Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền

Một phần của tài liệu 0361 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nam trực nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60)

Với mục tiêu đa dạng nguồn vốn huy động, cho nên bên cạnh huy động bằng tiền VNĐ, Agribank chi nhánh huyện Nam Trực còn huy động thêm ngoại tệ là USD và EUR, và đuợc huy động chủ yếu thông qua tiền gửi dân cu. Qua bảng 2.4 ta thấy: Tỷ trọng nguồn vốn Nội tệ tăng nhanh và tăng cao: Năm 2016, nguồn vốn này đạt 1313 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,17% tổng nguồn vốn huy động, tăng 375 tỷ đồng (tương đương 39,98%) so với năm 2015. Năm 2017 nguồn vốn này đã là 1743,737 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,37% tổng nguồn vốn huy động, tăng 431 tỷ đồng ( tương đương 32,82%) so với năm 2016.Trong khi đó, ngoại tệ huy động luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với VNĐ, có giảm nhẹ vào năm 2016 do chính sách lãi suất ngoại tệ NHNN đưa ra 0% ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền.Lãi suất huy động ngoại tệ thấp nên tâm lý của khách hàng thường không muốn gửi bằng

Na

m Chỉ tiêUỵ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chên h lệch (+,-) % Số tiền Tỷ trọng Chên h lệch (+,-) % Tổng vốn huy 953 100.0 0 132 4 100.0 0 371 38,82 1755 100.0 0 431 32,55 Cá nhân 904 94,85 129 1 97,51 387 42,81 1725 98,29 434 33,62 Tổ chức kinh tế 49 5,15 33 2,49 -16 - 32,65 30 1,71 -3 -9,09

ngoại tệ mà gửi bằng VNĐ sẽ được hưởng lãi suất cao hơn, mặt khác giá của đồng ngoại tệ luôn thay đổi lúc lên lúc xuống.Nguồn vốn bằng ngoại tệ tại Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, họ thường có người ở nước ngoài gửi tiền về, số tiền đó tạm thời nhàn rỗi họ đem vào ngân hàng để hưởng lãi. Tiền gửi của doanh nghiệp bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chủ yếu là tiền gửi giao dịch để thanh toán các hợp đồng ngoại thương. Tính đến 31/12/2017 huy động vốn bằng ngoại tệ quy đổi tăng 233 triệu đồng doAgribank tỉnh giao kế hoạch cho các chi nhánh giữ số dư so với 31/12/2016. Chi nhánh đã chủ động đưa ra các giải pháp để giữ nguồn tiền gửi ngoại tệ, và vận động khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng nên kết quả nguồn vốn ngoại tệ tại chi nhánh tăng so với đầu năm.Vì vậy, Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để thu hút được ngày càng nhiều hơn nguồn vốn bằng ngoại tệ.

1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

■ Nội tệ

■ Ngoại tệ quy đổi

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn theo đồng tiền của Agribank huyện Nam Trực

2.2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

■ Tiền gửi cá nhân

■ Tiền gửi

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng của Agribank huyện Nam Trực

Chênh lệch lãi suấtQua bảng 2.5 ta thấy:4,3 49 (23,25) 41 (15,38)

Năm 2015 khách hàng cá nhân (KHCN) chiếm 94,85%,năm 2016 chiếm 97,51%, năm 2017 chiếm 98,29%. Tỷ trọng nhóm KHCN liên tục tăng qua các năm, tuơng ứng với điều đó là tỷ trọng nhóm khách hàng là các Tổ chức kinh tế (TCKT) giảm. Điều này cho thấy cơ cấu khách hàng của Chi nhánh khá ổn định. Nguồn tiền gửi của dân cu phần lớn là nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn tuơng đối ổn định để ngân hàng chủ động sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình mà không lo lắng nhiều đến việc rút tiền của khách hàng khi chua đến hạn, khả năng thu đuợc lợi nhuận của chi nhánh sẽ cao hơn. Tiềm năng về vốn trong dân cu là rất lớn đòi hỏi các ngân hàng thông minh trong các buớc đi để thu hút nhằm thúc đẩy đầu tu trong nuớc, phục vụ công cuộc phát triển đất nuớc. Nguồn tiền gửi từ dân cu thuờng biến động theo thời điểm ví dụ nhu vào các đợt cuối năm, đợt vụ mùa,... dân chúng thuờng rút tiền để phục vụ nhu cầu chi tiêu của mình do đó ngân hàng cần có luợng vốn cần thiết để đáp ứng chi trả và duy trì hoạt động cho vay cuả mình. Mục đích chính tiền gửi của các tổ chức kinh tế là thực hiện các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của họ, do đó tổ chức tài chính thuờng gửi tiền không kỳ hạn để có thể rút ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số du tài khoản khi có nhu cầu.

2.2.3 Đánh giá chi phí của nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh huyện Nam Trực

Nguồn vốn có hiệu quả là nguồn vốn có chi phí thấp và đáp ứng đuợc nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời nhất, tính ổn định cao nhất. Nguồn vốn huy động tăng lên chua đủ để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn, nếu ngân hàng huy động đuợc nhiều vốn song chi phí huy động vốn lại quá lớn sẽ ảnh huởng tới lợi nhuận của ngân hàng và ảnh huởng tới kết quả

hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì chi phí cho nguồn vốn huy động là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động của các ngân hàng.

Khi lãi suất biến động mạnh, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng của mình nhiều hơn. Trong khi đó nguồn vốn huy động chua sử dụng có hiệu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nuớc ta.

Agribank chi nhánh huyện Nam Trực luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà Nước và tối đa hóa lợi nhuận của mình. Hiện nay, Chi nhánh đưa ra biểu phí cho hoạt động huy động vốn như sau:

Chi phí nguồn vốn bao gồm chi phí lãi suất và các chi phí khác. Chi phí khác như: chi phí tiền lương, chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí cho bảo hiểm tiền gửi, chi phí cho quảng cáo, chi phí cho các đợt khuyến mãi, chi phí ẩn do phải duy trì dự trữ bắt buộc,... Các chi phí này làm cho chi phí nguồn vốn tăng lên buộc ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay để đảm bảo lợi nhuận. Vì vậy, muốn huy động vốn đạt hiệu quả thì ngân hàng cần có các biện pháp làm giảm các chi phí khác này từ đó giảm chi phí nguồn vốn, giảm lãi suất cho vay, thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền tại ngân hàng.

đầu ra giảm 22,09% so với năm 2015, chênh lệch lãi suất giảm từ 4,3% xuống còn 3,9%. Năm 2017, lãi suất đầu vào giảm 22,47%, đầu ra giảm 21,87% so với năm 2016, chênh lệch lãi suất giảm từ 3,9% xuống còn 3,1%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong 3 năm 2015-2017, hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động kiềm hãm sức mua của thị truờng và tốc độ tăng truởng kinh tế. Số luợng doanh nghiệp ngung hoạt động, phá sản, giải thể có xu huớng tăng nhanh từ đầu năm 2015 và kéo dài sang năm 2017.

2.2.4 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Hoạt động huy động vốn với tốc độ tăng truởng nhanh và ổn định chua đủ để đánh giá là hoạt động có hiệu quả, nó là hoạt động khởi đầu song phải gắn liền với hoạt động sử dụng vốn, phải lấy sử dụng vốn làm mục tiêu.

Trong hoạt động Ngân hàng, muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì phải bám sát vào nhu cầu thực tế để có những điều chỉnh kịp thời, trong đó huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì vấn đề là phải làm sao cân đối đuợc hoạt động huy động và sử dụng vốn để Ngân hàng không bị động trong kinh doanh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chi phí thấp nhất. Huy động là cơ sở, là tiền đề để Ngân hàng thực hiện công tác sử dụng vốn. Nhung chỉ khi Ngân hàng cho vay quay vòng đồng vốn thì nguồn vốn mới sinh lời. Do đó sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để Ngân hàng xác định nguồn vốn cần huy động.

Để đạt đuợc mục tiêu sinh lời và an toàn, mỗi Ngân hàng cần phải xây dựng một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp tuơng đối về quy mô, kết cấu thời hạn và lãi suất.

Một cơ cấu thời hạn và lãi suất của nguồn vốn đuợc xem là tích cực khi nó thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

- Đảm bảo khả năng thanh toán cần thiết

- Sự phù hợp về độ nhạy cảm với lãi suất của nguồn vốn và tài sản

- Sự linh hoạt trong cơ cấu để điều chỉnh theo huớng có lợi cho kết quả kinh doanh bằng việc có thể khai thác cơ hội và tránh các rủi ro có thể có. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn có lợi cho kinh doanh nhung khi lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng rất dễ dẫn đến rủi ro.

Trong gần 3 năm qua, với những cố gắng và nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn Chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn cho vay, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay.

Bảng 2.7. So sánh nguồn và dư nợ từ năm 2015-2017

Tổng dư nợ cho vay 978 1079 1536

Ngắn hạn 752 798 759

Qua bảng 2.7 ta thấy Chi nhánh đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của dân cư trên địa bàn.Nguồn vốn huy động ngắn hạn đã đáp ứng đầy đủ cho hoạt động cho vay ngắn hạn đồng thời tài trợ cho hoạt động cho vay trung, dài hạn bởi vì nguồn huy động trung, dài hạn không đáp ứng đầy đủ cho hoạt động này. Cho vay ngắn hạn là loại hình mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất, nhưng Chi nhánh cũng đang dần có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn thể hiện ở tốc độ tăng đột biến năm 2015, cho vay trung và dài hạn là 226 tỷ đồng, năm 2016, cho vay trung và dài hạn là 281 tỷ đồng đến

năm 2017, cho vay trung và dài hạn đã tăng lên 362 tỷ đồng, mức tăng 28,83% so với năm 2016. Cùng với tốc độ tăng của cho vay trung và dài hạn thì huy động vốn trung và dài hạn cũng tăng khá mạnh. Đây là một chênh lệch lớn, như đã phân tích ở mục hoạt động huy động vốn thì việc đầu tư cho vay trung, dài hạn của nguồn huy động ngắn hạn không được vượt quá mức an toàn theo quy định của Nhà nước để đảm bảo cho việc cân đối vốn hoạt động hàng ngày của Chi nhánh nên thời gian tới Chi nhánh cần có những điều chỉnh thích hợp để đảm bảo cho việc kinh doanh ổn định trong khi nhu cầu cho vay trung, dài hạn đang có xu hướng tăng nhanh.

