Phương pháp thu thập mẫu và xử lý mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại quảng trị (Trang 47 - 51)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.1.Phương pháp thu thập mẫu và xử lý mẫu

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp thu thập mẫu và xử lý mẫu

Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ một rừng thí nghiệm thuộc chương trình khảo nghiệm giống Keo tai tượng của Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam trồng năm 2014 tại Trung tâm Khoa học Lâm Nghiệp Bắc Trung Bộ, xã Cam Lộ, huyện Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (Hình 2.1). Địa điểm của rừng thí nghiệm: vị trí địa lý (kinh độ, vĩ độ): 1855270 N, 715901 E. Đây là khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình năm là 27℃ và lượng mưa trung bình năm là 2.325 mm. Đất trong khu vực thí nghiệm thuộc nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fs), thảm thực vật tự nhiên đã bị thay thế bằng rừng trồng nhiều luân kỳ nên đất đã suy thoái mạnh, chua và nghèo dinh dưỡng.

Hình 2.1. Rừng khảo nghiệm Keo tai tượng tại Quảng Trị

35 cây mẫu (5 cây/mỗi nguồn giống) được lựa chọn từ những cây khỏe mạnh, thân thẳng, không có các biểu hiện khuyết tật, sâu bệnh. Trước khi tiến hành chặt cây mẫu, vị trí Bắc - Nam, Đông - Tây được đánh dấu trên thân cây và đường kính ngang ngực (đường kính tại 1,3 m tính từ mặt đất) được đo cho mỗi cây mẫu (Hình 2.2). Sau khi chặt hạ, chiều dài vút ngọn của mỗi cây được đo (Hình 2.3).

Quy trình cắt khúc và xẻ mẫu được thực hiện sau khi chặt hạ. 01 khúc gỗ có chiều dài 1 m được cắt từ mỗi cây mẫu (từ 0,5 đến 1,5 m tính từ mặt đất) để tiến hành xẻ mẫu nhỏ cho các bước tiếp theo (Hình 2.4 và Hình 2.5).

Hình 2.3. Đo chiều cao của cây sau khi chặt hạ

Từ mỗi khúc gỗ dài 1m, các mẫu nhỏ không chứa khuyết tật có kích thước 20 (xuyên tâm) × 20 (tiếp tuyến) × 300 (dọc thớ) mm để đo khối lượng thể tích và các tính chất cơ học gỗ được cắt theo các hướng Bắc - Nam, Đông - Tây (Hình 2.7). Tại mỗi hướng, mẫu gỗ được cắt tại vị trí gần tâm (R1) và gần vỏ (R2) (16 mẫu gỗ mỗi loại trên mỗi khúc dài 1m). Tổng cộng mẫu gỗ

nghiên cứu là 560 mẫu. Các mẫu gỗ được đặt trong phòng kín với nhiệt độ 20 °C và độ ẩm 60% đến khi đạt được khối lượng không đổi (Hình 2.6).

Hình 2.4. Quá trình cắt khúc

Hình 2.6. Mẫu gỗ được đặt trong phòng kín

Hình 2.7. Quy trình xẻ mẫu gỗ cây Keo tai tượng cho thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại quảng trị (Trang 47 - 51)