Giá trị của thuyết “Vô vi nhi trị” của Lão Tử

Một phần của tài liệu Những giá trị của lý thuyết chính trị Trung Quốc thời kỳ cổ đại (Trang 25 - 26)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI

3.3.Giá trị của thuyết “Vô vi nhi trị” của Lão Tử

Thế giới hiện nay đang có xu hướng quay trở lại các giá trị truyền thống của phương Đông. Trong xu hướng chung đó tư tưởng chính trị và triết học Trung Quốc cổ đại thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các nhà khoa học trên thế giới. Do vậy giá trị của thuyết “Vô vi nhi trị” của Lão Tử cũng được coi trọng, thể hiện ở các nội dung đó là:

Một là, người phương Tây có câu: “ánh sáng từ phương Đông đến… cuộc thiên diễn của văn minh loài người từ xưa đến nay là từ phương Đông sang phương Tây. Văn minh tinh thần nhân loại bắt đầu xuất hiện ở cực Đông, rồi dần dần chuyển từ Trung Hoa đén ấn Độ, Ba Tư, Chaldée, Syrie, Hy Lạp và sau cùng là Roma và Pháp”. Ngày nay Châu Âu không phải là trung tâm của các giá trị tinh thần. Nhiều nhà khoa học phương Tây đã dành công sức cả đời để nghiên cứu về phương Đông và ngày càng phát hiện thêm những giá trị vô cùng phong phú của phương Đông. Hiện nay, trong nội dung tư tưởng chính trị là triết học Trung Quốc cổ đại, những quan điểm về vấn đề quản lý Nhà nước được nhiều nhà nghiên cứu khai thác để kế thừa và vận dụng vào việc quản lý Nhà nước hiện đại. Nhiều quốc gia Châu á đã nghiên cứu và vận dụng thành công một số hạt nhân hợp lý trong học thuyết Lão Tử về việc quản lý Nhà nước bằng phương pháp “vô vi” của ông.

Hai là, tư tưởng học thuyết “vô vi” về vấn đề quản lý Nhà nước. Có th đem lại những bài học quý giá mà các lý thuyết hiện đại về quản lý Nhà nước cũng không thể không công nhận. Quản lý Nhà nước bằng “vô vi” của Lão Tử có thể đem lại cho các nhà nước hiện đại câu trả lời về hàng loạt các vấn đề như: mức độ can thiệp của các chính sách quản lý Nhà nước đối với đời sống nhân dân; vai trò và các tiêu chuẩn của pháp luật trong quản lý Nhà nước. Trong tư tưởng chính trị của Lão Tử khi nghiên cứu ta thấy được nhiều mặt hạn chế hơn là những mặt tích cực. Vì vậy phương thức vô vi trong quản lý Nhà nước của Lão Tử đương thời

không được áp dụng. Ngày nay các quan điểm của Lão Tử về quản lý Nhà nước không được đánh giá cao, thậm trí có nhiều lời phê bình đôi khi rất nặng nề. Các tác giả của Liên Xô trong cuốn “Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới” cho rằng: “Học thuyết vô vi của Lão Tử chủ trương thiết lập một Nhà nước xa lạ với tiến bộ của nền văn minh, lý tưởng của Lão Tử là quay trở lại trật tự của xã hội nguyên thuỷ – một trong những nét phản động của học thuyết Lão Tử”.

Ba là, quan điểm đánh giá của Lão Tử trong quản lý Nhà nước được đánh giá là tiêu cực thụ động. Nó phản ánh sự suy bại của đẳng cấp phong kiến quý tộc cũ vì muốn phản ứng lại tình thế, nhưng vì bất lực nên chỉ còn biết than phiền địa vị xã hội của mình đã nghiêng đổ”. Việt Nam là một xã hội phương Đông. Nhà nước Việt Nam phải có những nét đặc thù của một Nhà nước phương Đông, tiếp thu được những lý thuyết hiện đại về quản lý Nhà nước đồng thời kết hợp với các hạt nhân hợp lý tư tưởng về quản lý Nhà nước, tư tưởng chính trị và triết học Trung Quốc cổ đại nói chung và học thuyết của Lão Tử nói riêng là một yếu tố rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng vào việc quản lý Nhà nước ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những giá trị của lý thuyết chính trị Trung Quốc thời kỳ cổ đại (Trang 25 - 26)