Các giai đoạn thực hiện:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP tổ CHỨC tư vấn HƯỚNG NGHIỆP NHÓM lớn CHO học SINH cấp THCS TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ VINH và các VÙNG lân cận (Trang 26 - 33)

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

5. Các giai đoạn thực hiện:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị trước khi tiến hành buổi tư vấn: (Buổi 1)

Mục đích: Khảo sát năng lực học tập, định hướng lựa chọn của học sinh sau THCS

và tìm hiểu sở thich - khả năng nghề nghiệp của học sinh. .

1. GVTV trình bày về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của TVHN đối với học sinh các lớp cuối cấp:

Mục tiêu của Tư vấn chọn hướng đi sau THCS là góp phần vào việc phân luồng học sinh sau THCS; giúp học sinh chọn được hướng đi phù hợp với bản thân; cùng học sinh tìm cách tháo gỡ, giải quyết những băn khoăn vướng mắc mà bản thân mình gặp phải khi đưa ra quyết định lựa chọn hướng đi nào.

2. GVTV giới thiệu về các hướng đi mà học sinh có thể lựa chọn sau THCS; Phân tích những ưu điểm cũng như các hạn chế của từng hướng đi đó:

Các hướng đi sau THCS:

- Tiếp tục học lên THPT. - Học nghề.

- Trực tiếp tham gia lao động sản xuất.

3. GVTV hướng dẫn và hỗ trợ học sinh tự tìm kiếm các thông tin về nghề nghiệp; các danh mục đào tạo nghề dành cho học sinh THCS:

4. Những lưu ý khi chọn hướng đi sau THCS:

- Phải đánh giá đúng sở thích, nguyện vọng và khả năng của mình.

- Hiểu rõ về các tác động ảnh hưởng đến quyết định chọn hướng đi của bản thân. - Có đầy đủ các kiến thức về hướng đi mà mình lựa chọn.

- Biết cách đánh giá, đối chiếu giữa sở thích, năng lực của bản thân để xác định hướng đi nào là phù hợp nhất.

5. Cho học sinh làm các trắc nghiệm để bước đầu khám phá sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân:

Việc cho học sinh làm trắc nghiệm để tìm hiểu nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân đóng vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức tư vấn nhóm lớn thành cơng. Do vậy GVTV phải yêu cầu tất cả các hs tham gia làm trắc nghiệm để có

Kết quả trắc nghiệm sẽ giúp học sinh xác định được nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân để từ đó xác định được ban học (khối thi); nhóm trường, loại ngành nghề có thể theo học hay đi làm sau khi tốt nghiệp.

6. Khảo sát về năng lực học tập, dự định chọn hướng đi sau THCS và dự định lựa chọn ngành nghề trong tương lai:

Cho học sinh làm phiếu khảo sát trước buổi tư vấn giúp GVTV có tư liệu để chuẩn bị cho buổi tư vấn đạt hiệu quả về nội dung, đồng thời chủ động về thời gian. Thông tin trả lời trong phiếu khảo sát giúp GVTV bước đầu biết được mức độ hiểu biết về hướng nghiệp, về phân ban, phân luồng của học sinh. Khảo sát còn giúp cho GVTV tập hợp được các câu hỏi, những boăn khoăn của học sinh về hướng nghiệp và dự định sau THCS từ đó có sự chuẩn bị chu đáo hơn để buổi tư vấn đạt hiệu quả hơn.

7. Giáo viên tư vấn thu phiếu về để xử lý kết quả và chuẩn bị cho buổi gặp gỡ tiếp theo:

Giai đoạn 2: Tư vấn chọn hướng đi sau THCS: (Buổi 2)

1. Tập hợp học sinh giới thiệu nội dung chương trình của buổi của buổi tư vấn: 2. Giới thiệu các lý thuyết hướng nghiệp:

- Lý thuyết cây nghề nghiệp. - Lý thuyết hệ thống.

- Mơ hình lập kế hoạch nghề nghiệp.

3. Khám phá bản thân theo “Lý thuyết mật mã Holland”: + Mục đích:

- Nhằm giúp học sinh xác định được nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland và áp dụng kiến thức ấy vào việc tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân.

