Cơ cấu cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 0073 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 123)

Biểu 2.6: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp của

NHNo&PTNT Việt Nam

Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu cho vay

các DN ngoài quốc doanh. Năm 2009, dư nợ cho vay DN ngoài quốc doanh

đạt 155.453 tỷ đồng, chiếm 85% tổng dư nợ cho vay DN, tăng 50.114 tỷ đồng,

tương đương 47.6% so với năm 2008. Trong khi đó, dư nợ cho vay DN quốc doanh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 14%. Tỷ trọng cho vay có sự chênh lệch lớn là do

Nguồn: Báo cáo thường niên 2007,2008,2009 NHNo&PTNT Việt Nam

dư nợ ngắn hạn dư nợ trung dài hạn

Biểu2.5: Tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ của NHNo&PTNT VN

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta có thể thấy, năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam đều tăng, năm 2009 dư nợ cho vay trung và dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam tăng 18.8% so với năm 2008. Đồng thời, tỉ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ tại NHNo&PTNT Việt Nam năm 2009 tăng so với năm 2008, từ 38% năm 2008 lên 41% năm 2009. Dư nợ cho vay trung, dài hạn chủ yếu tập trung cho vay các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện, xây dựng, kinh doanh bất động sản, vận tải kho bãi. Một số dự án có dư nợ lớn như: Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Huội Quảng, Thuỷ điện Bản Chát, Thuỷ điện Alin B1, Thuỷ điện Đakpsi 3&4, dự án 3G, dự án khu dân cư Minh Sơn, dự án xây dựng khu biệt thự đồi An Sơn....

62 Năm 2008 1% 17% 82% Năm 2009 1% 14% 85%

nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất, đó là, trong nền kinh tế hội nhập, các DN nhà nước ngày càng bộc lộ các hạn chế, kém năng động, hoạt động chưa hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém,... Ngoài ra, muốn tiếp cận khoản vay thường phải có tài sản đảm bảo, trong khi đó các DN quốc doanh thường vay vốn theo hình thức tín chấp, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng nên việc vay vốn có nhiều hạn chế hơn so với các DN ngoài quốc doanh.

Về dư nợ cho vay các DN quốc doanh, hiện nay NHNo&PTNT Việt nam chủ yếu cho vay các Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị thành viên như Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tập đoàn than khoáng sản Việt nam, Tập

Tiêu chí

2007 2008 2009

Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ

nợ đủ tiêu chuẩn 88,42 4 91.93 % 93,746 86.20 % 122,73 4 84.56 % nợ chú ý 5,35 6 5.57 % 12,069 11.10 % 18,66 1 12.86 %

nợ dưới tiêu chuẩn 1,05

2 1.09 % 1,218 1.12 % 1,26 2 0.87 % nợ nghi ngờ 52 4 0.55 % 924 0.85 % 984 0.68 % nợ có khả năng mất vốn 82 3^ % 0.86 795^^ 0.73% 5 1,50 % 1.04 tổng dư nợ tdh 96,18 5 100.00 % 108,752 100.00% 145,14 6 100.00% nợ xấu 2,40 4 2.50 % 2,937 2.70 % 3,75 1 2.58 % 63

đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tập đoàn dàu khí, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty lương thực miền Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam, Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty Ximăng,...

Về cho vay các DN ngoài quốc doanh, NHNo&PTNT Việt nam chủ yếu cho vay Công Ty TNHH, công ty cổ phần, Doanh ngiệp tư nhân.

Về ngành nghề cho vay, NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn như cho vay thu mua, chế biến xuất khẩu lương thực, cà phê, thuỷ sản, ..; ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cũng dành vốn cho công nghiệp chế tạo, xây dựng, thương nghiệp, điện, kinh doanh bất động sản.

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại NHNo&PTNT VN

Rủi ro tín dụng là một tất yếu trong hoạt động tín dụng và các Ngân hàng phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ có thể chấp nhận được, để đánh giá rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại người ta thường đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

> Thứ nhất, tình hình nợ quá hạn:

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn được định nghĩa là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam qua 3 năm từ 2007 đến 2009 được thể hiện qua bảng sau:

64

Bảng 2.7: Tình hình phân loại nợ trung và dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam trong năm 2007, 2008, 2009

