SÁT CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
2.2.1. Mục tiêu, quan điểm, định hƣớng và nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tra, giám sát của Đảng
2.2.1.1. Mục tiêu
Thứ nhất: Cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng góp phần bảo vệ và
giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực cầm quyền của Đảng, làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, hoàn thiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khắc phục
tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức trong Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi
một bước sự suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu,
xa dân, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.
Thứ hai: Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong
tồn Đảng đối với cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, trước hết là trong cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên là cán bộ lãnh đạo các tổ chức nhà nước, đồn thể chính trị - xã hội các cấp. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành kỷ luật đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Thứ ba: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác
kiểm tra, giám sát, bổ sung, phát triển quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, nhiệm vụ, nội dung, thẩm quyền, tổ chức bộ máy và cán bộ Ủy ban kiểm tra, cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp, bảo đảm hoạt động có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng.