Qua bảng 2.5 và thể hiện qua biểu đồ 2.2 cho thấy:
- 60% ý kiến cho rằng sự phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT trong công tác GD năng khiếu TDTT cho HS mang hiệu quả thiết thực. Sự đánh giá đó phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của các LLGD trong công tác GD năng khiếu TDTT cho HS.
- 29% ý kiến cho rằng hiệu quả mang lại còn hạn chế, đặc biệt 11% ý kiến cho rằng sự phối hợp còn mang tính hình thức. Kết quả này cho thấy những hạn chế, yếu kém của sự phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của sự phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT? Xác định được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế đó có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là một trong những cơ sở để chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự phối hợp.
- Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của sự phối hợp và QL việc phối hợp TT VHTT&DL với PGD-ĐT còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Vậy nguyên nhân của hạn chế là gì? Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả điều tra nhận xét về nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của sự phối hợp và QL việc phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT
(150 người) Số TT Nguyên nhân Ý kiến đánh giá SL %
1 TT VHTT&DL và PGD-ĐT chưa nhận thức tầm quan trọng của việc
phối hợp để nâng cao hiệu quả GD năng khiếu TDTT HS 130 86.7 2 Gia đình hoàn toàn phó thác cho nhà trường trong việc GD con em
mình, do mải công tác, làm kinh tế 77 51.3
3 Các tổ chức xã hội khác ít quan tâm đến việc GD, coi GD HS là việc
của nhà trường 76 50.6
4 Chưa có cơ chế phối hợp giữa các LLGD rõ ràng 69 46 5 Do TT VHTT&DL chưa chủ động làm tốt công tác tham mưu, chưa
chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp 121 80.7
6 Mục tiêu, nội dung và biện pháp phối hợp của TT VHTT&DL và
PGD-ĐT chưa thống nhất, cùng chiều 71 47.3
7 Đời sống xã hội có nhiều chuyển biến 102 68 8 Do mọi người chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm tham gia phối hợp
GD, bồi dưỡng năng khiếu TDTT HS 70 46.7
9 GVCN và cha mẹ HS chưa chủ động liên hệ thường xuyên 117 78 Kết quả bảng 2.6 cho thấy 86.7%, chiếm tỷ lệ cao nhất, ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế là do: “TT VHTT&DL và PGD-ĐT chưa nhận thức tầm quan trọng của việc phối hợp để nâng cao hiệu quả GD năng khiếu TDTT cho HS ”. Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy mặc dù GD là quốc sách hàng đầu, được đưa vào trong quyết định của Đảng. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế sự quan tâm của của nhiều cấp uỷ Đảng và tổ chức chính quyền địa phương chủ yếu là nằm trong nghị quyết khi đưa vào cuộc sống thì có rất nhiều trở ngại.
Nguyên nhân được xếp thứ 2 là do TT VHTT&DL chưa chủ động, chưa làm tốt công tác tham mưu và xây dựng kế hoạch phối hợp (Chiếm 80.7%). Sự nghiệp TDTT là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó TT VHTT&DL là cơ quan chuyên trách. Vì vậy, Trung tâm cần chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch liên kết, phối hợp với PGD- ĐT và các nhà trường, Trung tâm cần đóng vai trò chủ đạo trong việc thực thi kế hoạch.
Nguyên nhân thứ 3 là do GVCN và PHHS chưa tạo được mối liên hệ thường xuyên, chưa có nhiều hoạt động GD để các mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội có điều kiện phối hợp với nhau được tốt hơn (68%).
Để có sự phối hợp các LLGD tốt hơn thì trước hết GVCN và PHHS phải giữ liên lạc thường xuyên. Hình thức liên lạc có thể qua sổ liên lạc nhà trường và gia đình, thông qua điện thoại, thông qua cho hội trưởng Hội PHHS hoặc các cuộc họp PHHS thường kỳ, các cuộc thăm gia đình HS của GVCN… mối liên hệ này là điều kiện để cung cấp thông tin hai chiều đầy đủ, cụ thể về kết quả học tập của HS và tạo niềm tin để GVCN và gia đình có những thông tin chính xác trong việc giáo dục HS.
Mục tiêu, nội dung và biện pháp phối hợp của TT VHTT&DL và PGD- ĐT chưa thống nhất, cùng chiều, chưa đồng bộ, rõ ràng cũng là nguyên nhân quan trọng hạn chế hiện quả của sự phối hợp giữa các LLGD như hiện nay (Chiếm 47.3%). Để có được sự thống nhất đó, Trung tâm phải đóng vai trò chủ đạo, cụ thể là Trung tâm phải chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các hoạt động tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS. Thống nhất về mục đích, nội dung, biện pháp giáo dục, cách thức tiến hành, thời gian thực hiện để các LLGD có thể tham gia được.
