Nội dung công việc Số lượng
(con)
Kết quả (An toàn)
Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
Chăm sóc lợn con mới sinh 2127 2127 100
Cắt đuôi 1687 1687 100
Săm tai, mài nanh 1687 1687 100
Thiến 709 709 100
Mổ héc ni 2 2 100
Qua bảng 4.1 có thể thấy, trong 3 tháng thực tập ở chuồng đẻ em đã thực hiện thao tác đỡ đẻ cho 2127 lợn con, mài nanh và săm tai cho 1687 lợn con, thiến lợn đực cho 709 con. Kết quả là 100% số lợn con được đỡ đẻ, mài nanh, bấm số tai và thiến lợn đực đều an toàn. Đã thực hiện bổ hecni cho 2 lợn con, an toàn 2 đạt tỷ lệ là 100%.
Nhờ thực hiện các thao tác trên lợn con với số lượng tương đối lớn nên em đã nắm rất vững quy trình thực hiện từng thao tác một và các thao tác này đã trở nên thành thục. Có được kết quả này là nhờ bản thân luôn cố gắng thực hiện tốt mọi công việc được giao và được sự chỉ dạy ân cần, tỷ mỉ của cán bộ kỹ thuật tại trang trại.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình phịng bệnh cho đàn lợn tại trại
4.2.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng
Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc sẽ ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn ni cao hơn. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn, trong 6 tháng thực tập, chúng em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu chăn nuôi.
Kết quả thực phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng được trình bày ở bảng 4.2.