Giá trị của thuyết “Pháp trị” của Hàn Phi Tử

Một phần của tài liệu Những giá trị của lý thuyết chính trị Trung Quốc thời kỳ cổ đại (Trang 26 - 30)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI

3.4.Giá trị của thuyết “Pháp trị” của Hàn Phi Tử

Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử được coi là một bước tiến lớn, đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội bằng pháp luật của lịch sử Trung Quốc. Đây là quan niệm đạt đến đỉnh cao tư tưởng chính trị - pháp lý thời cổ đại, góp phần tô điểm thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc của phương Đông trong kho tàng chung của nhân loại, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa tích cực với thực tiễn đương đại hôm nay.

Thứ nhất, trong đường lối chính trị của mình, Hàn Phi tử đã nhận thấy tầm quan trọng của pháp luật đối với việc ổn định trật tự xã hội đương thời. Then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật. Có pháp luật và

pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì xã hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc. Ông cũng đã chỉ ra rằng, để đảm bảo trật tự xã hội, cần phải thay đổi các biện pháp về chính trị, vì thời thế luôn thay đổi cho nên luật pháp cũng phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, tư tưởng pháp trị của ông đã được Tần Thủy Hoàng đánh giá cao và có giá trị trong công cuộc trị nước, giúp nhà Tần thống nhất được Trung Quốc.

Thứ hai, trong tư tưởng pháp trị của mình, để ngăn ngừa những hành vi vi phạm luật pháp, giải quyết có hiệu quả những hành vi sai trái. Hàn Phi yêu cầu luật pháp phải có tính nghiêm minh, phải đảm bảo tính khách quan trong việc xử phạt để phạt đúng người, đúng tội. Người cầm cán cân công lý phải luôn gương mẫu, tôn trọng pháp luật. Phạt nặng những người dựa vào chức quyền và địa vị của bản thân để vi phạm pháp luật. Những người có công phải thưởng, nhằm khuyến khích tinh thần tự giác, tự nguyện trong nhân dân. Nếu thi hành pháp luật mà thưởng phạt không nghiêm sẽ làm cho người dân coi thường pháp luật, tạo cơ hội tăng thêm nhiều tội ác trong xã hội. Muốn làm được điều đó phải được tăng cường bằng các hình thức như kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực hiện đúng chức năng, hành vi.

Thứ ba, trong tư tưởng pháp trị, Hàn Phi luôn chú trọng tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nhà nước phải hoạt động dựa trên cơ sở của pháp luật, và pháp luật đặt ra phải phù hợp với thực tiễn. Theo ông, một hệ thống pháp luật tốt không phải được xây dựng dựa trên ý muốn chủ quan của cá nhân, mà cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc, pháp luật phải minh bạch, được ghi thành văn bản và phổ biến rộng rãi trong nhân dân bằng các hình thức tuyên truyền.

Thứ tư, với chủ trương trọng dụng nhân tài, Hàn Phi Tử đã nhấn mạnh việc sử dụng người có đức, có tài không quan tâm tới việc xuất thân từ tầng lớp nào,

miễn sao họ có tài năng thật sự và luôn lo cho dân, cho nước, luôn lấy lợi ích nhân dân đặt lên hàng đầu. Người sử dụng phải biết con người mình đang dùng có thực tài gì thì bố trí công việc cho phù hợp, nếu không nắm vững thực tài của họ, thì dễ giao nhầm việc dẫn đến những tổn thất là điều không thể tránh khỏi.

KẾT LUẬN

Sự khác nhau trong tư tưởng, học thuyết ở Trung Quốc cổ đại và phương Tây thời cổ đại về nhà nước và pháp luật thể hiện ở mức độ quan tâm đối với nhà nước và pháp luật: các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại tựu trung lại cũng bàn về chính trị - con người, xã hội, nhà nước và pháp luật, nhưng theo “cách riêng”, mức độ riêng, tạo nên những sắc thái đặc thù riêng. So sánh với phương Tây cổ đại, các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại ít bàn luận về nhà nước, pháp luật hơn. Điều này được lý giải bởi hàng loạt các yếu tố khách quan - chủ quan có nhiều sự khác nhau về các giai cấp, mức độ xung đột, mâu thuẫn xã hội và phương pháp giải quyết, những điều kiện kinh tế, văn hóa, lối sống.

Các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại quan tâm hơn cả về đường lối, phương thức cai trị con người và xã hội. Bên cạnh sự khác nhau cơ bản nêu trên, vẫn có thể tìm thấy những nét tương đồng giữa tư tưởng, học thuyết của Trung Quốc cổ đại và phương Tây qua các thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong tư tưởng nhà nước pháp quyền của các nhà tư tưởng Hy Lạp, La Mã cổ đại tương đồng với tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử khi cho rằng, ý muốn cá nhân của các vị quân vương là cội nguồn của tình trạng vô pháp luật, luật pháp đối với nguồn quý tộc cũng như đối với kẻ hèn mọn đều phải như nhau.

Luận điểm về nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức, thiếu đạo đức xã hội sẽ hỗn loạn cũng là luận điểm tương đồng (chỉ khác nhau là ở mức độ, phạm vi và cách thức áp dụng đạo đức mà thôi). Do nhiều yếu tố khách quan chi phối,

người Trung Quốc cổ đại xem ra ít bàn luận đến cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, đến chính thể như người phương Tây. Nhìn chung, tư tưởng chính trị và tư duy pháp luật Trung Quốc cổ đại xuất hiện sớm hơn phương Tây và thường gắn với đạo đức, luân lý (các nguyên tắc đạo đức trong mối quan hệ).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dung, Lê Thị Thanh Lai (2020), Lịch sử các học thuyết chính trị, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Doãn Chính (2015), Lịch sử Triết học phương Đông, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật.

3. Đỗ Đức Minh (2014), Những đặc trưng của tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc cổ đại, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) – 2014. 4. Đinh Ngọc Thạch, Doãn Chính (2018), Lịch sử Triết học phương Tây, tập

1 (từ triết học cổ đại đến triết học cổ điển Đức), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật.

5. Đinh Ngọc Thạch, Doãn Chính, Trần Quang Thái (2019), Gíao trình triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Tổng hợp TP. HCM.

6. Đinh Ngọc Thạch (2019), Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM.

7. C. Mác và Ăngghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật.

8. V. I. Lê-Nin, V. I. Lê-nin Toàn tập, tập 33 (Nhà nước và cách mạng), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

Một phần của tài liệu Những giá trị của lý thuyết chính trị Trung Quốc thời kỳ cổ đại (Trang 26 - 30)