THI TUYỂN SINH VÀO LỚP

Một phần của tài liệu KÌ THI HSG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Môn thi: Hoá học pot (Trang 26 - 27)

Năm học 2002-2003

Câu 1:

1/ Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a) Để dập tắt đám cháy xăng dầu, tại sao người ta không dùng nước mà dùng cát hay chăn dạ

trùm lên ngọn lửa

b) Tại sao khi ngọn lửa đèn dầu có bấc ngắn lụn dần dù dầu đã cạn, người ta đổ thêm nước

vào chỗ dầu còn lại thì đèn lại sáng lên

c) Tại sao khi vặn bấc đèn lên quá cao thì sinh nhiều muội đen

2/ Thế nào là sự cháy hoàn toàn? Vì sao đối với nhiên liệu khí ta dễ đốt cháy hoàn toàn hơn

nhiên liệu rắn?

3/ Tại sao muốn có được ngọn lửa ở nhiệt độ cao để hàn cắt kim loại phải dùng axetilen chứ

không dùng etan, mặc dù nhiệt đốt cháy các khí đó ở cùng đk tương ứng bằng 1320 (kJ/mol)

và 1562 (kJ/mol). Hãy giải thích bằng phương trình phản ứng

Câu 2: Có sơ đồ phản ứng sau:

1/ A(k) + B(k)  C (k) 2/ A + Dk  Ek 3/ E(lỏng) + Bk  Ak + Fhơi 4/ Ek + Bk  Ck + Fhơi 5/ C + B  G(k) 6/ Gk + Flỏng  Hlỏng + Ckhí 7/ Gk + Bk + Flỏng  Hlỏng 8/ Cu + Hlỏng  I + Ck + Flỏng

Viết các phương trình phản ứng hoá học trên và ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có

Câu 3: Có 5 lọ được đánh số, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, Ca(CH3COO)2, Al2(SO4)3, NaOH, BaCl2. Chất nào chứa trong lọ số mấy, nếu:

- Rót từ lọ số 4 vào lọ 3 có kết tủa trắng

- Rót dung dịch từ lọ số 2 vào lọ 1 có kết tủa keo, tiếp tục rót thêm thì kết tủa đó bị tan

- Rót dung dịch từ lọ số 4 vào 5, ban đầu chưa có kết tủa, rót thêm thì có lượng nhỏ kết tủa

xuất hiện

Một phần của tài liệu KÌ THI HSG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Môn thi: Hoá học pot (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)