BÀI VIẾT THAM KHẢO Câu 1: Phương thức biểu đạ t chính c ủ a đoạ n trích là bi ể u c ả m.

Một phần của tài liệu Bài viết tham khảo bộ đề ôn luyện đọc hiểu (Trang 40 - 42)

Câu 2: Nhân vật anh trong đoạn trích được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh: bò về phía gốc sim; ngực đập dội thuyền sang đất đá; quần áo tướp ra; nửa người dâm dấp máu; bò cách chi cũng lộ; chẳng bao giờ còn đánh được gốc trê để phơi nó; hát một lần; ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua việc để

nhân vật anh trò chuyện với các sự vật, hiện tượng như trò chuyện với con người, với những thực thể sống bằng giọng điệu thủ thỉ, tâm tình. Biện pháp nhân hóa vừa giúp cho câu thơ

thêm phần sinh động, độc đáo, vừa thể hiện được những trăn trởtrong cõi lòng người chiến

sĩ sắp sửa ngã xuống để bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc: trăn trở vềgia đình, về dòng

sông nghĩa tình, mong sao cho bậc thang hạ thấp xuống để vợ mình lấy nước được dễ dàng, mong cho mẹđược uống bát canh nóng, mong cho mùa đông đừng dài và xin cột nhà đỡ mẹ

thật êm. Người lính sẵn sẵn sàng hy sinh tất cả cho Tổ quốc, thếnhưng trong tiềm thức họ

vẫn luôn lo lắng, quan tâm và dành những tình cảm vô cùng ấm áp cho gia đình.

Câu 4: Hình ảnh khiến tôi ấn tượng nhất trong đoạn thơ có lẽ là khoảnh khắc nhân vật anh

“bò lên với trái tim tình nguyện”, khoảnh khắc anh sẵn sàng ôm súng chiến đấu hết mình, sẵn sàng hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng mình để bảo vệ từng tấc đất tấc vàng của dân tộc, bảo vệ cả những điều nhỏ bé nhất như là gốc sim cằn. Đây cũng chính là tinh thần yêu

nước đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từxưa đến nay. Ta không bao giờ

chấp nhận một sự mất mát nào trên lãnh thổđất nước mình, bởi đất nước chính là máu xương,

là da thịt của chúng ta, thứmà ông cha ta đã phải nằm lại đểnó được nguyên vẹn hình hài. Từ tinh thần yêu nước, quả cảm ấy của người lính, thế hệ trẻ chúng ta phải nhận thức được rõ ràng về sứ mệnh thiêng liêng của mình, đó là phải làm sao cho đất nước luôn giữ vững

____________________________________________________________________________________________

ĐỀ S 17

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Những gì còn lại sau mưa

Là cơn hồng thuỷ bất ngờ bủa vây

Mẹ cha chắt bóp bao ngày

Một đêm lũ cuốn trắng tay, trắng đầu

Chỉcòn nước bạc, bùn nâu

Chỉ còn bao nỗi lo âu chất chồng Chỉ còn mẹ với mùa đông

Ngực trần không yếm, bếp không khói chiều Bàn thờ kê chiếc bàn xiêu

Gió mưa chưa tạnh, còn nhiều bão giông

Những gì còn lại trong tâm

“Còn da lông mọc”, còn mầm cây lên

Còn đây hơi ấm trăm miền

Còn đây “máu chảy ruột mềm”thương nhau

Những gì còn lại... mai sau

Nghĩa tình, đạo lý nhắc nhau ghi lòng

Câu 1.Xác định thểthơ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từtrong 4 dòng thơ sau:

Chỉcòn nước bạc, bùn nâu

Chỉ còn bao nỗi lo âu chất chồng Chỉ còn mẹ với mùa đông

Ngực trần không yếm, bếp không khói chiều

Câu 3. Theo anh/chị, những từ ngữđậm chất dân gian trong các dòng thơ sau có ý nghĩa gì?

Những gì còn lại trong tâm

“Còn da lông mọc”, còn mầm cây lên

Còn đây hơi ấm trăm miền

Còn đây “máu chảy ruột mềm” thương nhau

BÀI VIT THAM KHO Câu 1: Văn bản được viết theo thểthơ là lục bát.

Một phần của tài liệu Bài viết tham khảo bộ đề ôn luyện đọc hiểu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)