+ Kiến thức: “Lý thuyết mật mã Holland” cịn được gọi là mơ hình lục giác

- Lí thuyết Mật mã Holland (Holland codes) được phát triển bởi nhà tâm lí học John Holland (1919-2008). Ông là người nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ơng đã đưa ra lí thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp:

Giả thiết thứ nhất: Bất kì ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu người đặc trưng

sau đây: Realistic (R) - tạm dịch là người thực tế, thuộc nhóm Kĩ thuật (KT); Investigate (I) - tạm dịch là nhà nghiên cứu, thuộc nhóm Nghiên cứu (NC); Artistic (A) - Nghệ sĩ, thuộc nhóm Nghệ thuật (NT); Social (S) - tạm dịch là người công tác xã hội, thuộc nhóm Xã hội (XH); Enterrising (E) - Tạm dịch là người dám làm, thuộc nhóm Quản lí (QL); Conventional (C) - tạm dịch là người tuân thủ, thuộc nhóm Nghiệp vụ (NV). Sáu chữ cái của 6 kiểu người đặc trưng gộp là thành chữ RIASEC. Những người thuộc cùng một kiểu người có sở thích tương đối giống nhau: Chẳng hạn, người mang mã XH rất thích tiếp xúc với người và thấy khó khăn khi tiếp xúc với vật thể; người mang mã QL thì thích tiếp xúc với dữ liệu và người, trong khi kiểu người có mã NC lại thích tiếp cận với ý tưởng và vật thể; người mã NV thích tiếp xúc với dữ liệu và vật thể; người mang mã NT thì thích tiếp xúc với ý tưởng và người.

Giả thiết thứ hai: Có 6 loại mơi trường tương ứng với 6 kiểu người nói trên. Mơi

trường tương ứng với kiểu người nào thì kiểu người ấy chiếm đa số trong số người thành viên của môi trường ấy. Ví dụ: mơi trường có hơn 50% số người có mã XH trội nhất thì đó là mơi trường loại XH.

Giả thiết thứ ba: Ai cũng tìm được mơi trường phù hợp cho phép mình thể hiện

Giả thiết thứ tư: Thái độ ứng xử của con người được quy định bởi sự tương tác

giữa kiểu người của mình với các đặc điểm của mơi trường. Ví dụ, người mang mã NT được tuyển chọn vào môi trường NT sẽ dễ dàng cảm thông với người xung quanh, mau chóng bắt nhịp với cơng việc, được đồng nghiệp tin u và có nhiều cơ hội thành công trong công việc.

Giả thiết thứ năm: Mức độ phù hợp giữa một người với mơi trường có thể được

biểu diễn trong mơ hình lục giác Holland5. Có 4 mức phù hợp giữa kiểu người và loại môi trường: Kiểu người nào làm việc trong mơi trường nấy là mức phù hợp cao nhất, ví dụ như kiểu người NT làm việc trong môi trường NT; người nào làm việc trong môi trường cận kề với kiểu người của mình (cùng một cạnh của lục giác), ví dụ như KT- NC (người kiểu KT làm việc trong môi trường NC) là mức độ phù hợp thứ nhì; người nào làm việc trong mơi trường cách 1 đỉnh của lục giác, ví dụ NC-NV (kiểu người NC làm việc trong loại mơi trường NV) sẽ có mức phù hợp thứ 3; cịn kiểu ít phù hợp nhất là khi kiểu người và loại môi trường nằm ở 2 đỉnh đối xứng trong lục giác Holland, ví dụ KT-XH hay QL-NC hay NT-NV...

Từ những giả thiết của lí thuyết Holland trên, có thể rút ra 2 kết luận sau:

Kết luận thứ nhất: Hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu

tính cách và có sáu mơi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kĩ thuật; Nhóm nghiên cứu; Nhóm nghệ thuật; Nhóm xã hội; Nhóm quản lí; Nhóm nghiệp vụ

Kết luận thứ hai: Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách

của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành cơng trong nghề nghiệp. Nói cách khác: Những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình, hầu hết sẽ thành cơng và hài lịng với cơng việc.

- Trong thực tế, tính cách của nhiều người khơng nằm gọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi cịn nhiều hơn, ví dụ: NC- KT, NT-XH... Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm tính cách.