2.3ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN NAM TRỰC NAM ĐỊNH

2.3.1 Những kết quả đạt được

Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 1.755 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 431 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33%.

- Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền:

+ Nguồn vốn nội tệ đạt 1.741 tỷ đồng tăng so với đầu năm 431 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 32,55%, so với kế hoạch tỉnh giao tăng 198 tỷ đồng đạt 218% kế hoạch.

Trong đó:

Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.725 tỷ đồng tăng so với đầu năm 434 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,62%, so với kế hoạch tỉnh giao tăng 195 tỷ đồng đạt 223% kế hoạch

Nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế đạt 30 tỷ đồng giảm so với đầu năm 3 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn ngoại tệ:

263 triệu đồng.

Nguyên tệ USD: 435.000 USD so với đầu năm tăng 10.000 USD. Tuy nhiên kế hoạch năm Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định giao nguồn USD giữ 425.000 thời điểm 30/9/2016 và đến 31/12/2017 tăng 10.000 USD đạt 100% kế hoạch.

Nguyên tệ EUR đạt 26.000 giảm so với đầu năm 17.000EUR. - Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn:

+ Nguồn vốn không kỳ hạn đạt 82 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,67% tổng nguồn vốn huy động. + Nguồn vốn có kỳ hạn đạt 1.673 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 95,33 % tổng nguồn vốn huy động. Trong đó: Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng là 781tỷ đồng chiếm tỷ trọng 44,5% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn có kỳ hạn ≥12 tháng là 892 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 50,83% tổng nguồn vốn.

- Nguồn vốn huy động của màng lưới là 132,5 tỷ đồng. So với đầu năm tăng 26,6 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng 7,6% tổng nguồn vốn nội tệ.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

- Dịch vụ của Chi nhánh chưa phát triển, sản phẩm chưa đa dạng, hình thức huy động vẫn còn đơn giản và mang tính chất truyền thống.

- Việc tiếp cận khách hàng còn thụ động. Quảng cáo còn hạn chế, bên cạnh đó người dân quen sử dụng phương tiện tiền mặt là chủ yếu nên đối tượng chính của Chi nhánh là cán bộ công nhân viên chức và một số khách hàng truyền thống.

- Công nghệ mặc dù được ứng dụng đầu tư như triển khai lắp đặt các phần mềm cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Công nghệ thông tin chưa phát triển như mong muốn, Chi nhánh không chủ động được đường truyền.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Chi nhánh mới được thành lập nên chất lượng dịch vụ chưa cao. Huy động vốn qua hình thức phát hành GTCG chưa được chú trọng triển khai . Sản phẩm và chính sách lãi suất của Chi nhánh còn phụ thuộc vào Hội sở

- Chi nhánh chưa xác định rõ được chiến lược khách hàng phù hợp nên chưa có chính sách khách hàng hợp lý, chưa đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng.

- Địa bàn nơi đặt Chi nhánh tập trung nhiều đầu mối Ngân hàng nên sự cạnh tranh diễn ra rất ác liệt.

- Số lượng cán bộ của Chi nhánh có một bộ phận nhỏ người thiếu kinh nghiệm, chưa được cọ xát nhiều cần được đào tạo thêm.

- Công nghệ mặc dù được ứng dụng đầu tư như triển khai lắp đặt các phần mềm cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nguyên nhân khách quan

- Sự tồn tại những vấn đề trong quan hệ kinh tế thương mại của khách hàng, của doanh nghiệp như: gian lận thương mại, trốn thuế, tham ô, khai khống để hưởng thuế giá trị gia tăng là khó tránh khỏi. Họ chủ yếu quan hệ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt vì vậy làm hạn chế các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng.

- Điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa phát triển, thu nhập dân cư nhìn chung còn thấp, chỉ đủ chi tiêu dùng nên tích lũy chưa nhiều, hơn nữa người Việt có thói quen dùng tiền mặt, để thay đổi thói quen này cần thời gian dài. Trình độ dân trí còn thấp, hiểu biết về hoạt động Ngân hàng còn ít nhất là vùng nông thôn cũng là hạn chế lớn cho hoạt động giao dịch của Ngân hàng. - Hạ tầng công nghệ còn nhiều bất cập, chưa được hiện đại hóa đồng

bộ, chưa bắt kịp xu hướng. Công nghệ thông tin chưa phát triển như mong muốn, đặc biệt là đường truyền dữ liệu của các TCTD phụ thuộc vào chất lượng đường truyền của ngành bưu chính viễn thông, Chi nhánh không chủ động được đường truyền. Sự nghẽn mạch hoặc tốc độ truyền chậm thường

Một phần của tài liệu 0361 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nam trực nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w