hưởng với cuộc khủng hoảng hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ ở Cuba, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 vẫn thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Từ những nước lớn như Anh, Mỹ, Liên Xô đến những nước Á, Phi, Mỹ Latin, Phong trào khơng liên kết đều có những phản ứng và động thái nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc chiến tranh. Trong đó, nhân tố Mỹ và phương Tây có tác động rất quan trọng đến việc buộc Trung Quốc phải tuyên bố ngừng bắn và rút quân. Sau khi Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn, các nhân tố quốc tế tiếp tục có ảnh hưởng đến q trình tìm giải pháp cho tranh chấp hai bên. Mỹ tiếp tục ủng hộ Ấn Độ, Liên Xô trở về trạng thái trung lập, một số nước trong Phong trào khơng liên kết rất tích cực tìm giải pháp hịa bình cho cuộc chiến thơng qua việc tổ chức Hội nghị Colombo.

3. Bản thân cuộc chiến này cũng tác động ngược trở lạisâu sắc quan hệ quốc tế, làm thay đổi nhiều mối quan hệ quốc tế sâu sắc quan hệ quốc tế, làm thay đổi nhiều mối quan hệ quốc tế

Trước hết, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, sau cuộc

chiến năm 1962, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trở nên căng thẳng, những nhận thức mới được cả Ấn Độ và Trung Quốc rút ra cho mối quan hệ với nước còn lại.

Về phía Ấn Độ, sự thay đổi nhận thức về mối đe dọa, trước

có thể đến từ Pakistan. Tuy nhiên, từ khi bị Trung Quốc tấn công vào năm 1962, Ấn Độ thay đổi hoàn toàn quan điểm và Trung Quốc trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Ấn Độ. Trước năm 1962, khái niệm quốc phịng khơng được Ấn Độ chú ý đúng mức. J. Nehru đã lãng mạn hóa chính sách đối ngoại và chủ trương khơng liên kết. J. Nehru không củng cố quốc phịng của đất nước và khơng coi Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu.Sau cuộc tấn công của Trung Quốc, J. Nehru đã nhận thức được rằng ngoại giao hịa bình khơng thể chống lại các mối đe dọa từ bên ngồi, cần phải duy trì lực lượng vũ trang để chống lại bất kỳ xâm lược bên ngoài. Ấn Độ cũng thay đổi tư duy, trước năm 1962, phần lớn các nhà hoạch định về các vấn đề quốc phòng đều cho rằng chi tiêu quốc phịng khơng hiệu quả và tiêu hao tiềm lực quốc gia. Nhưng sau cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1962, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ tăng đáng kể. Ấn Độ tập trung ưu tiên hàng đầu phát triển các khu vực biên giới để có thể chống lại bất kỳ cuộc xâm lược nào từ Trung Quốc; thay đổi các chính sách liên quan đến việc sử dụng vũ lực. Đáng chú ý nhất là sự thay đổi về quy hoạch và quản lý quốc phịng.Chính phủ Ấn Độ thiết lập việc chuẩn bị quốc phịng một cách có hệ thống hơn, coi việc hoạch định quốc phòng là vấn đề lâu dài.

Về phía Trung Quốc, để chuẩn bị chiến tranh với Ấn Độ, Trung

Quốc đã tìm cáchcơ lập Ấn Độ với các nước láng giềng của cả Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc giải quyết tranh chấp biên giới của mình thơng qua các cuộc đàm phán với Nepal vàMiến Điệnnăm 1960 mà trong đó có nhữngnhượng bộ cho các quốc gia này. Trung Quốc đã ký hiệp ước biên giới với Pakistan và sẽ giải quyết tranh chấp biên giới của mình với Bhutan.Vì vậy, Trung Quốc đã đạt được một lợi thế ngoại giao bằng cách cô lập Ấn Độ. Tác động của cuộc xâm lược Trung Quốc năm 1962 ảnh hưởng đến uy tín của Ấn Độ đối với Nepal và Bhutan. Ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Himalaya tăng lên. Trung Quốc đã tiến hành thử hạt nhân vào năm 1964 để đáp lạinhững động thái tăng cườngquốc phòng của Ấn Độ;Trung Quốc thiết lập mối liên minh chặt chẽ với Pakistan, cung cấp viện trợ quân sự, công nghệ và hạt nhân cho Pakistan; xây dựng đường cao tốc Karakoram tới Pakistan. Trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, năm 1965, Trung Quốc ủng hộ tích cực cho Pakistan: gây áp lực lên biên giới Trung - Ấn; gọi Ấn Độ là một quốc gia hiếu chiến;đưa ra tối hậu thư đe dọa can thiệp vào cuộc chiến tranh, tập kết

quân đội dọc biên giới Trung Quốc - Ấn Độ; cáo buộc Ấn Độ đã thực hiện kế hoạch của Mỹ là làm cho người châu Á chiến đấu với người châu Á và phá vỡ sự đoàn kết Á - Phi.

