Bản thân tôi thiết nghĩ qua một năm học triển khai và thực hiện đề tài giáo viên trường tôi đã nhận thức được tầm quan trọng rõ nét về việc tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ, đặc biệt là việc cho trẻ trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, giáo viên đã linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoạt động. Để sáng kiến kinh nghiệm này được nhân rộng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Người quản lý phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo.
- Phải tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên, có kế hoạch, hình thức bồi dưỡng cụ thể với từng đối tượng, coi trọng bồi dưỡng giáo viên cả về lý thuyết và thực hành.
- Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc, góp ý trực tiếp cụ thể cho giáo viên khi giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
- Giáo viên phải luôn tìm tòi, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ, tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động. Làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình...
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:
Tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên là hoạt động không thể thiếu được đối với lứa tuổi mầm non, vì trẻ được “ Học mà chơi - chơi mà học”. Qua đó, trẻ được tiếp thu, lĩnh hội tất cả các kiến thức mà giáo viên cần cung cấp về thế giới thiên nhiên.
Cho trẻ tham gia cùng giáo viên khi trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên là một hoạt động giúp trẻ phát triển trí tuệ, trong quá trình tham gia cùng giáo viên trẻ được bồi dưỡng các giác quan vì trẻ luôn phải sử dụng các giác quan của mình để tìm hiểu, khám phá, sáng tạo những hình ảnh sống động.
Khi nghiên cứu các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ sẽ phải xác định những thuộc tính đặc điểm cơ bản của đối tượng đó như: Hình dạng, cấu trúc, màu sắc…để so sánh, tìm sự giống và khác nhau để tập phân loại, gộp nhóm các sự vật, hiện tượng xung quanh. Qua đó đòi trẻ phải tích cực quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh, phải vận động các thao tác trí tuệ như: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá.
Việc cho trẻ trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên là một hình thức mang tính giáo dục cao vì trẻ em luôn thích được hoạt động, luôn bị thu hút bởi mọi vật xung quanh, qua đó trẻ được tích cực quan sát, tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong thế giới thiên nhiên. Từ đó góp phần hình thành nhân cách của trẻ một cách toàn diện.
Muốn thực hiện được tốt các hoạt động cho trẻ trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên người giáo viên cần:
- Hiểu biết về môi trường thiên nhiên.
- Tăng cường tạo môi trường, tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ theo chủ đề.
- Thiết kế các bài tập mở, kích thích tính tích cực của trẻ trong hoạt động trải nghiệm, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi được hoạt động trải nghiệm với môi trường thiên nhiên.
- Thực sự quan tâm và yêu thương trẻ, mong muốn giáo dục trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực giáo dục.
- Nắm vững mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với môi trường thiên nhiên.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
- Tăng cường làm thêm và tổ chức cho trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên nhất là các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
- Giáo viên cần nghiên cứu, thực hiện và trao đổi cùng nhau để rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân.