Kiện toàn tổ chức bộ máy ủy ban và cơ quan giúp việc Ủy ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 100 - 107)

kiểm tra các cấp; tăng thêm thẩm quyền cho Ủy ban kiểm tra các cấp, kể cả

thẩm quyền giám sát; tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có văn hóa, có bản lĩnh, tinh thông nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thực tế cho thấy, với tổ chức bộ máy Ủy ban kiểm tra, cơ quan giúp việc Ủy ban kiểm tra các cấp và đội ngũ cán bộ kiểm tra như hiện nay, hoạt động ủy ban các cấp chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao, nên chưa đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Khi được giao thêm chức năng, nhiệm vụ giám sát thì khả năng hồn thành nhiệm vụ này của Ủy ban kiểm tra các cấp sẽ càng khó khăn hơn. Nguyên nhân chính là do tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp cịn nhiều bất cập, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ làm cơng tác kiểm tra, giám sát cịn hạn chế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, kiện tồn, đổi mới tăng cường tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát theo hướng:

- Ủy ban kiểm tra các cấp do Đại hội Đảng cùng cấp bầu

Bởi vì, thực tế đã chứng minh, hoạt động của Ủy ban kiểm tra theo nguyên tắc do ban chấp hành bầu như hiện nay là hạn chế tính khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, thường gặp vướng mắc và hiệu quả thấp, nhất là khi cấp ủy (ban thường vụ cấp ủy) ít quan tâm hoặc bng lỏng vai trị lãnh đạo đối với công tác kiểm tra hoặc can thiệp vào hoạt động của Ủy ban kiểm tra của

cấp ủy. Đặc biệt, khi Ủy ban kiểm tra các cấp lại được giao thêm chức năng, nhiệm vụ giám sát là nhiệm vụ mới, nặng nề, nhưng Ủy ban kiểm tra vẫn do cấp ủy cùng cấp bầu thì lại càng khó khăn hơn trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, nhất là không được giao giám sát tổ chức cấp trên (cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy; các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác do cấp ủy cùng cấp lập ra). Thực tế cho thấy, thời gian qua, một số cấp ủy cịn có vi phạm về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong việc ra các quyết định (nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận) trái với nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp trên hoặc trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, cịn để xảy ra tình trạng mất đồn kết nội bộ,… nhưng do Ủy ban kiểm tra không được giao nhiệm vụ giám sát tổ chức cấp trên, do vị thế của Ủy ban kiểm tra, nên rất khó khăn trong việc tham gia chất vấn, phản biện, thẩm định giúp cấp ủy hoặc có ý kiến kịp thời với cấp ủy trong việc gia các quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo được chuẩn xác.

Vì vậy, cần phải đổi mới việc thành lập Ủy ban kiểm tra các cấp theo hướng nâng cao vị thế, bảo đảm cho Ủy ban kiểm tra các cấp có chức năng, quyền hạn độc lập hơn trong thực hiện nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Đảng, chịu trách nhiệm trước Đại hội Đảng cùng cấp.

Về tổ chức và nguyên tắc hoạt động: Ủy ban kiểm tra các cấp phải do đại hội Đảng cùng cấp bầu, đặt dưới sự lãnh đạo song trùng của cấp ủy cùng cấp và Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp, tạo điều kiện để Ủy ban kiểm tra phát huy hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và để cấp ủy thực hiện đúng chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy.

- Tổ chức hợp lý cơ quan Ủy ban kiểm tra và các đơn vị giúp việc cơ quan Ủy ban kiểm tra

Để công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phát huy vị trí, vai trị quan trong trong cơng tác xây dựng Đảng, đặc biệt vai trị đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, xin đề xuất ý kiến như sau:

Như trình bày ở trên, cần thực hiện mơ hình tổ chức Ủy ban kiểm tra do đại hội đảng cùng cấp bầu, cúng như hợp nhất Ủy ban kiểm tra với thanh tr và Ban Chỉ đạo phịng, chống tham nhũng, có chức năng phịng, chống tham nhũng cao nhất, tăng vị thế, thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng để công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật nói chúng và trong phịng, chống tham nhũng nói riêng có hiệu quả hơn.

