Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên (Trang 25 - 27)

Bằng việc sử dụng những biện pháp chỉ đạo giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trải nghiệm, tiếp xúc với môi trường thiên nhiên một cách linh hoạt, sáng tạo trong năm học 2020-2021 đã thu được kết quả khả quan như sau:

5.1. Về phía bản thân:

Bản thân đã đúc rút dược rất nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giáo viên cho trẻ trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, biết lựa chọn được những giải pháp hay, có hiệu quả có thể vận dụng vào các công việc khác nhau trong quá trình chỉ đạo chuyên môn.

Nắm chắc nội dung, kĩ năng, ý nghĩa, cách thức tổ chức tạo môi trường thiên nhiên để chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động.

Biết cách chỉ đạo giáo viên thiết kế các bài tập mở, tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên phong phú đa dạng.

Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên cụ thể hơn trong việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương làm phong phú và sáng tạo ra nhiều sản phẩm đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực và đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động.

5.2. Về phía giáo viên:

Giáo viên đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa, mục đích, cách tổ chức cho trẻ trải nghiệm, tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.

Biết thiết kế các bài tập mở, tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Biết phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ khi cho trẻ trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.

Làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với trẻ thơ, tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi nhiều hơn.

Sưu tầm được nhiều nguyên vật liệu thiên nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trải nghiệm.

Tổ chức được nhiều trò chơi hấp dẫn, thu hút được trẻ tích cực tham gia hoạt động, các lớp tổ chức chơi thi đua cùng nhau tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, vui vẻ.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã có cuộc khảo sát để đánh giá mức độ của đội ngũ giáo viên như sau:

TT Tiêu chí đánh giá Tổng số giáo viên được đánh giá Tỷ lệ

1 Nắm vững nội dung,kĩ năng, ý nghĩa, cách thức tổ

chức tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động. 27/28 96,4% 2 Thiết kế các bài tập mở, tạo cảnh quan môi trường

thiên nhiên phong phú đa dạng. 27/28 96,4%

3

Phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.

27/28 96,4%

4 Sưu tầm được nhiều nguyên phế liệu phục vụ cho

trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. 28/28 100%

Bảng khảo sát giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến

5.3 Về phía trẻ:

Trẻ thích được tìm tòi khám phá, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi.

Trẻ chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Tích cực cùng các bạn và cô giáo làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

5.4 Về phía phụ huynh:

Phụ huynh đã hiểu biết sâu sắc hơn về giáo dục mầm non và tầm quan trọng của bậc học. Biết được sự cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ một cách toàn diện, cân đối, hài hoà khi còn lứa tuổi mầm non.

Phụ huynh đã thấy tầm quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ được tham gia vào môi trường thiên nhiên vì ở đó trẻ được thể hiện và trải nghiệm, được hoà mình với thế giới phong phú và đa dạng của thiên nhiên.

Phụ huynh đã phối kết hợp với giáo viên, nhà trường sưu tầm được nhiều nguyên vật liệu, sản phẩm, tranh ảnh để cho trẻ hoạt động.

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ trải nghiệm tiếp xúc với môi trường thiên nhiên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w