Máy hiển vi huỳnh quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại quảng trị (Trang 57 - 83)

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu về khối lượng thể tích (KLTT)

3.1.1. Nghiên cu khi lượng th tích (KLTT) trong mi ngun ging.

Giá trị khối lượng thể tích của mỗi nguồn giống ở hai vị trí gần tâm (R1) và gần vỏ (R2) được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khối lượng thể tích (KLTT) ở vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống

(đơn vị: g/cm3)

Nguồn giống Vị trí gần tâm Vị trí gần vỏ

Số mẫu Trung bình Số mẫu Trung bình

A 40 0,40b ± 0,04 40 0,48a ± 0,05 B 40 0,45b ± 0,05 40 0,50a ± 0,03 C 40 0,42b ± 0,05 40 0,49a ± 0,04 D 40 0,43b ± 0,05 40 0,47a ± 0,04 E 40 0,47b ± 0,03 40 0,50a ± 0,02 F 40 0,48b ± 0,05 40 0,52a ± 0,03 G 40 0,44b ± 0,03 40 0,49a ± 0,03

Chú thích: Giá trị trung bình được theo sau bởi độ lệch chuẩn; Chữ cái theo sau giá trị trung bình biểu thị sự khác biệt giữa giá trị KLTT ở gần tâm và gần vỏ (P < 0,05). Độ ẩm của mẫu gỗ trong thí nghiệm là 12%.

Từ bảng 3.1 có thể thấy khối lượng thể tích của các nguồn giống Keo tai tượng trong nghiên cứu này biến động trong khoảng từ 0,40 – 0,48 g/cm3 ở vị trí gần tâm (R1) và từ 0,47 - 0,52 g/cm3 ở vị trí gần vỏ (R2).

Xu hướng biến đổi khối lượng thể tích (KLTT) tại vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống được thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi khối lượng thể tích (KLTT) giữa vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống

Sự biến đổi KLTT của gỗ Keo tai tượng ở giữa vị trí gần tâm và gần vỏ trong các nguồn giống được thể hiện ở Hình 3.1. Kết quả phân tích so sánh đã chỉ ra rằng giá trị khối lượng thể tích trung bình của các nguồn giống Keo tai tượng có xu hướng tăng dần theo chiều dài bán kính từ tâm ra vỏ (Hình 3.1). Xu hướng này thống nhất ở cả 07 nguồn giống được nghiên cứu với giá trị KLTT ở gần vỏ luôn cao hơn giá trị KLTT ở gần tâm. Giá trị khối lượng thể tích có sự biến động lớn nhất là lô hạt hỗn hợp 10 dòng tốt nhất ở vườn giống Bàu Bàng từ 0,40 - 0,48 g/cm3.

Dương Văn Đoàn và cộng sự (2021) đã báo cáo về sự biến đổi khối lượng thể tích của Keo tai tượng trồng tại Thái Nguyên. Báo cáo cũng chỉ ra rằng KLTT có xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ. So sánh với các nghiên cứu trước đây về biến đổi khối lượng thể tích trong thân cây các loài gỗ mọc nhanh rừng trồng. Trong nghiên cứu về Xoan ta của Dương Văn Đoàn và Junji Matsumara (2018) cũng chỉ ra rằng giá trị khối lượng thể tích của cây Xoan ta có xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ ở vị trí 10, 50 và 90% tương ứng là 0,39, 0,44 và 0,47 g/cm3. 000 000 000 000 000 001 001 001 001 001 001 A B C D E F G K LT T ( g/ cm 3)

Các nguồn giống Keo tai tượng

Vị trí gần tâm (R1) Vị trí gần vỏ (R2)

3.1.2. S biến đổi khi lượng th tích (KLTT) gia các ngun ging

Sự biến đổi khối lượng thể tích (KLTT) giữa các nguồn giống Keo tai tượng được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Khối lượng thể tích (KLTT) ở các nguồn giống Keo tai tượng

(đơn vị: g/cm3)

Nguồn giống Số mẫu Trung bình Min Max

A 80 0,44d ± 0,06 0,30 0,58 B 80 0,48ab ± 0,05 0,32 0,54 C 80 0,46cd ± 0,06 0,32 0,57 D 80 0,45cd ± 0,05 0,30 0,55 E 80 0,49ab ± 0,03 0,41 0,56 F 80 0,50a ± 0,05 0,37 0,58 G 80 0,46cd ± 0,04 0,38 0,57

Chú thích: Giá trị trung bình được theo sau bởi độ lệch chuẩn; Chữ cái theo sau giá trị trung bình biểu thị sự khác biệt giá trị KLTT giữa các nguồn giống (P < 0,05). Độ ẩm của mẫu gỗ trong thí nghiệm là 12%.

Bảng 3.2 là các giá trị trung bình khối lượng thể tích ở các nguồn giống khác nhau được kiểm tra trong nghiên cứu này. Giá trị trung bình KLTT ở mỗi nguồn giống là trung bình các giá trị KLTT gần tâm và gần vỏ ở mỗi nguồn giống. Giá trị trung bình của KLTT 07 nguồn giống có sự biến động từ 0,44 đến 0,50 g/cm3.

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi về khối lượng thể tích (KLTT) giữa các nguồn giống Keo tai tượng

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) đã chỉ ra có sự khác biệt rõ ràng về giá trị khối lượng thể tích giữa 7 nguồn giống trong nghiên cứu này. Qua bảng 3.2 và Hình 3.2 cho ta thấy giá trị KLTT trung bình lớn nhất là ở lô hạt rừng giống Long Thành: 0,50 g/cm3 và thấp nhất là ở lô hạt hỗn hợp 10 dòng tốt nhất của vườn giống Bàu Bàng: 0,44 g/cm3. Khối lượng thể tích là một trong những tính chất gỗ quan trọng nhất vì nó có liên quan mật thiết đến các tính chất gỗ khác như tính chất cơ học, tính chất co rút,… Do đó nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng gỗ. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nguồn giống từ Lô hạt rừng giống Long Thành có giá trị KLTT cao nhất. Do đó, nếu người trồng rừng mong muốn trồng Keo tai tượng có giá trị khối lượng thể tích cao thì có thể lựa chọn nguồn giống của lô hạt rừng giống Long Thành.

Các nghiên cứu trước đây về khối lượng thể tích ở gỗ Keo tai tượng cũng chỉ ra các kết quả tương tự. Dương Văn Đoàn và cộng sự (2021) đã báo cáo kết quả giá trị khối lượng thể tích ở gỗ Keo tai tượng 7, 10, và 14 tuổi trồng tại Thái Nguyên lần lượt là 0,48 g/cm3, 0,51 g/cm3, và 0,53 g/cm3. Trên thế giới, Chowdhury và

000 000 000 000 000 001 001 001 001 001 001 A B C D E F G K LT T ( g/ cm 3)

cộng sự (2005) đã báo cáo giá trị trung bình của khối lượng thể tích của Keo tai tượng 10 tuổi trồng tại Bangladesh là 0,52 g/cm3.

3.2. Những biến đổi độ bền uốn tĩnh (MOR) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1. S biến đổi độ v độ bn un tĩnh (MOR) trong mi ngun ging.

Kết quả nghiên cứu MOR của các nguồn giống Keo tai tượng ở vị trí gần tâm (R1) và vị trí gần vỏ (R2) được thể hiện ở Bảng 3.3:

Bảng 3.3. Độ bền uốn tĩnh (MOR) tại vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống Keo tai tượng

(đơn vị: MPa)

Nguồn giống Vị trí gần tâm Vị trí gần vỏ

Số mẫu Trung bình Số mẫu Trung bình

A 40 57,51b ± 12,14 40 75,75a ± 14,87 B 40 75,30a ± 17,90 40 78,09a ± 11,17 C 40 68,05b ± 19,03 40 79,22a ± 14,66 D 40 72,81a ± 15,57 40 74,47a ± 9,72 E 40 75,50a ± 8,63 40 76,16a ± 8,19 F 40 81,93a ± 16,53 40 86,45a ± 11,92 G 40 75,34b ± 11,28 40 81,44a ± 10,21

Chú thích: Giá trị trung bình được theo sau bởi độ lệch chuẩn; Chữ cái theo sau giá trị trung bình biểu thị sự khác biệt giữa giá trị MOR ở gần tâm và gần vỏ (P < 0,05). Độ ẩm của mẫu gỗ trong thí nghiệm là 12%.

Từ bảng 3.3 có thể thấy giá trị độ bền uốn tĩnh của các nguồn giống Keo tai tượng trong nghiên cứu này biến động trong khoảng từ 57,51 - 81,93 MPa ở vị trí gần tâm (R1) và từ 74,47 – 86,45 MPa ở vị trí gần vỏ (R2).

Xu hướng biến đổi độ bền uốn tĩnh (MOR) tại vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống được thể hiện qua hình 3.3.

