Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT KINH tế thực trạng hộ kinh doanh đủ điều kiện nhưng không đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 31 - 34)

Bản thân sinh viên trong quá trình làm thực hiện các nội dung đề tài tiểu luận, xin được kiến nghị một số vấn đề như sau.

Trước hết, cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét việc đánh thuế thu nhập cá nhân. Bởi lẽ, việc tính khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hiện tại chỉ nhằm vào nội dung miễn trừ gia cảnh, mà không quan tâm đến chi tiêu cá nhân (như mua sắm đồ đạc, mua hàng tiêu dùng). Điều này liên quan rất nhiều đến việc kiểm soát thuế. Bởi lẽ, nếu như cá nhân có hóa đơn giá trị gia tăng từ việc mua sắm mà được giảm trừ đánh thuế thì nhất định họ sẽ tự giác hơn. Và thông qua đó, việc bán hàng của HKD cũng như DN phải thực hiện theo đúng quy định của cơ quan thuế, sẽ làm giảm bớt hiện tượng thất thu thuế và khuyến khích HKD chuyển thành DN để Nhà nước dễ quản lý và nắm bắt mọi hoạt động.

Hai là, hiện nay, việc tiến hành các thủ tục thành lập DN do cơ quan phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành. Như vậy sẽ gây những phiền toái cho những HKD khi tiến hành làm các thủ tục, bởi lẽ, bản chất họ nếu muốn chuyển thành DN thì chỉ là những DN nhỏ và siêu nhỏ. Đồng thời, hàng năm, số lượng DN thành lập lớn, điều này sẽ gây áp lực nặng nề cho cơ quan cấp sở. Để phù hợp tình hình, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ, và siêu nhỏ nên phân quyền cho cơ quan ĐKKD cấp huyện. Như vậy sẽ tạo ra môi trường thuận tiện để chào đón các HKD chuyển sang mô hình DN.

Ba là: Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh. Vấn đề cốt lõi của việc HKD tham gia chuyển đổi thành mô hình DN là làm sao để cho họ cảm thấy lợi ích thiết thực, qua đó, việc ra soát hành lang pháp lý sẽ là chất keo dính kết và cũng là động lực để tiến hành.

Kết luận

Hoạt động ĐKDN là hoạt động vô cùng quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp thực hiện khởi sự doanh nghiệp mà cc̣n là cơ sở để nhà nước quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó, để hoạt động đăng ký kinh doanh đạt hiệu quả và đảm bảo lợi ích cho các chủ thể, đòi hỏi cần phải có nhiều giải pháp để hoàn thiện trong công tác đăng ký kinh doanh.

Trong những năm qua, bên cạnh hệ thống các loại hình kinh doanh khác, hộ kinh doanh là một mô hình pháp lý quan trọng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và có những đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất nước nhất là vấn đề giải quyết việc làm, huy động vốn trong dân và nâng cao được đời sống của người dân. Vì vậy, việc xem xét các quy định hiện nay, chỉ ra những hạn chế, bất cập và đưa ra một số giải pháp giải quyết bất cập là rất quan trọng; từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình hộ kinh doanh ngày càng phát triển cũng như huy động ngày càng nhiều HKD chuyển đổi thành DN để tham gia vào “sân chơi lớn” cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước. Trong phạm vi và sự hiểu biết nhất định tác giả cũng mạnh dạn đưa ra những quan điểm và cách nhìn nhận của bản thân về vấn đề trên, và mong muốn được đóng góp ý kiến về nội dung HKD chuyển đổi thành DN qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Bình Dương.

Danh mục tham khảo

1. Chính Phủ (2015), Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của 1. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2014.

2. Chính Phủ (2015), Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 04/02/2015 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

3. Chính phủ (2018), Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 về sửa đổi, bổ sung môt số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về Đăng ký Doanh nghiệp

4. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5. Quốc hội (2014) Luật số 68/2014/QH13 ngày 17/11/2014, Luật doanh

nghiệp

6. Quốc hội (2020) Luật số 59/2014/QH14 ngày 17/6/2020, Luật doanh nghiệp (sửa đổi)

7. Quốc Hội, (2020), Luật số: 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020, Luật Đầu tư.8. Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền (2013). Phát triển kinh tế hộ 8. Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền (2013). Phát triển kinh tế hộ

gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 29(3): 1-9.

9. Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh & Tăng Thị Ngân (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 38(2015): 34-40.

10. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19(2011): 122-129.

11. Phan Thị Minh Lý (2011). Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2(43): 151-157.

12. Tạ Đức Khánh (2010). Giáo trình kinh tế quản lý, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13. Xuân Anh, Mỹ Phương (2018). Chuyển đổi hộ kinh doanh: Vì sao hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp, Thông tấn xã Việt Nam.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT KINH tế thực trạng hộ kinh doanh đủ điều kiện nhưng không đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w