4.2.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng
Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc sẽ ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn, trong 6 tháng thực tập, chúng em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu chăn nuôi.
Kết quả thực phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng
STT Công việc Đơn vị tính Số
lượng
Kết quả thực hiện được trong 6 tháng thực tập (lần) Kếtquả so với nhiệm vụ được giao (%)
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lượt/ngày 2 119 100
2 Phun trùng định kỳ xung quanh
trang trại Ngày/tuần 2 4 100
3 Quét và rắc vôi đường đi Lần/ ngày 1 57 100
4 Tắm sát trùng Lượt/ngày 1 108 100
Kết quả bảng 4.2 cho thấy khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng là rất nghiêm ngặt như tắm sát trùng trước khi ra vào chuồng phải thực hiện 1 lần/ngày, vệ sinh chuồng trại hàng ngày 2 lần, quét và rắc vôi bột đường đi lại trong chuồng ngày 1 lần. Nhờ sự cố gắng nỗ lực của bản thân nên em đã hoàn
thành tốt tất cả các công việc do chủ trại, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho. Ngoài ra, vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em đã cố gắng thực hiện, mặc dù đây cũng là một trong những công việc vất vả mà trước khi vào trang trại chúng em chưa từng phải thực hiện với khối lượng công việc lớn như vậy. Qua đây, chúng em cũng đã học tập và rèn luyện bản thân vững vàng, chín chắn hơn, vượt lên chính mình và tự tin trước khi ra trường.
4.2.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin
Quy trình tiêm phòng để phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện một cách chủ động, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Chính vì vậy, việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chính xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất.
Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con. Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con tại trại được trình bày qua bảng 4.3.
Kết quả bảng 4.3 cho thấy số lợn con được cho uống thuốc phòng cầu trùng 3 ngày tuổi là 2107 con, tiêm sắt lúc lợn 3 ngày tuổi đạt 2107 con tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi lúc 14 - 21 ngày được 2084 con, tiêm phòng bệnh Circovirus từ 10 - 14 ngày tuổi cho 2102 con, tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng và phó thương hàn cho lợn con lúc 21 ngày được 2075 con và
tiêm phòng bệnh lở mồm long móng lúc 45 ngày tuổi cho lợn được 2073 con. Tất cả lợn con được tiêm phòng vắc xin và cho uống thuốc phòng bệnh đều đạt tỷ lệ an toàn là 100%.
Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại
Tuổi lợn (ngày) Phòng bệnh Vắc xin/ Thuốc/ chế phẩm Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Số lợn được phòng bệnh (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%)
3 Cầu trùng Pigcoc 100 Uống 1 2107 2107 100
3 Thiếu sắt Ecotin 200 Tiêm 2 2107 2107 100
14 - 21 Viêm phổi
phức hợp Mycoplasma
Tiêm
bắp 1 2084 2084 100
10 -14 Circovirus Circo Pig Vac Tiêm
bắp 1 2102 2102 100 21 Tụ huyết trùng - Phó thương hàn Vắc xin kép THTPTH Tiêm bắp 1 2075 2075 100 45 Lở mồm long móng FMD Tiêm bắp 2 2073 2073 100
Như vậy có thể thấy trang trại đã thực hiện phòng bệnh cho lợn con đúng quy trình kỹ thuật đặt ra, đúng ngày tuổi và loại vắc xin dùng, nhờ đó lợn con sinh ra khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh và chết rất thấp.
4.3. Kết quả thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại
4.3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái và đàn lợn con
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó, chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về
chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, chúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.
Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt đông, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp khác. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại
Loại lợn Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn nái Viêm tử cung 180 27 15 Viêm vú 180 2 1,1 Đẻ khó 180 7 3,89
Lợn con Hội chứng tiêu chảy 2127 219 10,30
Viêm phổi 2127 178 8,37
Qua bảng 4.4. Cho thấy trong các bệnh gặp phải ở lợn nái thì tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất là 15%, sau đó là đẻ khó 3,89% thấp nhất là viêm vú. Các bệnh mắc phải ở lợn con thì nhận thấy tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy là khá cao chiếm 10,30% và bệnh viêm phổi là 8,37%.
Nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là do quản lý chăm sóc, vệ sinh chưa đảm bảo và trong quá trình đẻ can thiệp không đảm bảo vệ sinh.
Về lợn con theo mẹ nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá). Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm nhiệt độ thích hợp cho lợn con. Bên cạnh việc thời tiết không thích hợp sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi cũng dẫn tới bệnh về đường hô hấp chính vì vậy làm cho số lợn con mắc hội chứng hô hấp cũng khá cao.