Từ cuối năm 1923 Lênin đã thấy sự chồng chéo giữa các cơ quan đảng và bộ máy chính quyền Xơviết, nên Người đã có chủ trương tiến hành cải tổ bộ máy Đảng và chính quyền nhà nước. Trước hết là thực hiện hợp nhất Bộ Dân ủy Thanh tra công nông với ban kiểm tra Trung ương vì việc hợp nhất này có lợi cho cả hai bên. Thực tế nước ta cũng đã có thời kỳ hợp nhất cơ quan Thanh tra với ban Kiểm tra Trung ương. Trong Điều lệ Đảng (thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, tháng 2 - 1951) quy định: "Ban kiểm tra Trung ương kiêm ln cả Ban thanh tra Chính phủ, có trách nhiệm kiểm tra cả trong quân đội". Trong thực tiễn hoạt động của một số đảng cầm quyền, nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong việc sáp nhập cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm tra thể hiện tính hiệu quả trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đang khi hợp nhất hai cơ quan này với nhau thành Ủy ban kiểm tra - Kỷ luật.

Vì vậy, cần nghiên cứu sáp nhập cơ quan thanh tra nhà nước các cấp và Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng theo mơ hình một nhà hai cửa như của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tức là có hai con dấu riêng; một dấu của Ủy ban kiểm tra và một con dấu của cơ quan thanh tra. Khi cần thực hiện cơng tác thanh tra thì sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra và huy động lực lượng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghiệp vụ thanh tra. Khi cần thực hiện cơng tác thanh tra thì sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra và huy động lực lượng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghiệp vụ công tác kiểm tra của Đảng. Tổ chức được như vậy thì tổ chức bộ máy sẽ gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; khắc phục được sự chồng chéo

trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan phải thông qua cơ chế phối hợp (nhiều khi khó thực hiện, gây chậm trễ, hiệu quả thực hiện không cao). Đồng thời, tinh giản được bộ máy, phù hợp với cơ chế nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, bảo đảm sự nhất quán, tập trung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện mơ hình Ban Chỉ đạo phịng, chống tham nhũng hiện nay đã ngày càng bộc lộ sự bất cập và hiệu quả khơng cao; trong khi cấp ủy, bí thư có vị trí, vai trị lãnh đạo quan trọng trong phòng, chống tham nhũng như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã xác định, nhưng thực tế lại rất mờ nhạt, không thực quyền và ỷ lại, khốn trắng cho Ban Chỉ đạo phịng, chống tham nhũng, cho cơ quan nhà nước. Do vậy, phải thay đổi Ban Chí đạo bằng mơ hình cơ quan phịng, chống tham nhũng có tính độc lập tương đối với cơ quan hành chính Nhà nước. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra, thanh tra phụ trách cơ quan phòng, chống tham nhũng. Cơ quan phòng, chống tham nhũng chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội và nhân dân.

Bổ sung nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng cho Ủy ban kiểm tra các cấp vào Điều 32, Điều lệ Đảng (như đã quy định trong Nghị quyết ngày 06/03/1956 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác kiểm tra và thành lập ban kiểm tra các cấp).

Nội dung này, Ban Bí thư, Bộ Chính trị phải giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án cụ thể trình Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.

- Vấn đề tăng thẩm quyền kiểm tra, giám sát cho Ủy ban kiểm tra các cấp theo hướng:

Quyết định tạm đình chỉ chức vụ, tam đình chỉ sinh hoạt đảng, tạm đình chỉ sinh hoạt cấp ủy viên cấp dưới nếu Đảng viên đó có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát.

Yêu cầu việc ngừng ban hành hoặc ngừng thực hiện các văn bản trái thẩm quyền, sai quy định liên quan đến tổ chức đảng, đảng viên đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên trong việc ban hành văn bản đó.

Yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí cơng việc khác đối với nhũng đảng viên có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, dù cơ quan chức năng chưa kết luận được.

Các tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kiểm tra, giám sát. khi phát hiện tổ chức đảng và đảng viên kể cả lãnh đạo có dấu hiệu vi phạm, một mặt tiến hành kiểm tra và báo cáo cấp ủy cùng cấp, đồng thời nhất thiết phải báo cáo với Ủy ban kiểm tra cấp trên.

Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu các cơ quan pháp luật điều tra, truy tố, xét xử đối với cán bộ, đảng viên có vi phạm tham nhũng.

Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên được quyền kỷ luật cách chức các chức vụ trong Đảng của đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp mình quản lý nhưng khơng phải cấp ủy viên cùng cấp và cấp trên; quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.

Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên được quyền huy động cán bộ ngành tư pháp trong cơng tác kiểm tra phịng, chống tham nhũng; cán bộ tư pháp huy động được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Ủy ban kiểm tra và chịu trách nhiệm sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của mình.

