Tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT KINH tế thực trạng hộ kinh doanh đủ điều kiện nhưng không đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 29 - 31)

Sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan ĐKKD là một trong những yêu cầu của quá trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐKDN ở tỉnh Bình Dương hiện nay, nhằm nâng cao sự minh bạch, giảm thiểu chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, tạo được niềm tin cho các cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia, gia nhập thị trường. Do vậy, đòi hỏi hai cơ quan cần phải triển khai thực hiện một số các yêu cầu như: Phối hợp thực hiện nghiêm chỉnh những quy định pháp luật về ĐKDN; mỗi cơ quan cần ban hành các văn bản thông tư liên tịch để có sự phối kết hợp cùng nhau trong việc trao đổi thông tin về DN; các thông tin trao đổi giữa hai cơ quan phải được cập nhật thường xuyên, liên tục, kịp thời và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu cấp ĐKDN và quản lý thuế. Ngoài ra, hai cơ quan cũng cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giải quyết kịp thời các vướng mắc và đáp ứng cơ bản về yêu cầu công việc được thực hiện qua nhiều kênh như: Văn bản, điện thoại, thư điện tử… Bên cạnh việc phối hợp trong công tác cấp ĐKDN và xử lý các lỗi giao dịch, việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu DN và đăng ký thuế cũng đýợc hai cő quan phối hợp triển khai một cách đồng bộ, qua đó cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra thông tin của mình hiện đang có trong Hệ thống Thông tin ĐKDN quốc gia và Hệ thống Thuế.

Hai bên thường xuyên có sự kiểm tra, duy trì, bảo hành định kỳ hệ thống thiết bị một cách kịp thời tránh để thiết bị ngắt quãng do lỗi không nhận dữ liệu hay bị dừng đường truyền; sự phối kết hợp giữa hai cơ quan cần phải

được triển khai một cách đồng bộ trong toàn tỉnh, thường xuyên có sự trao đổi, hợp tác và tìm giải pháp khắc phục các tồn tại trong thời gian qua, bàn bạc, trao đổi, đưa ra các giải pháp như: Đường truyền dự phòng, triển khai cấp mã số thuế ngoài hệ thống trong trường hợp lỗi hệ thống chưa khắc phục được gây ảnh hưởng đến việc trả kết quả cho DN. Thường xuyên mở các hội thảo hai ngành để Cục Thuế và Sở Kế hoạch và Đầu tư có cơ hội trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm và tìm các giải pháp khắc phục khó khăn và mở rộng quan hệ hai ngành.

2.3.3. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh

Để có thể động viên, khuyến khách HKD chuyển thành DN cần phải thực hiện triệt để việc bảo đảm tự do trong kinh doanh. Nhằm thực hiện tối đa hóa quyền tự do kinh doanh theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Pháp luật về ĐKDN phải hoàn thiện các quy định về quyền tự do kinh doanh theo hướng đảm bảo đúng theo Luật. Công dân chỉ không được phép kinh doanh những gì mà theo quy định của luật trong những trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở quy định những ngành nghề cấm kinh doanh, nhà nước đã có sự chỉ đạo chỉ có Quốc hội mới có quyền quy định về ngành nghề cấm kinh doanh. Chính phủ quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sự quy định rõ ràng danh mục, lĩnh vực, ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện sẽ giúp các chủ thể kinh doanh khi tiến hành hoạt động kinh doanh không bị bỡ ngỡ, và chỉ kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh doanh cần phải được quy định theo hướng trong Luật, Nghị định, Thông tư về lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh một cách rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu.

Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện hoạt động cấp phép kinh doanh một mặt phải tuân thủ Hiến pháp và Luật doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng phải tuân theo những văn bản dưới luật. Chính vì thế, các Bộ ngành, địa phương phải khi ban hành quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng cần lưu ý “trong mỗi

ngành, nghề kinh doanh lại có những văn bản hướng dẫn riêng”. Do vậy, trước khi cấp phép cho ngành, nghề nào đó phải có tờ trình xin ý kiến của các ngành chuyên môn về lĩnh vực đó. Các cơ quan nên có sự phối kết hợp cùng nhau để thực hiện việc cấp phép có hiệu quả, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc gây thiệt hại về người và của cho các chủ thể kinh doanh. Từ đó, giúp họ mạnh dạn và tự tin hơn khi bước vào sân chơi lớn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT KINH tế thực trạng hộ kinh doanh đủ điều kiện nhưng không đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w