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam qua các năm

—nợ quá hạn —nợ xấu

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu NHNo VN 2007-2009

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam từ năm

2007 đến năm 2009 lần lượt là 8.07%, 13.8%, 15.44%. Qua những con số trên ta có thể thấy nợ quá hạn trung và dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam năm 2008 và 2009 đang ở mức khá cao, đặc biệt là từ năm 2007 sang đến năm 2008 thì tăng vọt lên từ 8.07% lên 13.8%, và năm 2009 ở mức 15.44%, nguyên nhân của sự tăng vọt này là do năm 2008 - là năm nền kinh tế Việt Nam bị suy giảm do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ lạm phát tăng cao, thiên tai và dịch bệnh liên tiếp xảy ra, bão lũ tàn phá nặng nề, điều này đã ảnh hưởng bất lợi đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam phải thực hiện nhiều món vay theo chỉ định của Chính phủ để khắc phục hậu quả của thiên tai. Năm 2009 nền kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra, các DN trong nước cũng lao đao khốn đốn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.

> Thứ hai, tình hình nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam qua ba năm 2007-2009 đều ở mức cảnh báo, lần lượt là 2.5%,2.7%,2.58%.Nợ xấu cho vay trung dài hạn tại hầu hết 10 vùng đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất tại 2 khu vực là thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi các năm qua, dư nợ cho vay DN tăng nhanh và số DN tập trung phần lớn ở 2 khu vực này. Năm 2009, riêng nợ xấu cho vay DN ở 2 khu vực này chiếm hơn 60% nợ xấu cho vay DN cả nước. Một số chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu có thể kể đến như chi nhánh Thăng Long, Tràng An, Đông Hà Nội, Bắc Hà Nội, Đông Anh, Quận 5, Chi nhánh 10, Chi nhánh Sài Gòn. Một số khách hàng có dư nợ lớn tại một số chi nhánh gặp khó khăn tài chính đã làm gia tăng nợ xấu tại các chi nhánh đó, chẳng hạn: Tập đoàn Vinashin (Chi nhánh Thăng Long, Nam Hà Nội), Công ty cho thuê tài chính II (Chi nhánh Sài Gòn)...

66

Nguyên nhân nợ xấu cho vay trung và dài hạn tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu là do tình hình kinh tế thế giới và trong nước bất ổn làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh các DN, đặc biệt là các DN hoạt động chủ yếu dựa vào thị trường nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế biến động bất lợi, các DN nước ngoài thực hiện co hẹp quy mô sản xuất, sa thải nhân công làm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tiêu dùng giảm. Ngoài ra, giá cả một số nguyên vật liệu đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, từ đó buộc DN phải tăng giá bán thành phẩm, khả năng cạnh tranh giảm, hàng hoá tồn đọng lớn, thu hồi công nợ chậm, luân chuyển vốn chậm. Điều này dẫn đến kế hoạch kinh doanh, tình hình tài chính của các DN Việt Nam bị ảnh hưởng, từ đó việc trả nợ gốc và lãi đến hạn khó thực hiện được, các khoản nợ vay phải cơ cấu lại, gia hạn, chuyển nợ quá hạn làm nợ xấu gia tăng.

2.3. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam

2.3.1. Những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn NHNo&PTNT VN đã thực hiện trong thời gian qua

2.3.1.1. Chính sách tín dụng

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần tới tiêu chuẩn quốc tế, NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng chính sách tín dụng với những nội dung cơ bản sau đây:

> Cơ chế phân cấp uỷ quyền:

Việc phân cấp uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

- Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm với các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ quy định, phù hợp với quy mô, điều kiện của từng đơn vị,

trình độ năng lực và phẩm chất của người được uỷ quyền. Bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lượng của hoạt động tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá thẩm định và phê duyệt tín dụng. Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện và phân cấp uỷ quyền.

- Hội đồng quản trị không trực tiếp phê duyệt tín dụng, chỉ phê duyệt chính sách và các giới hạn tín dụng ở một số lĩnh vực và ngành nghề chủ yếu. - Các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng và được uỷ quyền phê duyệt tín

dụng do Tổng giám đốc quyết định.

- Mức phân cấp uỷ quyền giữa các cấp liền kề tối đa bằng 50% mức của cấp trên. Đồng thời, có biên độ chênh lệch giữa các chi nhánh, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc phân cấp, uỷ quyền nêu trên.

> Sản phẩm tín dụng: Bao gồm toàn bộ các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cấm.

> Giới hạn tín dụng toàn hệ thống: Nhằm khống chế tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5%. Dư nợ tối đa một khách hàng trên vốn tự có nhỏ hơn 15%. Dư nợ tối đa của một nhóm khách hàng có liên quan nhỏ hơn 50% vốn tự có, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn mà NHNN cho phép.

> Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu: Tập trung vốn trước hết cho pháp triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển các DN nhỏ và vừa, DN sử dụng nhiều lao động, các ngành thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, năng lượng dầu khí, du lịch và các khu công nghiệp trọng điểm.

> Chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: Lựa chọn khách hàng theo các yêu cầu: có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể nhân theo luật định, có tình hình tài chính lành mạnh; Thời gian được phép kinh doanh phù hợp

68

với thời gian vay vốn; Hoạt động kinh doanh có lãi; Thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tỷ trọng cho vay khu vực Quốc doanh, tăng cho vay đối với khu vực ngoài Quốc doanh, kết hợp chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề với cơ cấu khách hàng.

Căn cứ vào kết quả chấm điểm theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà NHNo&PTNT Việt Nam có chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng như sau:

1. Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA: chính sách mở rộng và phát triển.

2. Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng A và BBB: chính sách duy trì và phát triển.

3. Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng BB và B: chính sách duy trì.

4. Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng CCC và CC: chính sách rút lui và thực hiện các biện pháp sớm thu hồi được nợ vay.

5. Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng C và D: chính sách tăng cường các biên pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay - chính sách thu hồi nợ.

> Tài sản đảm bảo: Nội dung bảo đảm tiền vay được thực hiện phù hợp với các quy định của Chính phủ, NHNN và của NHNo&PTNT Việt Nam. Việc nhận tài sản bảo đảm được xem xét cụ thể đối với từng khách hàng, trên cơ sở khả năng vay trả, định hạng rủi ro tín dụng, khả năng phát mại tài sản thế chấp, cầm cố...

> Quản lý nợ xấu: Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của NHNN và theo hướng dẫn Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

2.3.1.2. Quá trình phân tích tín dụng

NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện phân tích tín dụng một cách đầy đủ và toàn diện, đánh giá khách hàng và tính hiệu quả của dự án trước khi cho vay là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản tín dụng nhằm đảm bảo tính chính xác, tính kinh tế của đồng vốn tín dụng đến được đúng đối tượng sử dụng vốn hiệu quả, nhằm đánh giá mức sinh lời của tín dụng, đảm bảo được mục đích kinh doanh của Ngân hàng, tìm kiếm những tình huống có thể gây rủi ro cho Ngân hàng, đồng thời đánh giá khả năng xử lý rủi ro của Ngân hàng trên cơ sở đó dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Quá trình này chỉ chấm dứt khi khoản vay được hoàn trả đúng hạn và đầy đủ.

NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành các quy chế và văn bản quy định chính sách tín dụng phù hợp với quy định với quy định của pháp luật và NHNN Việt Nam (Quy định số 72/QĐ-HĐQT ngày 31/03/2002 về quy chế cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định 1300/QĐ-HĐQT về quy chế đảm bảo tiền vay, Quyết định 1476/NHNo&PTNT Việt Nam-TD ngày 23/05/2007 hướng dẫn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở kinh doanh bất động sản, Quyết định số 2473/NHNo&PTNT Việt Nam-TDHo ngày 09/08/2007 về hướng dẫn cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, Công văn số 1410/NHNo&PTNT Việt Nam-TD ngày 23/05/2007 hướng dẫn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra năm 2004 NHNo&PTNT Việt Nam còn ban hành sổ tay tín dụng sử dụng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam).

NHNo&PTNT Việt Nam uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho các chi nhánh trên cơ sở xếp hạng tín dụng của khách hàng và xếp hạng của từng chi nhánh tương ứng trong từng thời kỳ.

70

Đối với các món vay trong quyền phán quyết, cán bộ tín dụng tại chi nhánh là người tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định xét duyệt các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phòng tín dụng. Lãnh đạo phòng tín dụng tái thẩm định (nếu thấy cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng. Giám đốc là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Nếu đồng ý, cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp giải ngân, quản lý khoản vay và thu nợ. Nếu không đồng ý, Giám đốc sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng.

Đối với những món vay vượt quyền phán quyết. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp thẩm định và trình NHNo&PTNT Việt Nam thông qua Ban tín dụng (Ban tín dụng DN và tín dụng hộ sản xuất và cá nhân). Ban tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu Tổng giám đốc. Tổng giám đốc sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Các chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng giám đốc.

2.3.1.3. Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0073 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w