- Để thực hiện nhiệm vụ giám sát có hiệu quả:

Cần phải thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát độc lập trong cơ quan Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên, cụ thể:

Ở Trung ương: thành lập Cục Giám Sát thuộc cơ quan Ủy ban kiểm

Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương: Thành

lập phòng giám sát trực thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra, trong đó có các tổ chức (hoặc đội) giám sát theo lĩnh vực, địa bàn hoặc thực hiện theo chế độ chuyên viên trực tiếp theo dõi lĩnh vực, địa bàn.

Ở cấp huyện, thị và tương đương: thành lập tổ giám sát thuộc cơ quan

Ủy ban kiểm tra hoặc thực hiện theo chế độ chuyên việc trực tiếp theo dõi lĩnh vực, địa bàn.

Biên chế cán bộ giám sát của các đơn vị giám sát thuộc ba cấp này phải đủ số lượng, bảo đảm chất lượng. đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao.

Có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị đựợc giao thực hiện nhiệm vụ giám sát và trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ làm công tác giám sát ở mỗi cấp. Đồng thời có quy chế phối hợp cơng tác giữa đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát với các đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra trong từng cơ quan Ủy ban kiểm tra ở mỗi cấp và giữa Ủy ban kiểm tra cấp trên với Ủy ban kiểm tra cấp dưới.

Ở cấp cơ sở:

+ Đối với Ủy ban kiểm tra đảng ủy xã, phường, thị trấn: cần có cán bộ kiểm tra chuyên trách (ít nhất là một cán bộ) để giúp Ủy ban kiểm tra thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện chức năng tham mưu, giúp cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do cấp ủy giao.

+ Đối với Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp,… trong lực lượng vũ trang: nơi có từ 300 đảng viên trở lên có một biên chế cán bộ kiểm tra chuyên trách.

Tuyển chọn các bộ có đủ phẩm chất, năng lực cơng tác, có bản lĩnh, uy tín, kinh nghiệm trong cơng tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát. Tăng cường đủ

cán bộ tham mưu, nghiên cứu của cơ quan Ủy ban kiểm tra từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên, trước hết là cơ quan tham mưu, nghiên cứu cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về đối tượng giám sát: Mở rộng Ủy ban kiểm tra các cấp được giám

sát cả ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cùng cấp; các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác do cấp ủy cùng cấp lập ra…; giám sát cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý không phải đảng viên.

Về nội dung giám sát: Ủy ban kiểm tra các cấp được giám sát toàn

diện các nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp ủy cấp mình (trừ những vấn đề cấp ủy cần bàn riêng).

Về thẩm quyền và trách nhiệm giám sát: Khi Ủy ban kiểm tra các cấp

do Đại hội Đảng cùng cấp bầu, được quyền chất vấn, kiến nghị với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy; được phản biện, thẩm định các văn bản của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; đề nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng xem xét lại các quyết định đã ban hành nếu qua giám sát thấy chưa phù hợp với tình hình thực tế hoặc khó thực hiện,…

- Từng bước chuẩn hóa tiêu chuẩn, điều kiện, chức danh cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát bằng các quy định, quy chế cụ thể để thực hiện tốt việc tuyển dụng, đào tạo, bội dưỡng, sử dụng cán bộ và có cơ sở pháp lý để cán bộ kiểm tra, giám sát phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; xác định và xử lý trách nhiệm khi có vi phạm.

- Đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giám sát cho cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, bao gồm cả đào tạo cử nhân chuyên ngành kiểm tra, giám sát, cả thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát hàng năm, sau mỗi nhiệm kỳ đại hội cho cán bộ kiểm tra. Cải biến nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác kiểm tra, giám sát phù hợp ở mỗi cấp theo hướng:

+ Nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác kiểm tra giám sát phải tồn diện cả về cơng tác xây dựng Đảng (những vấn đề mới hàng năm, trong nhiệm kỳ); nhiệm vụ công tác kiểm, giám sát, kỷ luật đảng, công nghệ thông tin chuyên ngành công tác kiểm tra, giám sát; kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát trong và ngoài nước; kinh nghiệm đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí,…

+ Về thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ: Cấp cơ sở, thời gian bồi dưỡng từ 5 đến 10 ngày; cấp huyện, quận và tương đương trở lên, thời gian bồi dưỡng từ 45-60 ngày.

- Nâng hệ thống bài giảng đào tạo cử nhân chuyên ngành kiểm tra trên lên thành "giáo trình". Từng bước nghiên cứu hình thành các chuyên nghành đào tạo cử nhân chuyên ngành kiểm tra, chuyên ngành giám sát để trẻ hóa, chun mơn hóa, chun nghiệp hóa cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)