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi độ bền uốn tĩnh (MOR) giữa vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống

Từ kết quả phân tích so sánh ở Bảng 3.3 và Hình 3.3 ta có thể thấy rằng giá trị độ bền uốn tĩnh của Keo tai tượng ở vị trí gần vỏ (R2) cao hơn ở vị trí gần tâm (R1) ở các nguồn giống lô hạt hỗn hợp 10 dòng tốt nhất của vườn giống Bàu Bàng, lô hạt xuất xứ Balimo và lô đại trà sản xuất. Trong khi đó ở các nguồn giống lô hạt vườn giống ghép Ba Vì, lô hạt xuất xứ Oriomo (Úc), lô hạt rừng giống Hàm Yên và lô hạt rừng giống Long Thành, phân tích thống kê đã chỉ ra không có sự khác biệt về độ bền uốn tĩnh giữa vị trí gần tâm và vị trí gần vỏ. Trong trồng rừng cũng như chế biến gỗ, các loại gỗ có tính chất đồng đều từ tâm ra vỏ luôn được quan tâm, vì khi đó khả năng tận dụng gỗ sẽ là tối đa. Bên cạnh đó sự đồng đều về tính chất cơ học sẽ giúp việc gia công chế biến được thuận lợi. Ví dụ cụ thể trong công nghệ bóc, lạng gỗ. Nếu như các loài cây có tính chất cơ học đồng đều từ tâm ra vỏ sẽ giúp nhà chế biến thuận lợi cho việc chọn chế độ gia công mà không cần thay đổi khi bóc gỗ từ phần gỗ phía ngoài đến phần gỗ phía trong. Từ kết quả nghiên cứu này đã cung cấp thông tin quan trọng cho người trồng rừng để có thể lựa chọn các nguồn giống lô hạt vườn giống ghép Ba Vì, lô hạt xuất xứ Oriomo (Úc), lô hạt

000 010 020 030 040 050 060 070 080 090 100 A B C D E F G M O R ( M P a)

Các nguồn giống Keo tai tượng

Vị trí gần tâm (R1) Vị trí gần vỏ (R2)

rừng giống Hàm Yên và lô hạt rừng giống Long Thành với sự đồng đều giá trị MOR từ tâm ra vỏ.

3.2.2. S biến đổi độ bn un tĩnh (MOR) gia các ngun ging

Sự biến đổi độ bền uốn tĩnh (MOR) giữa các nguồn giống Keo tai tượng được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.4.

Bảng 3.4. Độ bền uốn tĩnh (MOR) ở các nguồn giống Keo tai tượng

(đơn vị: MPa)

Nguồn giống Số mẫu Trung bình Min Max

A 80 66,63c ± 16,31 31,11 104,93 B 80 76,70b ± 14,89 33,96 102,78 C 80 73,70b ± 17,93 26,10 115,74 D 80 73,64b ± 12,92 30,37 93,28 E 80 75,83b ± 8,37 58,80 95,01 F 80 84,44a ± 15,00 35,22 123,74 G 80 78,39ab ± 11,13 48,60 101,23

Chú thích: Giá trị trung bình được theo sau bởi độ lệch chuẩn; Chữ cái theo sau giá trị trung bình biểu thị sự khác biệt giá trị MOR giữa các nguồn giống (P < 0,05). Độ ẩm của mẫu gỗ trong thí nghiệm là 12%.

Bảng 3.4 trình bày các giá trị trung bình độ bền uốn tĩnh của các nguồn giống và các giá trị thống kê khác. Giá trị trung bình của MOR ở 07 nguồn giống biến động trong khoảng 66,63 - 84,44 MPa.

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi về độ bền uốn tĩnh (MOR) giữa các nguồn giống Keo tai tượng

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt rõ ràng về giá trị trung bình độ bền uốn tĩnh (MOR) giữa các nguồn giống. Qua Bảng 3.4 và Hình 3.4 cho ta thấy giá trị độ bền uốn tĩnh cao nhất là của lô hạt rừng giống Long Thành: 84,44 MPa, thấp nhất là lô hạt hỗn hợp 10 dòng tốt nhất của vườn giống Bàu Bàng: 66,63 MPa. Kết quả này có thể gợi ý rằng, nếu người trồng rừng mong muốn trồng Keo tai tượng có giá trị độ bền uốn tĩnh cao thì có thể lựa chọn nguồn giống của lô hạt rừng giống Long Thành.

Dương Văn Đoàn và cộng sự (2021) đã báo cáo giá trị trung bình MOR của Keo tai tượng trồng tại Thái Nguyên dao động từ 64,38 MPa đến 73,46 MPa. Shari và cộng sự (1998) đã báo cáo giá trị MOR của Keo tai tượng 6 tuổi trồng ở Indonesia, Malaysia, và Thái Lan lần lượt là 75,02 MPa, 68,15 MPa, và 80,54 MPa. Sự khác biệt về các giá trị MOR trong các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới có thể do sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường ở các nước là khác nhau. 000 010 020 030 040 050 060 070 080 090 100 A B C D E F G M O E ( G P a)