- Lý thuyết mật mã Holland thuộc về phần tìm hiểu bản thân trong 3 bước tìm hiểu của mơ nơ hình lập kế hoạch nghề nghiệp. Lý thuyết này cũng liên hệ chặt chẽ với

lý thuyết cây nghề nghiệp. đặc biệt trong việc giúp học sinh tìm hiểu hai rể cây nghề nghiệp đó là sở thích và khả năng.

+ Cách thực hiện:

- Ở Bước này giáo viên tư vấn giới thiệu về lý thuyết mật mã Holland, giới thiệu về 6 nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp để giúp học sinh xác định được nhóm của mình theo kết quả trắc nghiệm các em đã được làm ở buổi trước.

- Phân chia học sinh vào 6 nhóm, mỗi giáo viên tư vấn được chia về mỗi nhóm để giới thiệu về từng nhóm sở thích khả năng nghề nghiệp, chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức thảo luận, giải thích và trả lời cho các em về các câu hỏi thuộc nhóm mà mình phụ trách.

- Khi giải thích nội dung từng nhóm “Sở thích và khả năng nghề nghiệp” Giáo viên tư vấn có thể làm theo cách nêu đặc điểm của từng nhóm “Sở thích và khả năng

nghề nghiệp” và ví dụ về các nghề có thể phù hợp với từng nhóm. Sau đó hỏi học sinh

trong nhóm xem các mơ tả trong nhóm “Sở thích và khả năng nghề nghiệp” đó có phù hợp với các em khơng? Phù hợp ở điểm nào? Các em nghĩ như thế nào về sự phân loại này? Nếu học sinh nào khơng thấy phù hợp có thể tìm nhóm khác có số điểm cao gần bằng nhóm này.

- Giáo viên tư vấn lưu ý với học sinh: Trong thực tế khơng ai mang hồn tồn những đặc điểm đã được mô tả cho một kiểu người. Ngược lại mỗi người dù thuộc kiểu người này nhưng có thể có những đặc điểm của các kiểu người khác với các mức độ ít nhiều khác nhau. Chẳng hạn người thuộc nhóm “sở thích và khả năng nghề nghiệp” nổi trội nhất là KT nhưng cũng có những đặc điểm của người thuộc nhóm NC…

- Vì mục tiêu ngắn hạn của tư vấn hướng nghiệp ở THCS là giúp các em phân luồng, phân ban phù hợp. Nên giáo viên tư vấn của mỗi nhóm có trách nhiệm nối nhóm sở thích ấy với các ban học phù hợp ở cấp THPT, các chương trình dạy nghề cho học sinh sau THCS, cũng có thể nối với các ngành học sau THPT để giúp học sinh bước đầu có cái nhìn xa hơn về định hướng nghề nghiệp.

+ Mục đích: Giúp học sinh chọn trường thi vào cấp học cao hơn phù hợp với

năng lực học tập, định hướng nghề nghiệp tương lai; hoặc chọn nghành nghề phù hợp với sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân.

+ Kiến thức:

- Việc phân chia học sinh theo khả năng và kết quả học tập là để giúp các em chọn trường THPT phù hợp với năng lực học tập của bản thân. Các lựa chọn có thể bao gồm:

+ Trường chuyên/ trường điểm + Trường công lập/ trường dân lập + Trường vừa học vừa làm

+ Trường dạy nghề

- Việc chọn trường phù hợp với năng lực học tập sẽ giúp các em rất nhiều cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Đây là thời điểm để giới thiệu với các em rằng con đường học vấn không phải là con đường lập nghiệp duy nhất. Một người thợ lành nghề được đào tạo chuyên sâu sẽ có những kết quả về lương bổng, vị trí xã hội và điều kiện làm việc trong tương lai không hề thua kém các vị trí khác.

+ Cách thực hiện:

- Giáo viên tư vấn dựa vào phiếu khảo sát năng lực học tập mà học sinh đã làm ở buổi trước. Phân chia học sinh theo từng nhóm năng lực học tập để giúp các em chọn hướng đi phù hợp sau THCS. Tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm nên giáo viên tư vấn phải hết sức tế nhị. Thông tin về kết quả học tập phải tuyệt đối bảo mật.

