Kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 0073 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 73)

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam

2.2.1. Hoạt động tín dụng trung dài hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam 2.2.1.1. Nguồn vốn trung dài hạn

Một trong những thế mạnh của NHNo&PTNT Việt Nam là tiềm lực vốn rất mạnh. Với tổng nguồn vốn huy động là 434.331 tỷ đồng, NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay đang là Ngân hàng Việt Nam có tổng nguồn vốn lớn nhất. Tuy nhiên để tiến hành cấp tín dụng trung và dài hạn thì NHNo&PTNT Việt Nam không được phép dùng toàn bộ nguồn vốn huy động được bao gồm

nguồn vốn huy động ngắn hạn và nguồn vốn huy động dài hạn để cho vay trung dài hạn. Theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, ngoài nguồn vốn huy động trung dài hạn thì các NHTM được dùng tối đa 40% nguồn huy động ngắn hạn để cấp cho vay trung dài hạn, do đó nguồn chính dùng để cho vay trung dài hạn vẫn là nguồn vốn huy động trung dài hạn. Trong khi đó với những điều kiện hiện nay ở nước ta thì nguồn vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, đây là một khó khăn đối với bất kỳ một Ngân hàng nào cũng như NHNo&PTNT Việt Nam.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn năm 2008-2009 của NHNo&PTNT Việt Nam

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008,2009 NHNo&PTNT Việt Nam

Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2009: trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn của NHNo&PTNT Việt Nam tăng, trong đó nguồn huy động kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 156,653 tỷ đồng, chiếm 43% trong tổng vốn huy động, tăng 27.3% so với năm 2008 thì nguồn vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng của NHNo&PTNT Việt Nam lại giảm, chỉ đạt 121,851 tỷ đồng, chiếm 33% trong tổng vốn huy động, giảm 11.3% so với năm 2008. Điều này một phần là do điều kiện nền kinh tế năm 2008-2009 bất ổn, lãi suất tiền gửi Ngân hàng thường xuyên biến động nên khách hàng có xu hướng gửi tiền ngắn hạn, một

phần cũng phản ánh thói quen gửi tiền từ trước tới nay của người dân Việt Nam - chủ yếu là gửi ngắn hạn.

Tóm lại, có thể thấy nguồn lực về vốn trung dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam còn khá mỏng, do vậy để đảm bảo an toàn, NHNo&PTNT Việt Nam chỉ được mở rộng cho vay trung dài hạn trong giới hạn cho phép.

2.2.1.2. Quy trình tín dụng trung dài hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam

Quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp thị, khai thác và phát triển khách hàng. Thông qua các nguồn thông tin khác nhau, các mối quan hệ khác nhau, cán bộ tín dụng tìm kiếm khách hàng, tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn, giới thiệu khách hàng biết về sản phẩm tín dụng và cơ chế cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời tư vấn cho khách hàng lựa chọn phù hợp trong việc vay vốn, bảo đảm tiền vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các hồ sơ cần thiết để tiếp cận khoản vay.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng thu thập các thông tin liên quan, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay. Các thông tin đó bao gồm: Thông tin chung về khách hàng vay như tên, địa chỉ, điện thoại, ngành nghề kinh doanh, mục đích vay vốn, nhu cầu vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ, phương án bảo đảm tiền vay,... Thông tin về tình hình hoạt động của khách hàng vay như tình hình tài chính, mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu, thị trường, mạng lưới phân phối, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng.

Bước 3: Thẩm định khoản vay. Đây là bước cực kỳ quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng khoản vay. Cán bộ tín dụng trong quá trình

59

thẩm định cho vay cần có đủ tinh thần trách nhiệm, kiến thức, khả năng thẩm định và đạo đức nghề nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay, cụ thể: thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng, cán bộ tín dụng phải kiểm tra toàn bộ hồ sơ pháp lý của khách hàng, trên cơ sở đó đánh giá xem khách hàng có đủ năng lực pháp lý khi vay vốn hay không; thẩm định về tình hình tài chính của khách hàng thông qua các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cần thẩm định xem tình hình tài chính của khách hàng có lành mạnh hay không, có đủ vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hay không; thẩm định về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, cán bộ tín dụng cần thẩm định xem có hiệu quả và khả thi hay không thông qua các chỉ tiêu tài chính, thẩm định thị trường đầu vào, đầu ra, dòng tiền vào, dòng tiền ra, khả năng trả nợ của khách hàng từ phương án, dự án đó, trên cơ sở đó ra quyết định có cho vay hay không? Cho vay số tiền là bao nhiêu? Trong thời hạn bao lâu; thẩm định về tài sản đảm bảo của khách hàng, cán bộ tín dụng cần thẩm định tính hợp pháp của tài sản bảo đảm, định giá tài sản bảo đảm.

Bước 4: Xem xét và quyết định cho vay

Sau khi thực hiện thẩm định, cán bộ tín dụng lập Báo cáo thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuỳ thuộc vào khoản tiền cho vay là nhiều hay ít, cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể là Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng tại chi nhánh, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước để đưa ra quyết định đồng ý cho vay hay không.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

Sau khi khoản vay được phê duyệt, các bộ phận liên quan thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, cụ thể: kiểm tra, bổ sung hợp đồng bảo đảm tiền vay, thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, phong toả tài sản bảo

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

TỔ N

G CỘNG 242,180 284,617 354,112 42,437 17.5 69,495 24.4 Cho vay ngăn hạn 145,995 175,865 208,966 29,870 20.5 33,101 18.8

đảm và thực hiện ký hợp đồng tín dụng. Sau khi hoàn tất các thủ tục sẽ chuyển lên bộ phận hạch toán và nhập dữ liệu về khoản vay.

Bước 6: Giải ngân

Hồ sơ giải ngân sẽ được chuyển lên bộ phận kiểm soát giải ngân để kiểm tra nhằm đảm bảo đáp ứng, tuân thủ các điều kiện trước khi giải ngân, sau đó lập giấy nhận nợ, hạch toán và thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay

Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của khách hàng cũng như tài sản đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả cũng như thực trạng của tài sản đảm bảo.

Bước 8: Thu hồi nợ vay

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi khách hàng đáo hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn muốn cơ cấu lại nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), cán bộ tín dụng phải thẩm định lại và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay quyết định.

Bước 9: Giải chấp và lưu trữ hồ sơ

Khi khách hàng đã tất toán khoản vay, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ giải chấp tài sản bảo đảm và lưu trữ hồ sơ tín dụng theo đúng quy định.

2.2.1.3. Hoạt động cho vay trung dài hạn

Bất kỳ một DN nào, một quốc gia nào, trong bất kỳ một thời kỳ nào đều cần đến vốn trung và dài hạn cho sự phát triển của mình. NHNo&PTNT Việt Nam với tư cách là Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu 0073 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w