Thứ hai, quan hệ Liên Xô với Trung Quốc và Ấn Độ có

chuyển biến mạnh mẽ. Từ chỗ Liên Xơ và Trung Quốc có quan hệ đồng minh, sau cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, quan hệ Xô - Trung ngày càng căng thẳng, lãnh đạo Liên Xơ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc gây ra chiến tranh, Liên Xô rút hết chuyên gia, chấm dứt mọi hợp tác với Trung Quốc. Trung Quốc cáo buộc Liên Xô cấu kết với J. Nehru chống lại Trung Quốc. Trong những năm sau đó, quan hệ Liên Xơ – Trung Quốc ngày càng xấu đi, kết hợp với những tranh chấp lãnh lãnh thổ đã dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới Liên Xô – Trung Quốc vào năm 1969. Trái lại với quan hệ Liên Xô – Trung Quốc, quan hệ Liên Xô – Ấn Độ ngày càng gắn kết từ các hoạt động ngoại giao đến viện trợ của Liên Xô cho Ấn Độ và các hợp tác kinh tế, quốc phòng, khoa học giữa hai nước và Ấn Độ - Liên Xô đã thiết lập quan hệ chiến lược.

Thứ ba, quan hệ giữa Ấn Độ với Mỹ và đồng của Mỹ, từ chỗ

có quan điểm rất khác nhau trong các vấn đề quốc tế, dưới tác động của cuộc tấn công từ Trung Quốc năm 1962, Ấn Độ và Mỹ đã xích lại gần nhau và Mỹ là nước tích cực nhất trong việc viện trợ cho Ấn Độ, Ấn Độ đã có cái nhìn khác đi rất nhiều đối với Mỹ; quan hệ Ấn Độ - Mỹ được cải thiện rất nhiều. Ngược lại, quan hệ giữa Mỹ và Pakistan khơng cịn được như trước. Vì vậy, mặc dù là đồng minh thân cận của Pakistan nhưng khi chiến tranh bùng nổ giữa Ấn Độ và Pakistan vào năm 1965, Mỹ đã lựa chọn trung lập bằng cách cắt toàn bộ viện trợ quân sự cho cả Pakistan và Ấn Độ mà việc làm này tác động nhiều đến Pakistan hơn là Ấn Độ. Chính sự nồng ấm trong quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ là một tác nhân rất quan trọng đẩy Pakistan tiến rất gần với Trung Quốc.

Thứ tư, cuộc chiến tranh Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962 tác

động mạnh mẽ đối với các nước Á, Phi và Phong trào không liên kết. Ấn Độ và Trung Quốc đều là nước chủ chốt trong Phong trào không liên kết, vì thế,các nước trong Phong trào khơng liên kết đứng trước sự lựa chọn rất khó khăn dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ. Tuy vậy, cuộc chiến này cũng giúp Phong trào khơng liên kết có cơ hội thể hiện mình với việc một nhóm nước tích cực đứng ra làm trung gian

hòa giải. Trong Phong trào khơng liên kết nổi lên vai trị của 6 quốc gia là Ai Cập, Ghana, Indonesia, Campuchia, Miến Điện, đặc biệt là Sria Lanka. Với sự tích cực của nhóm 6 nước này đã góp phần quan trọng duy trì tuyên bố ngừng chiến giữa hai nước trong thời gian dài.

Thứ năm, từ sau cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn

Độ, quan hệ Trung Quốc – Pakistan ngày càng bền chặt. Trung Quốc đã tăng cường hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Pakistan, cả Trung Quốc và Pakistan ủng hộ ngoại giao mạnh mẽ cho nhau. Trong giai đoạn 1960 - 1970, Trung Quốc đã viện trợ trị giá 106,4 triệu USD. Về

quân sự, tận dụng lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Pakistan,

Trung Quốc đã cấp xe tăng T-55, các biến thể của MIG 19 và đạn dược của Trung Quốc cho Pakistan. Trung Quốc đề xuất hợp tác quân sự và chuyển giao công nghệ không chỉ để thiết lập liên kết quân sự với Pakistan mà cịn giúp cho chương trình Nghiên cứu và Phát triển của chính họ. Các dự án chung sản xuất nhiều loại vũ khí từ máy bay chiến đấu đến tàu khu trục tên lửa dẫn đường. Trung Quốc đang giúp Pakistan xây dựng và phóng các vệ tinh viễn thám và truyền thông, ngay cả khi Pakistan được cho là đang cho phép một cơ sở thông tin liên lạc không gian của Trung Quốc hoạt động tại Karachi.Trung Quốc thiết kế và cung cấp các lò phản ứng nước nặng, sản xuất plutonium của Pakistan. Trung Quốc cũng hỗ trợ kỹ thuật và vật chất cho việc hồn thành các lị phản ứng điện hạt nhân và cơ sở tái chế plutonium, cung cấp bản vẽ của các vũ khí hạt nhân. Về kinh

tế, thỏa thuận thương mại tự do mà Trung Quốc chiếm tới 11% nhập

khẩu của Pakistan; các khoản viện trợ không ràng buộc; hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan;Pakistan là thành viên tích cực của sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc; Tuyến đường sắt từ cảng Gwadar của Pakistan qua dãy Karakoram đến Tân Cương. Về ngoại giao,Pakistan là quốc gia đã giúp đỡ Trung Quốc gây dựng mối quan hệ với phương Tây trong những năm đầu thập niên 1970, đưa Trung Quốc xích lại gần hơn với thế giới Hồi giáo, hỗ trợ Trung Quốc trong tất cả các vấn đề quan trọng đối, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc, như Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng, cũng như các vấn đề nhạy cảm khác như quyền con người. Trung Quốc ủng hộ lập trường của Pakistan trong vấn đề Kashmir, là cường quốc duy nhất công khai lên tiếng ủng hộ Pakistan sau vụ ám sát Bin Laden, Trung Quốc nhấn mạnh

Pakistan có lẽ khơng hề biết việc Osama bin Laden đang ẩn nấp trên lãnh thổ của mình.

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc Ấn Độ năm 1962. (Trang 27 - 32)