Nghiên cứu khả năng thủy phân tinh bột, protein

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi khuẩn Bacillus có hoạt tính enzyme proteaza kiềm” docx (Trang 31 - 32)

Để xác định khả năng thủy phân tinh bột, protein của các chủng vi khuẩn, chúng tôi tiến hành thử sơ bộ theo phương pháp đục lỗ trên đĩa thạch.

Cách tiến hành: Nuôi vi khuẩn trên các môi trường lỏng chứa cazein, tinh bột ở nhiệt độ phòng ( 30 – 320C) trên máy lắc tốc độ 125 vòng/ phút. Sau 36h lấy dịch nuôi trong điều kiện vô trùng.

Tiếp theo, đổ môi trường đặc có chứa tinh bột, cazein đã được khử trùng vào đĩa petri. Chờ cho môi trường nguội và đông lại, sau đó dùng khuyên đục lỗ (đường kính khoảng 1cm) đã được khử trùng để đục lỗ trên bề mặt môi trường tạo thành các giếng.

Dùng pipetman hút dịch đã được lọc nhỏ vào các giếng trong đĩa petri. Để đĩa vào tủ lạnh 2 tiếng để dịch khuyếch tán đều. Sau đó để vào tủ ấm ở nhiệt độ 340C.

Sau khoảng 24h thử bằng thuốc thử. Dùng thuốc thử đổ lên bề mặt thạch, nếu có enzyme thì nó tạo thành vùng phân giải xung quanh giếng.

Phương pháp này không cho phép xác định chính xác hoạt độ của các enzyme amylase, protease, nhưng cho phép định tính sự có mặt của các enzyme này nhanh và đơn giản.

 Kiểm tra hoạt tính Protease trên môi trường chứa cazein:

Dùng thuốc thử HgCl2 1% đổ lên bề mặt môi trường nuôi cấy. Nếu vi khuẩn sinh protease thì sẽ có một vòng trong suốt xung quanh giếng, do các protein bị phân giải không còn phản ứng kết tủa với HgCl2. Các vùng chưa phân giải sẽ có màu trắng đục mờ.

 Kiểm tra hoạt tính Amylase trên môi trường chứa tinh bột tan: Dùng dung dịch Lugol đổ lên môi trường nuôi cấy chứa tinh bột. Vùng chưa bị phân giải có màu xanh mực, phần xung quanh giếng bị phân giải trở thành trong suốt không màu.

Đánh giá khả năng sinh enzyme để tuyển chọn những chủng có hoạt tính enzyme cao: dùng thước đo đường kính vòng phân giải (D). (D – d) càng lớn thì khả năng sinh enzyme càng cao ( d là đường kính giếng, d = 1cm).

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi khuẩn Bacillus có hoạt tính enzyme proteaza kiềm” docx (Trang 31 - 32)