Ngoài những nguyên nhân kể trên còn một số nguyên nhân khác như hành chính pháp chế, về phẩm chất và năng lực cán bộ, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, chưa có nội dung, phương pháp phối hợp, cơ chế hoạt động
không rõ ràng làm hạn chế quả phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS .
Bảng 2.7. Kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT
cho HS (n = 150)
TT Nội dung Mức độ đánh giá
Tốt Trung bình Chưa tốt
1 Điều kiện kinh tế 78 = 52 % 45 = 30% 27 = 18% 2 Điều kiện văn hóa, xã hội 85 = 57% 55 = 37% 10 = 6% 3 Trình độ nhận thức 60 = 40 % 60 = 40 % 30 = 20 %
Kết quả bảng 2.7 cho thấy thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp tổ chức các lớp năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh ở huyện Thanh Thủy không nhiều. Điều kiện kinh tế tương đối ổn định phát triển, điều kiện văn hóa xã hội cơ bản tốt.
Trình độ nhận thức của cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh là chưa cao còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng về phát triển năng khiếu thể thao cho học sinh. Từ thực trạng này dẫn tới việc ít vào cuộc của cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh dẫn tới chất lượng và hiệu quả năng khiếu thể dục thể thao còn ở mức khiêm tốn. Thực tế TT VHTTDL đã chưa chú ý đến việc tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác giáo dục năng khiếu thể dục thể thao nói riêng và giáo dục thể chất nói chung.
Tóm lại qua điều tra thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp giữa TT VHTTDL và phòng GD-ĐT tôi nhận thấy ưu điểm lớn là điều kiện kinh tế, điều kiện văn hóa xã hội cơ bản tốt. Đây là yếu tố rất quan trọng để làm cơ sở nền tảng cho giáo dục năng khiếu thể dục thể thao. Vì vậy TT VHTTDL cần phát huy hơn nữa để khai thác các điều kiện thuận lợi này góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh.
Kết luận chương 2
Kết quả nghiên cứu trình bày tại chương 2 cho thấy:
Về công tác phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ quan tâm. TT VHTT&DL đã chủ động xây dựng kế hoạch mở các lớp năng khiếu TDTT cho HS. Bằng các cách thức khác nhau, Trung tâm đã cố gắng tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS trên địa bàn huyện.
Trong công tác phối hợp: TT VHTT& DL đã nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của công tác phối hợp; nhận thức đúng vai trò, vị trí của mình là chủ thể GD trong việc tổ chức phối hợp các LLGD, đặc biệt là phối hợp với PGD-ĐT để tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS . Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch, vận động các LLGD cùng tham gia thực hiện chương trình kế hoạch và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.
Ngay từ khi mới thành lập (tháng 6/2012), Trung tâm đã tham mưu với cấp Ủy Đảng, chính quyền huyện, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tổ chức mở các lớp năng khiếu TDTT cho HS trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, việc phối hợp giữa TT VHTT& DL với PGD-ĐT trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS còn chưa đồng bộ. Một số lãnh đạo trường còn thiếu quan tâm và không coi trọng công tác bồi dưỡng năng khiếu TDTT cho HS; chủ động hạn chế vai trò và ảnh hưởng của hoạt động TDTT đối với HS trong các hoạt động GD của nhà trường; thiếu tích cực và nghiêm túc trong việc triển khai những chủ trương của huyện, của ngành về nâng cao chất lượng phong trào TDTT huyện nhà.
Có nhiều nguyên nhân chi phối hiệu quả và tác dụng của công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS, song nguyên nhân cơ bản và trực tiếp chính là sự hạn chế về công tác phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT.
Các biện pháp QL và tổ chức phối hợp hoạt động trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS còn chưa được chú trọng, quan tâm đầu tư đúng mức. Thiếu quan tâm đầu tư về CSVC phục vụ cho công tác luyện tập TDTT; công tác xã hội hóa TDTT chưa được vận dụng triệt để, chưa vận động và thu hút được sự quan tâm và đầu tư của các LLGD.
Để khắc phục những yếu kém đã phân tích ở trên không chỉ đòi hỏi có sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ CBQL mà cần có sự đổi mới căn bản công tác tổ chức phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT trong việc tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS. Đây chính là những nội dung mà tác giả sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.
Chương 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP GIỮA TT VHTT& DL VỚI PGD-ĐT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁC LỚP NĂNG KHIẾU TDTT
CHO HỌC SINH HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Các nguyên tắc để đề xuất biện pháp
Để đảm bảo cho việc đề xuất các biện pháp phối hợp giữa TT VHTT&DL với PGD-ĐT trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS huyện Thanh Thủy đạt hiệu quả, đề tài tuân thủ các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, khoa học
Đảm bảo tính phù hợp, khoa học của quá trình đề xuất các biện pháp được thể hiện ở hai vấn đề:
Đối với quá trình lựa chọn và đề xuất biện pháp:
- Phải nhận thức đầy đủ giá trị chân chính của hoạt động TDTT nói chung và thể thao năng khiếu đối với HS nói riêng; Coi TDTT không chỉ là phương tiện chuyên biệt đối với quá trình phát triển thể lực cho HS, mà còn là phương tiện hữu hiệu để tiến hành các hoạt động GD khác.
