ngành học, chọn nghề của học sinh.
IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng tác TVHN nhóm lớn: lớn:
1. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình tư vấn:
- Phịng học:
+ Trang bị các thiết bị máy móc như: máy tính, máy chiếu có kết nối internet. + Treo (dán) các bức tranh, mơ hình về lý thuyết hướng nghiệp như: mơ hình lý thuyết cây nghề nghiệp, mơ hình lý thuyết hệ thống, mơ hình lập kế hoạch nghề nghiệp, bảng 6 nhóm tính cách theo lý thuyết mật mã Holland.
- Tài liệu hướng nghiệp: Các văn bản tuyển sinh vào các trường THPT; Trung tâm GDTX, các trường đào tạo nghề; Thông tin về các ngành nghề; Định hướng Kinh tế - Xã hội của đất nước và địa phương trong 10 năm tới: Các văn bản, tài liệu về dự báo nguồn nhân lực của đất nước và địa phương trong 10 năm tới.
- Các trò chơi hướng nghiệp.
- Hệ thống các bảng biểu, câu hỏi cho từng nhóm nghề...
2. Trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên:
- Giáo viên tư vấn cần trang bị cho mình các kiến thức về lý thuyết hướng nghiệp, có khả năng hướng dẫn học sinh làm các trắc nghiệm hướng nghiệm đặc biệt là trắc nghiệm sở thích, khả năng nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland và vận dụng kết quả trắc nghiệm vào công tác lập kế hoạch nghề nghiệp.
- Giáo viên tư vấn cần hiểu rõ mục đích và yêu cầu phân chia học sinh vào các nhóm theo khả năng và kết quả học tập.
- Giáo viên tư vấn cần phải hiểu biết đầy đủ về việc phân luồng, phân ban và các hướng đi sau THCS; có một số kiến thức về tình hình KT-XH tại địa phương, đất nước và khu vực để TVHN cho học sinh sát với tình hình thực tế.
- Giáo viên tư vấn phải nắm rõ các ngành đào tạo hiện nay tại các trường Trung, sơ cấp và các cơ sở đào tạo nghề dành cho học sinh sau THCS.
- Giáo viên tư vấn còn phải nắm vững kiến thức về thị trường tuyển dụng lao động ở trong vùng, quốc gia và quốc tế.
- Giáo viên tư vấn phải là người có kiến thức về giới tính, về tâm lý học đường, tâm sinh lý lứa tuổi...
- Bên cạnh việc nắm vững kiến thức về hướng nghiệp thì GVTV cịn cần phải trang bị cho mình các kỹ năng tư vấn và một số kỹ năng mềm như: Hành vi quan tâm; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng phản hồi cảm xúc; Kỹ năng đối mặt; Kỹ năng tập trung; Kỹ năng phản hồi ý tưởng; Kỹ năng tổ chức, tập hợp nhóm; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin; Kỹ năng lắng nghe - thấu hiểu...
- Tăng cường cho đội ngũ cán bộ, GVTV tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về công tác HN cũng như các buổi hội thảo liên quan đến hoạt động này.
3. Khảo sát nhu cầu của các đối tượng cần tư vấn:
- Mục đích khảo sát:
+ Nắm bắt được thực trạng của công tác hướng nghiệp tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng phụ cận.
+ Nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh, học sinh và Ban giám hiệu các trường THCS.
+ Từ việc khảo sát kỹ lưỡng thì chúng tơi đã biết cách vận dụng phương pháp tổ chức TVHN nhóm lớn phù hợp với nhu cầu của các đối tượng.
- Hình thức khảo sát:
+ Khảo sát thực tế thông qua Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm các trường THCS;
+ Khảo sát trực tiếp nhu cầu, nguyện vọng của Hs thông qua các buổi dạy GDHN;
+ Lấy ý kiến thăm dò qua các kênh như Zalo, Messenger...
4. Tăng cường sự phối kết hợp giữa Trung tâm GDTX - HN với các trường THCS: THCS:
Để triển khai tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho nhóm lớn học sinh cấp THCS đạt hiệu quả cao và có chất lượng tốt thì việc tăng cường sự phối kết hợp giữa Trung tâm GDTX-HN Nghệ An với các trường THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận là một bước khởi đầu quan trọng nhằm tạo dựng mối liên kết chặt chẽ để hỗ trợ lẫn nhau Vì một mục đích chung là nhằm giúp cho học sinh có được những kỹ
năng và kiến thức cơ bản để lựa chọn hướng đi phù hợp sau THCS và định hướng
nghề nghiệp tương lai cho bản thân các em. Để được các trường tin tưởng và giao
nhiệm vụ cho Trung tâm tổ chức thực hiện các hoạt động hướng nghiệp cho Hs trường mình chúng tơi đã đưa ra các giải pháp sau:
Thứ nhất, Khẳng định thương hiệu của Trung tâm GDTX-HN Nghệ An: Hoạt
động GDHN, TVHN-TVHH được phát triển ở Trung tâm từ năm 1999 đến nay qua rất nhiều giai đoạn và cũng đã có được một số kết quả đáng ghi nhận:
+ Từ những năm 2000 Trung tâm đã xây dựng được 2 bộ công cụ hỗ trợ cho cơng tác TVHN cá nhân đó là: Phần mềm TVHN và phần mềm TVHH. Bộ công cụ này đã được Bộ GD&ĐT thẩm định, cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế cho những cá nhân là cán bộ, giáo viên của Trung tâm đã đóng góp cơng sức và trí tuệ của mình trong việc xây dựng thành cơng 2 phần mềm tư vấn này.
+ Năm 2012 Trung tâm GDTX-HN Nghệ An (trước đây là Trung tâm KTTH- HN Nghệ An) là 1 trong 2 trung tâm đầu tiên trên cả nước được tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Bỉ (VVOB) lựa chọn tiến hành nghiên cứu và tham vấn với các lãnh đạo và các giáo viên ngành giáo dục của hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An về “Sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12”. Cán bộ giáo viên của Trung tâm đã được tổ chức VVOB ghi nhận đánh giá cao về sự nhiệt tình và tâm huyết để hồn thành và xuất bản bộ tài liệu này.
+ Từ đó đến nay Trung tâm GDTX-HN Nghệ An là 1 địa chỉ tin cậy mà các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Vinh lựa chọn liên kết tổ chức các hoạt động Hướng nghiệp như: Hoạt động GDHN, TVHN, TVHH và tổ chức các ngày hội hướng nghiệp, ngày hội tư vấn tuyển sinh...
Thứ hai, Ngoài việc khẳng định thương hiệu thông qua các hoạt động GDHN
và TVHN thì ban lãnh đạo của Trung tâm và Ban giám hiệu của các trường phổ thông cũng đã thường xuyên trao đổi nhằm thống nhất mục đích, nội dung và kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng nghiệp; hỗ trợ nhau trong quá trình tổ chức để nâng cao hiệu quả các hoạt động GDHN, TVHN, TVHH.
Thứ ba, các cán bộ, giáo viên tư vấn của phòng hướng nghiệp cũng thường xuyên
kết nối với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phụ trách mảng hưởng nghiệp của các trường phổ thông. Báo cáo kết quả của buổi tư vấn để giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phụ trách hiểu rõ hơn về năng lực hướng nghiệp thực tế của học sinh cũng như nguyện vọng hướng học, hướng nghề của các em; định hướng các hoạt động tiếp theo nhằm hỗ trợ học sinh hướng nghiệp hiệu quả nhất.