3.3. Những biến đổi mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE)

3.3.1. S biến đổi mô đun đàn hi un tĩnh (MOE) trong mi ngun ging

Kết quả nghiên cứu MOE của các nguồn giống Keo tai tượng ở vị trí gần tâm (R1) và vị trí gần vỏ (R2) được thể hiện ở Bảng 3.5: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5. Mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) tại vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống Keo tai tượng

(đơn vị: GPa)

Nguồn giống Vị trí gần tâm Vị trí gần vỏ

Số mẫu Trung bình Số mẫu Trung bình

A 40 5,97b ± 0,93 40 8,08a ± 0,87 B 40 7,20b ± 1,28 40 8,64a ± 0,78 C 40 6,90b ± 1,41 40 8,39a ± 1,29 D 40 6,91b ± 1,02 40 7,83a ± 0,71 E 40 7,11b ± 0,70 40 8,06a ± 0,68 F 40 7,54b ± 1,00 40 8,93a ± 1,03 G 40 7,12b ± 0,83 40 8,43a ± 0,59

Chú thích: Giá trị trung bình được theo sau bởi độ lệch chuẩn; Chữ cái theo sau giá trị trung bình biểu thị sự khác biệt giữa giá trị MOE ở gần tâm và gần vỏ (P < 0,05). Độ ẩm của mẫu gỗ trong thí nghiệm là 12%.

Từ bảng 3.5 có thể thấy mô đun đàn hồi uốn tĩnh của các nguồn giống Keo tai tượng trong nghiên cứu này biến động trong khoảng từ 5,97 - 7,54 GPa ở vị trí gần tâm (R1) và từ 7,83 - 8,93 GPa ở vị trí gần vỏ (R2).

Xu hướng biến đổi mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) tại vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống được thể hiện qua hình 3.5.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) giữa vị trí gần tâm và gần vỏ trong mỗi nguồn giống

Từ kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.5 và Hình 3.5 ta có thể thấy rằng giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh của Keo tai tượng ở vị trí gần vỏ (R2) luôn cao hơn ở vị trí gần tâm (R1). Điều này thể hiện ở tất cả 07 nguồn giống được nghiên cứu. Tuy nhiên mức độ khác biệt về giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) trong mỗi nguồn giống là khác nhau. Cụ thể, sự chênh lệch lớn nhất trong các nguồn giống là về giá trị MOE ở lô hạt hỗn hợp 10 dòng tốt nhất của vườn giống Bàu Bàng lên tới 2,11 GPa.

Xu hướng giá trị MOE tăng dần từ tâm ra vỏ ở các nguồn giống Keo tai tượng trong nghiên cứu này là tương tự với các nghiên cứu trước đó (Dương Văn Đoàn và cộng sự, 2021; Shari và cộng sự, 1998). So sánh với các nghiên cứu trước đây về biến đổi giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) trong thân cây các loài gỗ mọc nhanh rừng trồng. Trong nghiên cứu về Xoan ta của Dương Văn Đoàn và Junji Matsumara (2018) cũng chỉ ra rằng giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) của cây Xoan ta có xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ.

000 001 002 003 004 005 006 007 008 009 010 A B C D E F G M O E ( G P a)

Các nguồn giống Keo tai tượng

Vị trí gần tâm (R1) Vị trí gần vỏ (R2)

3.3.2. S biến đổi mô đun đàn hi un tĩnh (MOE) gia các ngun ging

Sự biến đổi chiều dài sợi gỗ giữa các nguồn giống Keo tai tượng được trình bày trong bảng 3.6 và hình 3.6.

Bảng 3.6. Mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) ở các nguồn giống Keo tai tượng

(đơn vị: GPa)

Nguồn giống Số mẫu Trung bình Min Max

A 80 7,03c ± 1,39 3,35 9,21 B 80 7,92ab ± 1,28 3,36 10,14 C 80 7,65b ± 1,54 3,98 10,83 D 80 7,37b ± 0,99 4,05 9,04 E 80 7,58b ± 0,83 5,36 9,49 F 80 8,23a ± 1,23 5,38 11,48 G 80 7,78ab ± 0,98 5,75 9,56

Chú thích: Giá trị trung bình được theo sau bởi độ lệch chuẩn; Chữ cái theo sau giá trị trung bình biểu thị sự khác biệt giá trị MOE giữa các nguồn giống (P < 0,05). Độ ẩm của mẫu gỗ trong thí nghiệm là 12%.

Bảng 3.6 trình bày giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất mô đun đàn hồi uốn tĩnh ở 7 nguồn giống Keo tai tượng. Giá trị trung bình của MOE 07 nguồn giống có hệ số biến động 7,03 - 8,23 GPa.

Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi về mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) giữa các nguồn giống Keo tai tượng

Như vậy kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có sự khác biệt rõ ràng về giá trị trung bình mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) giữa các nguồn giống. Qua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại quảng trị (Trang 57 - 83)