- Phải xuất phát từ quyền lợi chính đáng của HS, nghĩa vụ của các LLGD (TT VHTT&DL và P GD-ĐT) đối với thế hệ trẻ. Luôn giữ vững nguyên tắc quán triệt mục tiêu đề ra đối với công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS.
- Phải hội tụ và tạo được sự đồng thuận của mọi lực lượng; Coi TDTT là một loại hình phúc lợi của cộng đồng, là nhu cầu và quyền lợi hưởng thụ của mỗi người để tập trung lực lượng cùng quan tâm phát triển.
- Phải nhận thấy mối liên hệ giữa các biện pháp trong một trật tự logic về sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Tận dụng có hiệu quả nền tảng của cơ chế và hiệu ứng mang tính xã hội của bộ máy QL.
Đối với các biện pháp:
- Phải xuất phát từ thực tiễn, có tác dụng góp phần giải quyết triệt để thực trạng; Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi.
- Từng biện pháp phải chứa đựng trong đó đầy đủ các yếu tố về mục tiêu, nội dung và phương thức tổ chức thực hiện; Phải đảm bảo tính quy trình, phù hợp với quy luật của sự chuyển hóa thông qua thời gian và sự phát triển của nhận thức.
- Biện pháp nêu ra phải khai thác có hiệu quả tiềm năng của các LLGD; Mỗi biện pháp không chỉ cần có một lộ trình để triển khai, mà cần thiết phải có cơ chế QL và biện pháp mang tính hành chính để hỗ trợ hoặc thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, khả thi
Các biện pháp phải được đặt trong một tổ hợp có tính chất đồng bộ. Nội dung đồng bộ được thể hiện thông qua các mặt sau:
- Đồng bộ về tác động đối với công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS; Đồng bộ trong công tác phối hợp giữa TT VHTT&DL với P GD- ĐT.
- Tạo sự đồng bộ giữa cơ chế tổ chức và QL của trung tâm với khả năng thực thi các biện pháp; đồng bộ hóa hoạt động giữa các đơn vị chức năng trong một cơ chế phối hợp đảm bảo tính hợp lý, đảm bảo cho quá trình đổi mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Đồng bộ giữa nội dung và hoạt động đổi mới của trung tâm về công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT, phù hợp với giai đoạn hiện nay. Đồng bộ giữa khai thác và sử dụng tiềm năng hiện có, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Đồng bộ giữa công tác GD nhận thức với việc tạo mọi điều kiện về CSVC và hoạt động để nuôi dưỡng và phát triển tính tự giác tích cực của HS trong học tập và rèn luyện thân thể.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế, hiệu quả
Tính thực tế là một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong quá trình lựa chọn biện pháp, là kết quả của hoạt động nghiên cứu nhằm dự báo giá trị của
biện pháp đó thông qua sự kiểm nghiệm của thực tiễn. Vì vậy, quá trình đó cần tuân thủ một số vấn đề sau:
- Không vượt quá khả năng và tiềm lực của Trung tâm; có xuất phát điểm từ những tồn tại đang hiện hữu trong công tác tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho HS trên địa bàn huyện.
- Được chắt lọc từ những bài học kinh nghiệm; được lựa chọn để tác động có trọng điểm đến những tồn tại có tính cơ bản, hoặc khắc phục có hiệu quả những nguyên nhân chủ yếu.
- Phát huy được lợi thế của địa phương, hạn chế có hiệu quả những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực; luôn gắn liền với nhu cầu và khả năng thực hiện của HS, mang lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, được cộng đồng, nhà trường, gia đình HS công nhận, ủng hộ.
- Phù hợp với quy chế hoạt động của trung tâm, tận dụng được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, của các cơ quan chức năng về GD và TDTT.
3.2. Các biện pháp tổ chức phối hợp
3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của của TTVHTT&DL với Phòng GD-ĐT tổ chức các lớp năng khiếu TDTT cho học sinh
3.2.1.1. Mục đích
Nhận thức là yếu tố quan trọng đầu tiên của quá trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của công việc. Việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các lực lượng tham gia phối hợp nhằm tạo ra sự thống nhất giữa các lực lượng phối hợp về mặt nhận thức và trách nhiệm giữa các lực lượng để giáo dục năng khiếu TDTT cho HS.
Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục năng khiếu TDTT cho HS nói riêng.
3.2.1.2. Nội dung