- Khi phân chia học sinh vào 4 nhóm. Giáo viên tư vấn phải hiểu rõ học sinh do nhóm mình phụ trách có kết quả học tập như thế nào để hướng dẫn thông tin tuyển sinh cho phù hợp.

+ Nhóm 1: Các học sinh giỏi và tự tin có thể mạnh dạn đăng ký vào các trường

chuyên/ trường điểm trong hay ngoài vùng.

+ Nhóm 2: Các học sinh giỏi nhưng khơng tự tin và các học sinh khá có thể thi

vào các trường cơng lập.

+ Nhóm 3: Dành cho các em có năng lực học trung bình khá và trung bình có

+ Nhóm 4: Là nhóm dành cho các học sinh có lực học dưới mức trung bình hoặc

yếu, kém có thể đăng ký vào các trung tâm GDTX và trường dạy nghề để vừa học học văn hóa vừa học nghề. Khi ra trường có cả bằng tốt nghiệp phổ thơng lẫn kiến thức nghề nghiệp.

- Giáo viên tư vấn cần phân tích kỹ về các hướng đi sau THCS. Trang bị cho học sinh kỹ năng và các cách thức tìm hiểu, thu thập thơng tin về các hướng đi mà mình có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp THCS. Biết cách so sánh đối chiếu sở thích và năng lực của mình với các hướng đi đó để có căn cứ khoa học và lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất.

- Sau phần này giáo viên tư vấn cho học sinh về nhà và một lần nữa tự đánh giá lại sở thích, khả năng và học lực của mình. Đối chiếu với các hướng đi sau THCS mà mình có thể sẽ lựa chọn. Đưa ra quyết định lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.

- Dặn dò học sinh chuẩn bị một số câu hỏi, hay các vấn đề thắc mắc, các khó khăn cần tháo gỡ khi đưa ra quyết định chọn hướng đi nào sau THCS, hoặc các các câu hỏi liên quan đến việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.

Giai đoạn 3: Giải đáp thắc mắc của học sinh: (cuối buổi 2 hoặc trả lời qua

mail, zalo, sđt…)

Ở bước này có thể làm theo 2 phương án:

Phương án 1: Tập trung học sinh theo nhóm lớp để giải đáp các thắc mắc.

Ưu điểm: Tất cả mọi học sinh đều được nghe giải đáp thắc mắc một cách trực tiếp. Nếu có vấn đề gì chưa hiểu rõ có thể hỏi lại ln.

Hạn chế: Sẽ có một số học sinh nhút nhát, ngại ngùng không dám nêu câu hỏi.

Phương án 2: Giáo viên tư vấn cung cấp cho học sinh địa chỉ mail, messenger,

zalo, số điện thoại liên lạc để học sinh có thể gửi các câu hỏi cần giải đáp, giáo viên và học sinh có thể linh hoạt trao đổi qua mail, messenger, zalo hoặc điện thoại.

Ưu điểm: Sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra vì quyền riêng tư được bảo mật nên Hs sẽ ít ngại ngùng hơn.

Hạn chế: Học sinh không thể biết hết những thắc mắc cũng như cách tháo gỡ thắc mắc của các bạn khác, biết đâu đó cũng là vấn đề của bản thân mình.

Giai đoạn 4: Củng cố dặn dị sau buổi tư vấn:

Ban tổ chức buổi tư vấn tổng kết kết quả đạt được của buổi tư vấn và định hướng hoạt động tiếp theo để hỗ trợ học sinh hướng nghiệp.

Các giải đáp thắc mắc hay thông tin về phân luồng và phân ban mà học sinh còn chưa rõ nên được đưa lên trên bản tin hay góc hướng nghiệp của nhà trường.

Làm bản tóm tắt ngắn về buổi tư vấn để gửi cho cha mẹ học sinh. Điều này sẽ giúp cha mẹ học sinh hiểu thêm về công tác hướng nghiệp cho học sinh. Ở lứa tuổi

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP tổ CHỨC tư vấn HƯỚNG NGHIỆP NHÓM lớn CHO học SINH cấp THCS TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ VINH và các VÙNG lân cận (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)