Môi trường sinh thái của cây mãng cầu ở khu vực núi Bà Đen:
- Khu vực núi Bà Đen luôn có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình là 27,20C với 7 giờ nắng/ngày. Quang chu kỳ này đảm bảo cho hoa mãng cầu phát triển, phát dục tốt, bộ lá quang hợp đầy đủ tích lũy dưỡng chất nuôi trái.
- Là vùng núi, thời gian tối ở khu vực núi Bà Đen khoảng từ 10 – 12 giờ tùy theo tiết hạ chí hay đông chí. Đêm kéo dài, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp kích thích hoặc thúc đẩy sự ra hoa. Vào mùa khô, do ảnh hưởng của các khối không khí lạnh từ phía Bắc tràn vào, các tháng 12 và tháng 01, ban đêm nhiệt độ thường là dưới 200C. Độ ẩm tối cao trung bình tháng là 90% gặp nhiệt độ thấp nên hầu như ngày nào cũng có sương, thậm chí đến 7 – 8 giờ sáng, sương vẫn che phủ núi Bà Đen. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự phân hóa mầm hoa của mãng cầu vào mùa khô.
- Biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm khu vực Bà Đen từ 8 – 100C, với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm khoảng 1,5 – 30C. Sự ổn định về khí hậu giữa các mùa trong năm là cơ sở để mãng cầu bà Đen ra hoa kết trái quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ.
Bảng 1.3 Chỉ tiêu hóa lý của mãng cầu Bà Đen trong 100g thịt quả [9] Tiêu chí Đặc thù Tiêu chí Đặc thù Năng lượng Kcal/(g) 82,92 ± 3,24 Fe (mg) 0,289 ± 0,074 Độ ẩm (g) 75,79 ± 1,03 Na (mg) 0,618 ± 0,366 Chất béo (g) 0,16 ± 0,04 K (mg) 405,0 ± 56 Đường tổng (g) 18,60 ± 0,91 Zn (mg) 0,181 ± 0,043 Chất xơ thô (g) 1,14 ± 0,16 Mg (mg) 29,12 ± 4,77
Đạm (g) 1,75 ± 0,21 Cu (mg) 0,067 ± 0,015 Độ pH 5,64 ± 0,40 Mn (mg) 0,228 ± 0,057 Tro tổng số (mg) 0,94 ± 0,08 Vitamin B1 (mg) 0,027 ± 0,009 P (mg) 68,33 ± 8,80 Vitamin B2 (mg) 0,032 ± 0,007 Ca (mg) 16,18 ± 4,45 Vitamin C (mg) 15,90 ± 10,37 Độ Brix – tỷ trọng
chất rắn hòa tan (%)
22 - 25
Đất ở khu vực núi Bà Đen và vùng phụ cận là đất xám – loại đất tốt nhất để cây mãng cầu phát triển – và đất đỏ vàng với tỷ lệ lần lược là 80%, 15%, 5% các loại đất khác [9, 10].
1.2.3Tình hình sâu bệnh ở cây mãng cầu
Do đặc tính có nhiều sâu bệnh nên việc trồng cây mãng cầu phải sử dụng thuốc BVTV thường xuyên. Trong những năm gần đây, cây mãng cầu thường xuyên bị xâm hại bởi ốc sên, rệp sáp và đặc biệt là ruồi vàng (ấu trùng ruồi vàng là tác nhân gây hỏng quả khi chín) phát triển mạnh, theo khảo sát ngẩu nhiên trong quá trình thu thập thông tin thì 8/10 điểm bán có mãng cầu chín cây có ấu trùng ruồi vàng. Gần đây, vườn mãng cầu ở Tây Ninh xuất hiện bệnh lạ trên các vườn 2 hay 3 năm
tuổi đang cho trái, bệnh thường có biểu hiện ban đầu là trên thân hoặc nách cành xuất hiện các vết nứt nhỏ trên vỏ cây, phần gỗ bên trong bị thâm đen có nhựa chảy ra (xì mủ). Sau một thời gian vết nứt lớn dần lan rộng ra bề mặt thân hoặc cành ảnh hưởng tới phần thân gỗ của cây. Các vết nứt này nhanh chóng lan rộng gần 1/3 bề mặt của thân hoặc cành, vỏ bắt đầu bong ra. Làm cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước của cây bị ảnh hưởng. Lá bị vàng sau đó khô và rụng, cành bị chết khô. Bệnh nặng làm cho cây suy kiệt rồi chết, ảnh hưởng tới năng suất của cây. Các triệu chứng trên cây mãng cầu na ở trên rất giống với bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora gây ra. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu, hay một đề tài chính thức nào nghiên cứu về bệnh này trên cây mãng cầu na nên nó vẫn là bệnh lạ đối với bà con nông dân [11].
Một số bệnh thường gặp ở cây mãng cầu gồm:
Bệnh thán thư: Do nấm Colletorichum gloesporivides hại hoa, quả ở bất kỳ tuổi nào và cả đọt non. Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây mãng cầu. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và trái non.