Vì vậy, việc giữ ấm cho lợn con trong những ngày thời tiết lạnh giá là điều rất cần thiết, bên cạnh đó còn phải cung cấp thức ăn đảm bảo cả số lượng và chất lượng và nước uống đầy đủ.
4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó, em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán và điều trị bệnh sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.
Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt động, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của
cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.
Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản
TT Tên bệnh Số con theo dõi (con) Số lợn được điều trị (con) Th ời gian điều trị (ngày) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Hiện tượng đẻ khó 180 7 1 7 100 2 Bệnh viêm vú 180 2 3 2 100 3 Bệnh viêm tử cung 180 27 5 27 100
Kết quả bảng 4.5 cho thấy khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Cụ thể: có 27 lợn nái bị viêm tử cung sau 5 ngày điều trị liên tục thì có 27 lợn khỏi bệnh, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 100%; bệnh viêm vú sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Đã xử lý được 7 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt 100%.
4.3.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ
Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp lợn bệnh hồi phục nhanh, giảm tỷ lệ lợn chết, giảm thiệt hại về kinh tế và tăng hiệu quả chăn nuôi. Do vậy, hàng ngày quan sát đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ để phát hiện lợn mắc bệnh là công việc không bao giờ được lơ là và làm với tinh thần trách nhiệm cao. Từ kết quả chẩn đoán lợn con mắc bệnh tiêu chảy, bệnh viêm phổi và bệnh viêm khớp, chúng tôi tiến hành điều trị các
bệnh này bằng các phác đồ điều trị hiệu quả. Kết quả điều trị các bệnh của lợn con được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ
TT Tên bệnh Số con theo dõi (con) Số lợn được điều trị (con) Thời gian điều trị (ngày) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Tiêu chảy 2127 219 3 - 5 215 98,17 2 Viêm phổi 2127 178 3 - 5 169 94,94
Kết quả bảng 4.6 cho thấy số lợn con điều trị bệnh tiêu chảy là 219 con, khỏi 215 con, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 98,17%. Điều trị bệnh viêm phổi là 178 con, khỏi bệnh 169 con, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 94,94%. Kết quả trên cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh của lợn con được sử dụng trong khóa luận này là có hiệu quả rất cao. Vì thế có thể khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn con khi bị mắc bệnh trong quá trình chăn nuôi.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại chăn nuôi của công ty Japfa Comfeed Việt Nam, em có một số kết luận về trại như sau:
1.Về tình hình chăn nuôi của trại
Trại lợn của công ty Japfa Comfeed Việt Nam là trại sản xuất tương đối ổn định và có hiệu quả chăn nuôi tốt. Sản phẩm lợn con được xuất bán thường xuyên. Tỷ lệ mắc các bệnh của lợn nái sinh sản thấp cụ thể là trong 180 con theo dõi thì có tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất là 15%, sau đó là đẻ khó 3,89% thấp nhất là viêm vú. Các bệnh mắc phải ở lợn con thì nhận thấy tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy là khá cao chiếm 10,30% và bệnh viêm phổi là 8,37%. Lợn nái sinh sản thường mắc các bệnh như viêm tử cung, viêm vú, và đẻ khó còn lợn con mắc các bệnh viêm khớp, hội chứng tiêu chảy, hội chứng hô hấp được tiến hành điều trị có tỷ lệ khỏi đạt từ 94,94% - 100%.
2. Về tình hình thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản
Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con của trại luôn được thực hiện nghiêm ngặt với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.
3. Về việc áp dụng biện pháp phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con của trại
Công tác phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con của trại rất được coi trọng, hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm và kín gió về mùa đông. Việc thu gom phân, nước tiểu, vệ sinh cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi đúng theo quy định. Công tác tiêm phòng được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Việc chẩn đoán
phòng và trị bệnh cũng được trại rất coi trọng và tiến hành kịp thời nên tỷ lệ khỏi bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đạt tỷ cao.
5.2. Đề nghị
- Công tác vệ sinh thú y cần được nâng cao hơn nữa, đặc biệt trong việc vệ sinh chuồng trại và chăm sóc cho lợn mẹ và lợn con.
- Cần có cán bộ kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con kịp thời nhằm đem lại kết quả điều trị cao nhất.
- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, 23(5), tr. 51 - 56.
2. Bilken (1996), Quản lý lợn cái và lợn đực hậu bị để sinh sản có hiệu quả,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Bình (2000), Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Bình (2005), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.
5. Nguyễn Thị Liễu Kiều (2018), Bệnh thường gặp trên heo nái sau sinh, Trung tâm khuyến nông TP.HCM.
6. Phạm Tiến Dân (1998), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm vú đàn lợn nái nuôi tại
Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ chăn nuôi, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng hormone sinh sản và điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau khi đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học
kỹ thuật Nông nghiệp, 2 (1), tr. 66 - 69.
8. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường